Tuy nhiên nhiều người sau khi phẫu thuật cho biết vùng da thịt bị sưng đau, bầm tím rất khó chịu. Điều này cũng đem lại không ít hoang mang cho những ai sắp tiến hành phẫu thuật hoặc các chị em đang có ý định làm đẹp bằng dao kéo. Bài viết dưới đây sẽ mang lại một góc nhìn về việc phẫu thuật, tại sao phẫu thuật xong lại hay gặp trường hợp tụ máu cũng như chia sẻ các cách nhằm giảm sưng sau phẫu thuật.

Tại sao sau phẫu thuật lại xuất hiện sưng tấy bầm máu?

Phẫu thuật nói chung sẽ sử dụng đến kim tiêm, dao kéo và các dụng cụ y tế để tác động lên vùng da thịt nhằm mục đích làm đẹp nhanh chóng. Những động tác luôn sâu dưới da để bóc tách mô hay khâu liền để rồi sau đó gây nên các vết bầm sau khi kết thúc quá trình phẫu thuật cũng là điều dễ hiểu. Khi ấy máu chưa lưu thông hoàn hoàn mà vẫn tụ lại dưới da, lâu dần tạo thành vùng bầm tím và có cảm giác đau khi chạm vào. 

8 mẹo làm tan bầm giảm sưng sau phẫu thuật

Đối với các vết sưng bầm sau khi phẫu thuật, phương pháp chữa trị cũng tương tự như lúc xử lý các vết tấy đau, tụ máu thông thường. Dưới đây là một số cách xử lý thông dụng đem lại hiệu quả khi muốn làm tan bầm, hãy cùng khám phá nhé.

Chườm lạnh

Dùng đá lạnh để làm giảm sưng tan máu bầm của vết thương khá phổ biến và có tác dụng ngay tức thì. Từ 1 đến 2 ngày sau phẫu thuật, nếu cảm nhận có dấu hiệu sưng đỏ, hãy tìm ngay vài viên đá bọc trong túi vải để chườm lên xung quanh vết thương. Không có túi vải có thể thay thế bằng khăn mặt sạch để bọc đá cũng có tác dụng tương tự. Sự mát lạnh của đá sẽ giúp các mạch máu chảy chậm hơn, gây tê nhẹ nên có cảm giác bớt đau. Như vậy cho thấy việc chống viêm và tiêu sưng vô cùng đơn giản chỉ với vài viên đá. Lưu ý nhỏ là tuyệt đối không được áp đá lên trực tiếp, bởi nếu làm thế sẽ dễ khiến vết thương bị bỏng lạnh.

dung-da-lanh-de-giam-sung-sau-phau-thuat

Dùng đá lạnh để giảm sưng sau phẫu thuật

Chườm nóng

Đừng vội xoa dầu lên vết khâu trong vòng 48 giờ đầu sau khi phẫu thuật, bởi chúng sẽ làm vùng bị bầm tím nghiêm trọng hơn, thậm chí xâm lấn vào vết thương gây xót đau, nhiễm trùng. Khi mới xuất hiện bầm tím tức mạch máu bị giãn nở và máu đang thấm nhiều ra các mô xung quanh, thời điểm này dùng dầu nóng để tác động là sai cách. Dầu nóng chỉ được dùng khi vết tụ máu có dấu hiệu sắp lành như vết bầm chuyển màu sang tím sẫm, chạm vào chỉ hơi đau, không có vết xước da nào còn xuất hiện. Lúc đó sức nóng của dầu sẽ làm vết bầm được xoa tan đi, giúp máu được lưu thông tốt hơn. Việc dùng khăn sạch thấm vào nước nóng để chườm lên vết thương cũng có công dụng và lưu ý về thời điểm tương tự.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Tránh vận động nhiều trong các công việc hàng ngày cũng làm giảm bớt áp lực mà vết bầm phải hứng chịu. Giúp các vùng bị bầm tím ở vùng mặt, tay hay chân được thoải mái hơn bằng cách lấy gối mềm kê cao lên. Tạm dừng vô vàn suy nghĩ về vết thương khi phẫu thuật để nghỉ ngơi giảm stress sẽ mang lại nhiều điều tích cực hơn đối với vết thương bị bầm tím sau phẫu thuật.

Tắm nắng

Đừng chỉ ở mãi trong nhà sau khi kết thúc phẫu thuật. Thời điểm vết thương đã khô máu và chuẩn bị lên da non, hãy dành ra từ 15 đến 30 phút mỗi ngày để tắm nắng. Không chỉ giúp làn da được hít thở, các tia nắng sớm sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin tốt hơn, khiến các mạch máu được thư giãn, nhờ đó đẩy nhanh quá trình làm tan tụ máu và giảm sưng. Thời điểm phù hợp để ra ngoài đón nắng là 6 đến 7 giờ sáng, ngoài ra cũng hãy tránh để da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng gắt trong thời gian dài quá 3 phút nhé.

Ăn nhiều hoa quả, rau xanh

Trong hoa quả và rau có đa dạng các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Việc thường xuyên nạp quả tươi và rau củ vốn đã giúp chống lão hoá và tăng sức đề kháng hơn rất nhiều. Sau khi vừa phẫu thuật, việc ăn nhiều hoa quả (đặc biệt là các loại quả có tính chua cung cấp vitamin C) và rau sạch (tốt nhất là loại rau có màu xanh đậm giàu vitamin K) càng giúp làm giảm sưng sau phẫu thuật, tiêu bầm và chống viêm tốt hơn. Chưa kể nhờ tác dụng từ rau củ quả sẽ khiến làn da sáng màu và mau liền sẹo.

hoa-qua-rau-xanh-giup-giam-sung-sau-phau-thuat

Giảm sưng sau phẫu thuật nhờ ăn nhiều các loại rau củ quả

Mát-xa nhẹ nhàng

Khi vết khâu bị sưng tím sắp lành lại hẳn, chỉ còn chút máu tụ lại và khi chạm vào không còn đau quá nhiều, hãy dùng phương pháp mát-xa nhẹ nhàng để làm tan bầm. Xoa theo vòng tròn xung quanh vùng phẫu thuật, tránh tác động thẳng lên vết khâu. Việc này khiến máu tụ dần dần được đẩy đi theo chiều xoa tay, kết quả là máu sẽ lưu thông hơn. Cũng có thể dùng kèm tinh dầu hoặc dầu nóng khi thực hiện cách này mỗi ngày.

Uống thuốc đúng loại, đúng giờ

Tuỳ từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cần phải uống những loại thuốc chống sưng viêm hay giảm đau nào. Nếu đã có đơn của bác sĩ, hãy ghi nhớ và sử dụng đúng các loại thuốc đó vào đúng thời điểm. Cùng với đó hãy tạm dừng tất cả các dạng thuốc khác đang sử dụng trước và sau khi phẫu thuật. Nếu bắt buộc phải dùng, hãy chia sẻ cùng bác sĩ trước để phân bổ thời gian và liều dùng hợp lý, tránh gây ảnh hưởng tới kết quả giảm sưng sau phẫu thuật.

Tái khám thường xuyên 

Trung bình mỗi tháng đều cần tái khám để bác sĩ nắm rõ được tình hình vết thương cũng như bản thân người vừa phẫu thuật được yên tâm hơn. Đừng nghĩ rằng ở nhà đã thực hiện tất cả các bước chăm sóc hay đã uống đủ thuốc là vết thương không còn vấn đề gì. Một chút bụi bẩn từ không khí, thay đổi thói quen sinh hoạt hay vết khâu tiến triển chậm hơn so với dự kiến cũng đều cần được bác sĩ giàu chuyên môn nắm rõ để điều trị phù hợp. Hãy sắp xếp thời gian và công việc để qua phòng khám thường xuyên bởi sức khoẻ là trên hết nhé.