Cắt mí bị sưng và 5 sai lầm thường gặp
Tác giả:
Thu Trang
|
Tham vấn Y Khoa
|
Ngày đăng
14/10/2019
|
Lần cập nhật cuối:
07/11/2024
|
Số lần xem:
1277
|
Với các tác động hướng đến da và mô mỡ để tạo hình hai mí mà không gây ảnh hưởng tới thần kinh hay cấu tạo của mắt, cắt mí được coi là một tiểu phẫu phổ biến đạt tỉ lệ thành công cao. Tất nhiên, sau khi thực hiện cắt mí, vùng da chưa thể hoàn toàn hồi phục ngay lập tức mà sẽ cần một khoảng thời gian để thích nghi. Lúc này máu ở khu vực vết thương chưa lưu thông, tụ lại dưới da, chèn ép lên các mô xung quanh, từ đó xuất hiện sưng đau, bầm tím.
Giai đoạn sau tiểu phẫu với tình trạng trên cũng là một nỗi lo lắng cho bất cứ ai có ý định cắt mí, cũng như xuất hiện nhiều câu hỏi về tình trạng cắt mí mắt bị bầm tím và sưng phải làm sao. Vậy ở bài viết dưới đây sẽ mang tới giải thích cụ thể về hiện tượng cắt mí bị sưng kèm theo các sai lầm thường gặp nhưng dễ dàng mang lại nguy hiểm khi xử lý những vết sưng đau ấy.
Một hiện tượng thường thấy sau khi cắt mí
Dưới các tác động bởi các dụng cụ y tế kết hợp với các kỹ thuật được thực hiện trên vùng da nhạy cảm như ở mắt, hiện tượng sưng bầm tím mí mắt là điều dễ dàng hiểu được. Đây là một phần của quá trình sở hữu đôi mắt hai mí đẹp mà không phải nhờ di truyền. Ngoài biểu hiện sưng bầm, một số trường hợp tạm thời xảy ra như nếp mí không được tự nhiên, mắt không thể nhắm kín, có cảm giác vướng cộm. Thời gian sưng bầm và tồn tại những biểu hiện ấy bắt đầu sau 1 ngày kể từ khi vừa cắt mí, kéo dài cho đến 4 tuần tiếp theo, hoặc sẽ phải chịu đựng cơn đau lâu hơn nữa. Lý giải cho hiện tượng sau khi cắt mí bị sưng đau bầm tím mãi không khỏi phần nhiều được biết bởi phạm phải một số sai lầm trong thói quen chăm sóc sau tiểu phẫu. Hãy cùng khám phá 5 sai lầm phổ biến đã làm kéo dài thời gian phục hồi của đôi mắt là gì nhé.
Cắt mí bị sưng là tình trạng khá phổ biến
Sai lầm nghiêm trọng hay mắc phải khi cắt mí bị sưng
Biết được những sai lầm trong thói quen chăm sóc mí mắt sau khi nhấn và cải thiện lại ngay các hành động thực tế sẽ giúp rút ngắn thời gian sở hữu một đôi mắt quyến rũ và khoẻ mạnh.
1. Không giữ gìn vùng mới cắt mí
Sau khi cắt mí, vùng da vẫn còn nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Lúc này vùng mí mắt cần được chăm chút mỗi ngày để tránh khỏi bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập. Nguồn gốc của sự nhiễm trùng thường đến từ bụi bẩn ở môi trường xung quanh vết thương hay mồ hôi của cơ thể tiết ra trong khi hoạt động. Việc không giữ cho vùng mới cắt mí được sạch sẽ là nguyên nhân thường thấy nhất giải thích vì sao đôi mắt cứ sưng đau mãi không khỏi. Hãy rửa tay thật sạch với xà phòng, lau khô trước khi bắt đầu các thao tác chữa trị. Hàng ngày dùng khăn sạch hoặc gạc tiệt trùng thấm nước muối sinh lý để lau thật nhẹ nhàng vùng mí mắt. Không được để nước dính vào nơi vừa tiểu phẫu, bởi nước sẽ làm vết thương nhiễm trùng dễ dàng. Kế tiếp của việc lau sạch cần thường xuyên bôi thuốc sát trùng và tránh chạm tay nhiều vào vết thương.
2. Không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Cắt mí dù là một dạng tiểu phẫu vun đắp thêm vẻ đẹp ở đôi mắt, nhưng vẫn là một hình thức tác động tới bộ phận trên cơ thể dưới tình trạng là vết thương. Khi này cơ thể cũng cần được nghỉ ngơi để phục hồi và điều tiết mắt. Việc tiếp tục thực hiện các công việc hàng ngày, nhất là khi dùng lực hay phải sử dụng nhiều đến mắt nhìn sẽ khiến động vào vết thương, cũng như làm mắt bị mỏi mệt. Không sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, không cần đọc sách báo tạp chí hay cố gắng luyện nhìn cho rõ hơn. Trong vòng 48 giờ đầu mắt cần sự nghỉ ngơi hoàn toàn do vừa trải qua tiểu phẫu, sau đó vẫn dù có thể hoạt động nhưng vẫn cần có nhiều thời gian nghỉ dưỡng cho đến khi không còn cảm giác sưng đau hay bầm tím nữa. Cùng với đó tâm lý thoải mái lại càng tốt hơn cho đôi mắt tránh bị căng thẳng, giúp các tế bào được thư giãn và thay mới, hỗ trợ vết thương mau lành nhanh hơn so với người vừa nhấn mí luôn có tâm thế căng thẳng, lo lắng thường xuyên.
Nghỉ ngơi thư giãn giúp giảm bớt sưng đau do cắt mí
3. Không kiêng kỵ trong ăn uống
Nhiều người vẫn nghĩ sau tiểu phẫu cần ăn thật nhiều thực phẩm bổ dưỡng để thúc đẩy vết thương mau lành hơn. Tuy nhiên họ lại quên mất danh sách các món tuyệt đối không được sử dụng khi trên cơ thể đang có dấu hiệu của sưng đau bầm tím. Những món ăn không chỉ cần được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng còn không được chế biến từ rau muống, thịt gà, trứng, thịt bò, hải sản, đồ nếp, bởi những món ăn đó càng làm cho vết thương sau cắt mí bị sưng đau thêm, ngứa ngáy khó chịu, tăng khả năng bị mưng mủ nhiễm trùng hoặc làm vùng vết thương hình thành sẹo lồi, sạm da rất mất thẩm mỹ. Khi vừa thực hiện cắt mí, hãy ghi nhớ tránh các loại thực phẩm trên, thay vào đó ăn thật nhiều hoa quả tươi và rau xanh để bổ sung các nhóm vitamin C, K, E để kháng viêm, tiêu sưng, hỗ trợ sáng da, mau liền vết nhấn mí. Kể tên các loại thực phẩm luôn được bác sĩ khuyên dùng là cam, chanh, táo, kiwi, đu đủ, rau cải xoăn, xà lách, dưa chuột, măng tây, cần tây...
4. Không dùng đúng thuốc như chỉ định
Một việc đơn giản và cần thiết để vùng cắt mí bị sưng thuyên giảm nhanh chóng là uống thuốc đều đặn. Dùng thuốc theo đơn, đúng liều lượng, đúng thời điểm như bác sĩ chỉ định. Nhiều trường hợp thấy vết sưng gần khỏi lại ngưng thuốc, hoặc dùng thuốc mãi không tiến triển nên tự ý mua thuốc khác để uống hoặc bôi. Điều này là không nên vì sự chủ quan hoặc lo lắng lại càng khiến mắt không khỏi sưng đau và càng làm tăng mức độ khó trong việc điều trị dứt điểm.
5. Không tái khám thường xuyên
Bác sĩ sẽ cần nhìn tận mắt vết thương để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Sau khi cắt mí, đến thời điểm cần hẹn hãy sắp xếp thời gian để gặp bác sĩ, lắng nghe tư vấn và bày tỏ những điều chưa hiểu trong quá trình chăm sóc điều trị. Đôi khi những thay đổi bất chợt về sự tiến triển của vết thương mà sẽ khó nhận thấy nếu như không có chuyên môn, việc tái khám thường xuyên sẽ giúp phát hiện ra chúng và giải quyết kịp thời những nguy cơ ẩn chứa.
Trước khi quyết định nhấn mí, việc tìm hiểu sâu về những điều nên và không nên sau khi thực hiện tiểu phẫu sẽ đem lại nhiều lợi ích. Hoặc nếu chưa biết về những sai lầm thường gặp trong quá trình điều trị mà đã tiến hành cắt mí rồi, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc cải thiện vết thương thật hiệu quả và nhanh chóng.