Quá trình lành vết thương sau phẫu thuật và chế độ dinh dưỡng phù hợp
Tác giả:
Nguyễn Thu Trang
|
Tham vấn Y Khoa
|
Ngày đăng
20/08/2019
|
Lần cập nhật cuối:
07/11/2024
|
Số lần xem:
1024
|
Khi phải phẫu thuật bạn cũng đã vô tình làm tổn thương lớp da bên ngoài. Vì vậy để vết thương sau phẫu thuật mau lành thì bạn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Làn da của chúng ta luôn được coi như chiếc áo bảo vệ vô cùng đặc biệt. Nó vừa giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác động vật lý, hóa học của môi trường như nhiệt độ hay thời tiết vừa tránh sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Tuy nhiên khi phải phẫu thuật bạn cũng đã vô tình làm tổn thương lớp da bên ngoài. Vì vậy để vết thương sau phẫu thuật mau lành thì bạn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Quá trình liền vết thương sau phẫu thuật
Ngay sau khi tiến hành phẫu thuật, vết thương hở sẽ sản sinh ra cơ chế làm lành tự nhiên giúp hồi đắp phần da bị thương tổn. Quá trình liền vết mổ sau khi phẫu thuật thường trải qua 4 giai đoạn chính bao gồm: cầm máu, viêm, tăng sinh và cuối cùng là tái tạo.
Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng hay diện tích của vết mổ mà mỗi người có thời gian lành vết thương không giống nhau. Đặc biệt có những người sau khi vết thương sau phẫu thuật lành sẽ để lại sẹo hoặc không. Một chế độ chăm sóc không phù hợp có thể khiến vết thương tụ dịch sau phẫu thuật, vết mổ bị sưng.
Quá trình lành vết thương sau phẫu thuật
Giai đoạn 1: Cầm máu
Do sự ảnh hưởng của các tác động bên ngoài, vết thương chảy máu và các bó sợi collagen cũng bị tổn thương. Nhưng nhờ cơ chế tự bảo vệ của cơ thể sẽ kích thích khả năng hoạt động của tiểu cầu cũng như các yếu tố giúp dễ đông máu khác. Tuy nhiên trong một vài trường hợp khác, vết thương quá lớn hay quá sâu khiến cho các yếu tố đông máu không kịp hình thành sẽ gây tiếp tục chảy máu. Do đó, lúc này cần phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn quá trình chảy máu từ bên ngoài như băng bông, gạc y tế.
Giai đoạn 2: Viêm
Vết thương sau phẫu thuật sẽ trải qua quá trình viêm diễn ra trong khoảng 24 – 48 tiếng đồng hồ. Nguyên nhân là do sự can thiệp của các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ dọn dẹp những vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương. Khi cơ thể suy giảm hệ thống miễn dịch thì số lượng bạch cầu giảm mạnh dẫn đến tình trạng loại bỏ các yếu tố xâm nhập yếu và rất dễ gây suy yếu. Đây cũng được coi là một trong những thủ phạm chính làm quá trình làm vết thương sau phẫu thuật lành chậm hơn bình thường.
Giai đoạn 3: Tăng sinh
Sau khi phẫu thuật khoảng 2 ngày, vết thương bước vào giai đoạn thứ 3 là tăng sinh. Trong giai đoạn 3 này chính vết thương sẽ phát triển các tế bào gốc cấu tạo nên mạch máu, biểu bì... Giai đoạn tăng sinh thường diễn ra trong khoảng 7 – 14 ngày sau khi phẫu thuật. Đây được coi là khoảng thời gian giúp các tế bào phát triển trở lại để vết thương khép miệng và hạn chế tình trạng sẹo.
Giai đoạn 4: Tái tạo
Đây được coi là giai đoạn cuối của quá trình lành vết thương sau phẫu thuật. Nó không những giúp vết thương lành nhanh chóng mà còn quyết định đến hình dạng vết thương sau khi liền. Nếu như giai đoạn này diễn ra nhanh có thể làm cho vết thương hình thành sẹo lồi hay ngược lại.
Đặc biệt hơn nữa trong quá trình lành sẹo sau khi phẫu thuật có những yếu tố tác động khiến cho vết thương lâu liền hơn như:
Kích thước hay độ sâu của vết thương sau phẫu thuật. Với vết thương bị tác động gây dập nát nhiều, nhiễm khuẩn sẽ chậm lành hơn vết thương nhỏ và sạch.
Những người cao tuổi, mắc chứng đái tháo đường, tăng năng vỏ thận, tim mạch, hô hấp mãn tính, rối loạn đông máu, điều trị bệnh ung thư, người suy kiện, người thiếu chất... thì vết thương sau phẫu thuật sẽ lâu lành hơn.
Việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương sau phẫu thuật. Do đó, tốt nhất người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất đạm, kẽm, vitamin... chính là một trong những cách hiệu quả để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Chế độ dinh dưỡng làm lành vết thương sau phẫu thuật
Người bệnh thường cảm thấy mất nhiều sức và đau vết mổ sau phẫu thuật. Do đó, cần phải có phương pháp giúp giảm đau vết mổ cho bệnh nhân và giúp vết thương của bệnh nhân mau lành.
Theo đó chúng ta cần phải xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Một số loại thực phẩm sau đây tốt cho vết thương sau phẫu thuật nhanh lành như:
Chế độ dinh dưỡng tốt cho vết thương sau phẫu thuật
Thực phẩm giàu chất đạm
Để chăm sóc người bệnh sau khi phẫu thuật, cần xây dựng chế độ ăn uống với làm lượng chất đạm đầy đủ. Loại chất này có nhiều trong một số loại thực phẩm như heo, gà, hải sản... Đồng thời các axit amin từ thịt có liên quan trực tiếp đến quá trình làm liền mô biểu bì bị tổn thương.
Có thể nói các thực phẩm giàu protein rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên việc bổ sung quá mức lại dễ gây ra táo bón cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Bởi vậy, người bệnh nên bổ sung ở mức độ vừa phải, tránh lạm dụng để hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt hơn đồng thời giúp vết thương sau phẫu thuật nhanh chóng lành.
Thực phẩm giàu vitamin
Một phần không thể thiếu trong thực đơn của những người sau phẫu thuật đó chính là thức ăn giàu vitamin. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc cho người bệnh bổ sung nhiều rau củ quả giúp các vết thương mau liền sẹo cũng như tốt cho hệ tiêu hóa rất nhiều.
Việc bổ sung vitamin C từ trái cây cam, bưởi, chanh cùng các loại rau như rau ngót, dâu tây, kiwi... sẽ có tác dụng cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Mặt khác các loại thực phẩm này còn giảm nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả ở các loại vết thương sâu và khó lành.
Ăn đủ chất đường và các loại chất xơ cần thiết
Chất đường có trong các loại ngũ cốc như gạo, khoai, đậu hay bánh mì được coi là tốt cho vết thương sau phẫu thuật. Việc bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ, trái cây còn giúp cải thiện chức năng đường ruột và có tác dụng tốt trong quá trình làm lành vết thương sau khi tiến hành phẫu thuật.
Rõ ràng có thể nhận thấy việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho vết thương sau phẫu thuật là hết sức cần thiết. Chính những loại thực phẩm này sẽ giúp người sau khi phẫu thuật có được chế độ dinh dưỡng hợp lý đồng thời phục hồi sức khỏe nhanh nhất. Bên cạnh đó, để vết thương sau phẫu thuật nhanh lành bạn cũng nên bổ sung một số loại sữa năng lượng cao giúp chống phản ứng oxi hóa giúp cơ thể thải độc hiệu quả.
Trên đây là một vài thông tin về quá trình lành vết thương sau phẫu thuật và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Mong rằng chính những kiến thức này sẽ giúp bạn làm lành vết thương nhanh chóng và hiệu quả.