Dù với tác động bởi đầu kim siêu nhỏ nhưng cũng gây áp lực lên môi, vậy nên sau khi xăm môi bị sưng cũng là những tình trạng thường xuyên gặp phải. Hãy cùng tìm hiểu rõ ràng hơn về các biểu hiện môi bị sưng sau khi xăm cũng các gợi ý làm giảm sưng môi cực nhanh chóng nhé.

Xăm môi bị sưng bao lâu thì hết?

Trong vòng 24 giờ kể từ lúc hoàn thiện xăm môi là bắt đầu có biểu hiện sưng. Tuỳ vào cơ địa từng người, tay nghề của bác sĩ, các công cụ được dùng để phun xăm cũng như các phương pháp chăm sóc môi mà trung bình thời gian sưng sẽ dao động trong khoảng 3 ngày đến 1 tuần. Sau 1 tuần mà môi vẫn chưa bớt sưng hay còn cảm giác đau nhói thì đặc biệt cần xem xét lại để tìm ra nguyên nhân, đồng thời tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ.

cach-lam-giam-dau-khi-xam-moi-bi-sung

Làm thế nào để giảm sưng sau khi xăm môi

Nên làm gì để giúp môi bớt sưng sau khi xăm?

Sau khi phun xăm thấy môi có những biểu hiện lạ như tê cứng, hơi buốt, nổi cộm thì đừng nên hoảng loạn, cũng như đừng vì ngại ngùng bởi giai đoạn xăm môi bị sưng mà từ chối cơ hội có một bờ môi luôn tươi tắn. Hãy áp dụng thật tốt các nguyên tắc sau để hạn chế môi sưng đau một cách tối đa nhé.

Chọn một cơ sở y tế uy tín

Để tránh việc sưng môi do nhiễm trùng hay xăm môi không cẩn thận gây tổn hại nhiều tới bản thân, hãy lựa chọn một cơ sở phun xăm uy tín ngay từ đầu. Đừng tin vào những lời quảng cáo, gói giảm giá khi xăm hay cam kết suông mà không có những dẫn chứng rõ ràng. Việc nghiên cứu và lựa chọn kỹ lưỡng không chỉ giúp tiết kiệm được chi phí cũng như giảm bớt căng thẳng khi xảy ra các trường hợp xấu mà bản thân không mong muốn, hãy đầu tư thêm thời gian để biết rõ về quá trình hoạt động, tiểu sử bác sĩ, công nghệ ứng dụng và cả những tư liệu về những ca phun xăm môi đã thực hiện thành công.

Uống nhiều nước để tăng sự đàn hồi

Nước giúp làn da có sự đàn hồi và mịn màng. Đối với vùng môi cũng vậy, khi cơ thể thiếu nước, môi cũng sẽ khô cằn và nứt nẻ. Đặc biệt khi vừa xăm môi, hãy cung cấp thêm nước cho cơ thể để tăng sự hồi phục nhanh chóng ở vùng nhạy cảm như môi, cũng như tránh để đôi môi vừa xăm đang sưng đau lại phải gánh chịu thêm nhiều tổn thương.

Tránh để nước dính vào vết xăm

Mặc dù cần bổ sung nhiều nước, nhưng đừng để nước uống hay nước sử dụng trong sinh hoạt đọng lại trên môi. Hãy dùng ống hút mỗi khi muốn uống nước. Mỗi ngày khi muốn vệ sinh vùng môi hay mặt hãy dùng khăn sạch chấm vào nước muối sinh lý để lau nhẹ nhàng. Tránh dùng các đồ trang điểm hay mỹ phẩm nói chung trong giai đoạn mới xăm môi để rồi làm tăng khả năng bị nhiễm trùng nhé. Nếu lỡ để nước dính vào vết xăm, cũng hãy lau lại bằng nước muối và bôi thuốc sát trùng để diệt khuẩn.

Chườm đá lạnh

Sưng môi khi xăm cũng có cảm giác tê đau và khả năng bị tụ máu như các vết thương thông thường. Hãy dùng nhiệt độ lạnh của đá để làm giảm cảm giác sưng đau khi môi đã có biểu hiện ổn định hơn sau xăm khoảng 3 ngày. Lấy một túi vải hoặc khăn sạch để bọc vài viên đá nhỏ, mục đích là ngăn không cho nước từ đá chảy ra dính vào vết xăm, cũng như tránh việc đá lạnh tiếp xúc trực tiếp gây bỏng cho môi. Chườm đá theo cách này khoảng 15 phút cách mỗi giờ chườm 1 lần. Sau 3 ngày tình trang xăm môi bị sưng sẽ có thay đổi, giảm đau, bớt sưng và tránh tụ bầm.

Dùng nhiều thực phẩm giàu vitamin C, K

Hãy chú ý đến dinh dưỡng sau khi xăm môi, bởi nhờ vào những nguồn vitamin có nguồn gốc từ thực phẩm sẽ giúp ích cho vết sưng rất nhiều. Trong hoa quả tươi và rau củ, nhóm vitamin C sẽ giúp ích trong việc chống viêm, tiêu sưng rất hiệu quả, còn nhóm vitamin Ksex giúp làm tan máu bầm, giảm đau, thúc đẩy quá trình phục hồi. Việc ăn nhiều hoa quả có tính chua như cam, kiwi, đu đủ, chanh, hay rau có màu xanh đậm như bắp cải, cải xoăn, măng tây, cần tây, hay kể cả dùng nước ép hoa quả trong thời gian đầu chưa thể ăn uống tự nhiên cũng rất tốt cho vết thương.

Kiêng các thực phẩm gây hại

Dù khi xăm môi bị sưng là một dạng vết thương nhỏ, nhưng vì ở vùng da nhạy cảm và cũng để tránh do chủ quan mà nghĩ vết thương này không cần kiêng kỵ gì trong ăn uống. Việc chọn lựa những nguồn thực phẩm dinh dưỡng và lành tính là rất cần thiết nhưng cũng đừng quên loại bỏ những món sau ra khỏi danh sách: rau muống, trứng gà (gây sẹo lồi), thịt bò (làm sẹo thâm), thịt gà (gây viêm nhiễm, sẹo xấu), gạo nếp (gây mưng mủ, sẹo xấu), hải sản, đồ tanh (tạo cảm giác ngứa, vết thương khó lành). Những món ăn được bác sĩ khuyên dùng sau khi xăm môi thường là thịt nạc heo, các loại rau củ xanh và hoa quả tươi.

Không dùng chất kích thích

Những chất kích thích nhìn chung đã không được khuyến khích khi cơ thể đang khoẻ mạnh, vậy nên khi vừa thực hiện xăm môi lại càng không cần đến sự xuất hiện của chúng.Tiếp tục đứng trong danh sách những sản phẩm không nên dùng trong quá trình điều trị xăm môi bị sưng chính là rượu, bia, thuốc lá, cà phê. Bởi những độc tố trong chúng sẽ làm vết thương bị tổn hại, tăng thêm khả năng bị viêm và kéo dài quá trình phục hồi.

xam-moi-bi-sung-khong-nen-dung-chat-kich-thich

Xăm môi bị sưng không nên sử dụng các chất kích thích

Uống Long Huyết sau xăm môi

Đối với những trường hợp bị chứng máu khó đông mà vẫn muốn xăm môi, hay sau khi xăm môi đã chăm sóc kỹ lưỡng mà quá 1 tuần vẫn chưa hết sưng đau thì có thể tham khảo dùng thêm Long Huyết trị sưng. Thành phần trong thuốc Long Huyết được bào chế từ cây Huyết giác - vị thuốc chuyên trị bầm tím, sưng đau thật nhanh chóng và hiệu quả được các bác sĩ tin dùng. Ngoài việc uống thuốc theo chỉ định ban đầu, nếu muốn đẩy nhanh quá trình lành vết thương do xăm môi bị sưng, hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Long Huyết trị sưng để nắm rõ được liều lượng, cách dùng cũng như thời gian sử dụng nhé.