Với tình hình tài chính cho phép và cả sự phát triển của công nghệ trong y học, việc phẫu thuật nâng mũi không có gì là xa lạ hay chứa đựng quá nhiều nghi ngại. Tuy nhiên, với bất kỳ phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng đều có xác suất nhỏ gặp phải các rủi ro khi thực hiện. Những điều không mong muốn sau khi nâng mũi có nhiều trường hợp xảy ra nhất là hiện tượng tụ máu, sưng bầm sau phẫu thuật. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nguyên nhân của việc sưng đau sau khi nâng mũi, các yếu tố ảnh hưởng cũng như biết được các cách để chống sưng sau phẫu thuật thật hiệu quả.

 

Tại sao mũi bị sưng sau khi phẫu thuật?

 

Khi thực hiện các thao tác bóc tách sâu dưới da và khâu bề mặt trong quá trình phẫu thuật sẽ làm các mạch máu bị tổn thương, máu không thoát ra được nên tụ lại dưới da gây sưng bầm. Đây cũng là hiện tượng dễ hiểu lúc hậu phẫu, nếu có sự để ý chăm sóc đúng mức thì sẽ chóng lành vết thương.

 

lam-the-nao-de-chong-sung-khi-phau-thuat-nang-mui

Làm thế nào để chống sưng khi phẫu thuật nâng mũi?

 

Diễn biến của các vết sưng bầm tím do nâng mũi thường theo 5 giai đoạn:

 

- Vết bầm có màu đỏ tươi giống màu máu do vừa phẫu thuật xong. Lúc này có thể còn thuốc tê nên chưa cảm thấy đau buốt nhiều. Đây là lúc cần sự chăm sóc hết sức nhẹ nhàng và đảm bảo vệ sinh vùng phẫu thuật thường xuyên.

 

- Sau 1-2 ngày các chất sắt tạo màu đỏ trong máu chuyển hoá làm vết bầm chuyển sang màu xanh dương hoặc đỏ tía. Bắt đầu cảm giác nhói và khả năng cao có hiện tượng sưng đau hơn. Thời điểm này cần áp dụng các phương pháp chống sưng giảm đau ngay chứ không nên chịu đau kéo dài.

 

- Khoảng 6-8 ngày tiếp theo vết bầm có màu xanh lá nếu như quá trình chăm sóc tốt. Vết thương có dấu hiệu phục hồi tích cực.

 

- Khi vết bầm đã xuất hiện được 10 ngày thì sẽ có màu vàng nâu

 

- Viết bầm sẽ dần trở lại màu da bình thường sau khoảng 2 tuần

Sau khi thực hiện phẫu thuật từ 14 đến 20 ngày, bạn sẽ sở hữu chiếc mũi cao đầy thu hút mà không còn phải bận tâm về vết bầm tím nữa. 

 

3 yếu tố ảnh hưởng đến độ sưng của mũi sau phẫu thuật

 

Khi phẫu thuật ắt hẳn sẽ có những băn khoăn về lý do ảnh hưởng đến độ sưng của mũi. Biết được những yếu tố quyết định đến việc sưng bầm thường gặp nhất sẽ giúp việc lên kế hoạch chăm sóc mũi sau phẫu thuật kỹ lưỡng và chống sưng đau hiệu quả hơn. 3 yếu tố lớn ảnh hưởng đến độ sưng của mũi sau phẫu thuật phải kể tới là:

 

- Lựa chọn cơ sở thực hiện phẫu thuật và bác sĩ có tay nghề cao là yếu tố vô cùng cần thiết. Tay nghề bác sĩ cao, kỹ thuật chính xác, vật dụng y tế sạch sẽ ngay từ ban đầu đã chống sưng giúp vùng mũi sau phẫu thuật, giảm phù nề cũng như loại bỏ rất nhiều băn khoăn khác. Quyết định lựa chọn  bác sĩ và cơ sở y tế phụ thuộc nhiều vào bản thân nên hãy thực sự tỉnh táo để gửi gắm khuôn mặt của mình nhé.

 

- Tuỳ đặc điểm của cơ địa: Với một số người sức đề kháng thấp, khả năng tự khôi phục vết thương yếu, nên thời gian cần thiết để lành lại vết thương lâu hơn người bình thường. Hoặc những người có cơ chế phục hồi đặc biệt lâu, theo dân gian gọi là có cơ địa “độc”. Khi người được phẫu thuật chẳng may gặp tình huống này thì nên chịu khó để ý chăm sóc vết thương kỹ hơn để chống sưng đau, phù nề trong thời gian dài chứ không nên chủ quan.

 

- Quá trình chăm sóc: Sau khi thực hiện nâng mũi việc quan trọng nhất là lưu tâm tới quá trình chăm sóc. Đây là bước giúp chống sưng, chống viêm và thúc đẩy thời gian để mũi lành lại nhanh chóng. Những đơn thuốc kèm hướng dẫn chăm sóc sẽ được phổ biến, càng làm đúng như lời bác sĩ chỉ dẫn bao nhiêu thì càng khiến mũi tránh được rủi ro và hướng tới vẻ đẹp hoàn hảo.

 

Cách chống sưng mũi sau khi phẫu thuật hiệu quả

 

Chăm sóc mũi như thế nào sau phẫu thuật để chống sưng, giảm đau, mau lành vết bầm tím chắc chắn các bác sĩ sẽ chỉ định kỹ càng, bên cạnh đó còn có một số phương pháp đơn giản có thể áp dụng ngay với chi phí cực thấp có thể tham khảo ngay dưới đây..

 

- Chườm lạnh: Dùng đá để chườm liên tục vào vết phẫu thuật ngay khi bắt đầu hiện tượng sưng bầm. Không dùng viên đá chườm trực tiếp mà cần quấn đá bằng khăn vải sạch. Mỗi lần chườm khoảng 10-15 phút, cách một giờ chườm một lần sẽ chống sưng hiệu quả. Đây là một trong những cách làm giảm sưng trên mặt hay sau phẫu thuật mũi. Lưu ý không được dùng dầu nóng để xoa hay tự ý bôi các hợp chất không theo chỉ định của bác sĩ sẽ dễ dẫn tới nhiễm trùng vết khâu sau phẫu thuật.

 

- Vệ sinh nhẹ nhàng: Sử dụng nước muối sinh lý để lau thật nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến hình dáng mũi cũng như giữ khu vực phẫu thuật luôn sạch sẽ. Vùng mũi sau khi vệ sinh nên được giữ khô ráo để mau chóng hồi phục.

 

- Chế độ dinh dưỡng: Để chống sưng, giảm đau, hạn chế bầm tím cho da và ngăn ngừa nhiễm trùng, cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin A như: gan bò, cá, rau lá xanh, bí ngô, khoai lang, cà rốt, dưa lưới, các sản phẩm từ sữa… Bên cạnh đó cũng cần tránh các thực phẩm có các chất làm vết thương mưng mủ, khó lành như thịt gà, đồ nếp, rau muống…

chong-sung-nho-bo-sung-vitamin-a-tu-thuc-pham

Chống sưng hiệu quả nhờ thực phẩm giàu vitamin A

 

- Uống thuốc: Dùng thuốc chống viêm tiêu sưng theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng để giúp vết bầm tan nhanh, chống sưng giảm viêm ở vết thương cũng như tránh để lại sẹo. 

 

Thường các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược sẽ lành tính và cũng là ưu tiên lựa chọn của các bác sĩ khi kê đơn. Ví dụ như Long Huyết P/H là sản phẩm của Đông Dược Phúc Hưng, có nguồn gốc hoàn toàn từ vỏ hoá gỗ của cây Huyết giác - một loại cây chỉ có ở các vùng núi, vách đá vôi dựng đứng. Huyết giác được biết đến như vị thuốc quý mà các thầy thuốc và võ sư dùng đặc trị nội thương, ngoại thương. Sản phẩm Long Huyết trị sưng giảm đau hiệu quả đối với các vết bầm tím lâu tan tại vùng mặt, giúp vùng sau phẫu thuật nhanh chóng lành lại và hạn chế lo lắng về sẹo xấu.