Vết thương tạo ra trong phẫu thuật là vết thương hở, vết thương lành nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tổn thương và cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật. Cụ thể là ngay ở việc thay băng, vệ sinh vết thương hàng ngày.

Để bảo vệ tốt nhất vết mổ, bàn tay của bạn cần phải thật sạch sẽ khi thực hiện thủ thuật này. Đa số mọi người thường nghĩ rằng họ rửa tay đúng cách và hợp vệ sinh, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Tốt nhất là bạn nên thực hiện lần lượt và thật cẩn thận mỗi bước thay băng vết thương dưới đây.

Bước 1: Rửa tay và đeo găng tay trước khi thay băng vết thương sau phẫu thuật

Bạn sẽ bắt đầu và kết thúc bằng việc rửa tay thật kỹ, điều này cần phải được thực hiện để phòng ngừa sự nhiễm trùng. Rửa tay đúng cách là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ và làm giảm lây lan vi trùng.

Đừng quên đeo thêm găng tay để bảo vệ chính bạn và đặc biệt là cả người bệnh sau phẫu thuật nếu đây là trường hợp bạn thay băng cho một người khác. Bạn sẽ cần ba đôi găng tay cho thủ tục. Mang một đôi găng tay sạch sau khi rửa tay, sau khi tháo băng cũ và trước khi dùng một chiếc băng mới.

Kế hoạch thay băng chăm sóc vết thương sau phẫu thuật hàng ngày của bạn có thể thay đổi và trở nên thường xuyên hơn nếu vết thương bị bẩn hoặc ướt, trừ khi bác sĩ phẫu thuật của bạn đã hướng dẫn ngược lại.

Thực hiện các bước rửa tay theo đúng quy định

Bước 2: Tháo băng và vệ sinh vết thương sau phẫu thuật

Để tháo băng mà không gây đau đớn, đừng kéo băng ra khỏi da, thay vào đó hãy kéo da ra khỏi băng. Điều này giúp cho cơn đau được giảm thiểu và nhẹ nhàng hơn với vùng da mềm xung quanh vết mổ.

Nếu bạn thấy màu đỏ không chỉ ở vết mổ mà xuất hiện khắp nơi những vùng da tiếp xúc với băng, bạn có thể đổi sang một loại băng khác để sử dụng. Băng giấy là lựa chọn tốt bởi nó có ít gây kết dính với vết thương và cũng ít gây kích ứng da của bạn hơn các loại băng khác.

Một lần nữa, bạn phải rửa tay sau khi đã tháo băng bẩn, điều quan trọng là phải làm sạch tay một lần nữa trước khi chạm vào vết mổ. Băng và tay của bạn sẽ đều cả vi khuẩn vào thời điểm này vì vậy rửa lại là điều cần thiết.

Nếu bạn chuẩn bị tắm trước khi đặt băng lên vết mổ, bạn có thể rửa tay khi tắm trước khi rửa sạch vết mổ. Còn nếu bạn thay băng cho người thân, hãy tháo găng tay sau khi tháo băng vết thương, sau đó rửa tay và đeo găng tay mới. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn tiếp xúc vết mổ khi bạn làm sạch nó.

Làm sạch vết mổ có thể được thực hiện nước muối sinh lý hoặc cồn iod. Hãy chắc chắn sử dụng khăn sạch để làm sạch vết mổ và khăn lau sạch khác để lau khô vết mổ. Trong quá trình này, bạn không nên cọ rửa quá mức tại vết mổ, làm sạch vết khâu hay cố loại bỏ vảy. Sau đó để vết thương khô tự nhiên, không đặt miếng băng lên vết thương còn ẩm ướt trừ khi bạn thay băng ướt ướt thành băng khô.

Bước 3: Kiểm tra vết thương sau phẫu thuật

Đây là thời điểm tốt nhất để kiểm tra vết mổ của bạn xem có dấu hiệu nhiễm trùng nào xuất hiện hay không và để đảm bảo vết mổ được đóng kín. Vết mổ của bạn có thể có màu đỏ, nhưng nó sẽ bớt đỏ hơn khi lành, miệng vết thương khép dần lại, các mô liên kết với nhau gọn gàng và không còn vùng da bị hở. Bạn cũng nên kiểm tra xem có vết thương còn chảy máu hay có mủ trắng.

Tiếp theo, bạn phải rửa tay. Nếu bạn đang giúp đỡ ai đó, hãy tháo và bỏ găng tay, rửa tay và đeo một đôi găng tay mới. Điều này đặc biệt quan trọng nếu có dấu hiệu nhiễm trùng trong vết thương, nếu không làm sạch tay vào lúc này có thể khiến vi khuẩn truyền nhiễm vào vết thương sạch của bạn.

 

Bước 4: Thay băng mới cho vết thương sau phẫu thuật

Bây giờ bạn có thể đặt băng gạc sạch lên trên vết mổ. Nếu bác sĩ phẫu thuật của bạn đã kê đơn bất kỳ loại thuốc mỡ hoặc phương pháp điều trị đặc biệt nào khác thì đây là khoảng thời gian để áp dụng chúng. Bạn không sử dụng bất kỳ loại kem, bột hoặc chất tẩy rửa nào mà chưa thông qua ý kiến tư vấn của bác sĩ phẫu thuật, đặc biệt là tự ý dùng những cách thức truyền miệng trong dân gian. Điều này không những không đem lại kết quả tốt, ngược lại dễ khiến vết thương sau phẫu thuật trở nên trầm trọng và chậm lành hơn rất nhiều.

Nếu có thể, bạn hãy lấy băng ra khỏi túi đựng khi cần thiết và đặt chúng trực tiếp lên vết mổ. Tránh đặt băng vào bồn rửa hoặc trên bàn hay đặt lên bất kỳ một thứ gì khác mà không phải chính vết thương cần thay băng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự ô nhiễm từ băng vào vết mổ của bạn. Nếu bạn phải đặt băng sang một bên, cần đảm bảo rằng bạn để nó bên trong giấy gói sạch để giữ cho băng khỏi những bề mặt dễ bị ô nhiễm.

Nếu vết thương sau phẫu thuật chảy nhiều huyết tương (dịch màu vàng trong), bạn có thể cần phải đặt một vài lớp băng và lên kế hoạch thay băng thường xuyên hơn.

Sau khi vết thương được che lại hoàn toàn bằng băng, bạn có thể dán băng keo vào bốn cạnh cho đến khi băng kín và thêm một vài miếng băng keo nếu băng dày.

 Bước 5: Vứt bỏ băng vết thương sau phẫu thuật đúng cách

Nếu miếng băng cũ có máu hoặc miếng băng nhiễm trùng thấm từ vết thương của bạn, bạn nên gấp gọn băng và cả găng tay vào một chiếc túi trước khi đem vứt bỏ nó. Hãy chú ý không vứt băng ở thùng rác trong nhà hoặc nếu có thì bạn nên bỏ nó trong thùng rác có nắp đậy để tránh việc thú cưng kéo lại chiếc băng ra ngoài làm mất vệ sinh môi trường.

Chú ý làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ

Đừng quên rửa tay lần nữa!! Bây giờ vết mổ của bạn đã được che lại và băng bẩn của bạn đã được loại bỏ một cách an toàn, hãy rửa tay lần cuối. Lần vệ sinh tay cuối cùng này đảm bảo bạn có thể làm việc, hoạt động trong ngày mà không lây lan bất kỳ vi khuẩn hay nhiễm trùng nào trên băng cũ.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ khi bạn cần thay băng cho vết thương sau phẫu thuật. Thực hiện đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ và chăm sóc vết thương đúng cách, vết thương của bạn sẽ mau chóng lành lại và không gặp phải sự nhiễm trùng nào.