Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Hướng dẫn chăm sóc sau sinh mổ
Tác giả:
Hoàng Tuấn
|
Tham vấn Y Khoa
BS. Trịnh Thu Vân
|
Ngày đăng
19/03/2022
|
Số lần xem:
1063
|
Sinh mổ là phương pháp được sử dụng rất nhiều hiện nay, tuy nhanh chóng nhưng thời gian phục hồi của sản phụ sau sinh mổ lại lâu hơn sinh thường. Vậy sau sinh mổ bao lâu thì vết thương lành và mẹ phải chăm sóc vết thương sau mổ như thế nào để nhanh hồi phục, hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
- 1.Sinh mổ bao lâu thì vết thương lành?
- 2. Sau sinh mổ có nên sử dụng thuốc giảm đau không?
- 3. Sau sinh mổ nên ăn gì để nhanh khỏe?
- 4. Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh
- 4.1. Chăm sóc vết mổ sau sinh tại bệnh viện
- 4.2. Chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà như thế nào?
- 4.3. Hướng dẫn vận động sau sinh để vết mổ nhanh được hồi phục
- 5. Khi nào sản phụ sau sinh mổ cần đến bệnh viện thăm khám
1.Sinh mổ bao lâu thì vết thương lành?
Người ta thường ví quá trình đau đẻ đau như bẻ gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Với phụ nữ mổ đẻ, vết mổ rất dài và sâu nên sau khi hết thuốc mê, mẹ sẽ cảm thấy đau đớn vô cùng. Nếu không kiêng khem cẩn thận, vết mổ không chỉ lâu hồi phục mà còn có thể bị nhiễm trùng và để lại những hậu quả về lâu về dài.
Nếu sinh thường, mẹ bầu sẽ ở lại viện khoảng 1 ngày để được theo dõi và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, với những ai phẫu thuật sinh mổ thì sản phụ sẽ ở lại viện lâu hơn, từ 3-4 ngày để được chăm sóc vết mổ sau sinh.
Tùy theo cơ địa, sinh con lần đầu hay lần 2, lần 3 hoặc kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sau sinh của từng người mà thời gian vết mổ lành lại sẽ khác nhau. Hầu hết nếu biết chăm sóc đúng cách và không có vấn đề gì xảy ra thì vết mổ sẽ hồi phục sau 6 tuần được nghỉ ngơi hợp lý.
Trong đó, chế độ chăm sóc sau sinh là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến thời gian hồi phục vết mổ. Nếu được chăm sóc tốt, nghỉ ngơi nhiều, vận động nhẹ nhàng đúng cách thì việc hồi phục vết mổ của bệnh nhân có thể diễn ra nhanh chóng hơn. Ngược lại, nếu không được chăm sóc đúng cách còn có thể gây ra nhiễm trùng vết mổ khiến sản phụ gặp rủi ro về sức khỏe và thời gian bình phục sẽ lâu hơn rất nhiều.
Các mẹ bầu nên tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết mổ. Các bác sĩ sản khoa hay khuyên nên kiêng cữ trong khoảng 42 ngày (6 tuần) sau khi sinh mổ là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu càng kiêng cữ được lâu thì sau này mẹ sẽ không cảm thấy đau nhức mỗi khi trái gió trở trời.
2. Sau sinh mổ có nên sử dụng thuốc giảm đau không?
Có nhiều mẹ bầu không biết sau sinh mổ bao lâu thì hết đau nên đã nghe theo kinh nghiệm truyền miệng là nên dùng thuốc giảm đau ngay sau sinh để nhanh khỏi. Tuy nhiên, vấn đề có nên sử dụng thuốc giảm đau sau sinh hay không hoặc dùng loại thuốc giảm đau nào sau sinh cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp sản phụ được gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng thì bác sĩ có thể sẽ tiêm một vài loại thuốc có tác dụng giảm cơn đau đến 24 giờ sau. Ngoài ra, tùy thuộc vào cơn đau ở sản phụ mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc có chứa thành phần giảm đau để giúp sản phụ cảm thấy thoải mái hơn sau ca vượt cạn.
Sản phụ sau sinh mổ nếu không có chỉ định của bác sĩ thì tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau bởi điều này có thể gây ra các tác dụng phụ và khiến mất sữa hoặc tắc sữa rất nguy hiểm.
Thay vì sử dụng thuốc giảm đau thì có thể vận động nhẹ nhàng để giúp co bóp tử cung, giảm đau nhanh và có tác dụng tốt trong việc phục hồi sức khỏe. Các sản phụ sau sinh mổ đều nhận được lời khuyên nên cố gắng ngồi dậy và tập đi lại sau 24 giờ để giúp làm giảm áp lực trong ổ bụng, bớt cơn đau và tăng lưu thông máu.
3. Sau sinh mổ nên ăn gì để nhanh khỏe?
Trong khoảng 6 giờ đầu sau sinh, chị em chỉ nên uống nước,… đến khi cơ thể bắt đầu có thể “xì hơi” được thì mới bắt đầu ăn cháo loãng và một số món ăn mềm khác.
Chế độ dinh dưỡng của sản phụ sau sinh mổ cần phải đảm bảo đầy đủ các chất mới có thể cung cấp đủ năng lượng và giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. Sản phụ không cần thiết phải kiêng khem quá nhiều thứ mà hãy duy trì thói quen ăn uống lành mạnh giống thời kỳ mang thai, các thực phẩm giàu vitamin C, protein, sắt... rất tốt cho cơ thể trong giai đoạn này.
Một số thực phẩm sản phụ sau sinh mổ có thể lựa chọn như: thịt gà, trứng, thịt bò, các chế phẩm từ sữa, cam, dâu tây, bưởi, đu đủ, dưa hấu, hoa quả, ngũ cốc... Đặc biệt, sau sinh cơ thể mất đi một lượng nước đáng kể, do đó cần phải bổ sung nước đầy đủ để ngăn ngừa táo bón và mất nước sau sinh.
Tránh những thực phẩm dễ gây táo bón, những thực phẩm có tính hàn khiến cho vết mổ lâu lành hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Không nên ăn những thực phẩm có nguy cơ gây mủ hoặc tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi như rau muống, thịt gà, lòng trắng trứng, các đồ chế biến từ gạo nếp,…
4. Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh
4.1. Chăm sóc vết mổ sau sinh tại bệnh viện
Sau khi sinh, các sản phụ sẽ được nhân viên y tế hỗ trợ vệ sinh vết mổ hàng ngày để đảm bảo vết mổ luôn sạch sẽ, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các bà mẹ sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, thuốc co hồi tử cung và thuốc giảm đau. Thời gian này, sản phụ cần hết sức cẩn trọng và lưu ý giữ gìn vết mổ và đặc biệt, không nên tự tháo băng che vết mổ và không làm ướt gạc,…
Sau khoảng 2 đến 3 ngày, nếu vết mổ của bạn bắt đầu khô hơn, không xảy ra tình trạng sưng đau hoặc chảy dịch, thì có thể để hở vết thương, không nhất thiết phải băng kín. Nếu bạn vẫn thấy đau do vết mổ, có thể liên hệ với các bác sĩ. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ giúp bạn kê một số loại thuốc giảm đau phù hợp.
Trong những ngày đầu sau mổ, sản phụ cần lưu ý đến vấn đề giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Chị em nên dùng loại khăn mềm để lau người, lau thật sạch sẽ vùng da xung quanh vết mổ để tránh nhiễm trùng. Đặc biệt lưu ý không chạm vào vết mổ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
4.2. Chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà như thế nào?
Sản phụ sinh mổ có thể được chỉ định ở lại viện từ 4 đến 5 ngày để theo dõi. Nếu vết mổ đã khô và ổn định, chị em sẽ được trở về nhà và chăm sóc tại nhà. Trong thời gian này, chị em cần lưu ý, không được gãi vào vết mổ dù có phản ứng ngứa, cũng tuyệt đối không được sờ tay vào vết mổ. Có thể tắm rửa nhưng cần dùng khăn sạch để lau khô vết mổ. Cụ thể, sản phụ cần chú ý những điều sau:
Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, đặc biệt luôn rửa tay sạch sẽ, tốt nhất không nên chạm vào vết mổ.
Có thể tăm nhưng không nên tắm quá lâu, không nên tắm bồn để tránh tình trạng vết thương bị ướt.
Lựa chọn loại khăn thấm có chất liệu tốt, mềm và sạch để thấm khô vết mổ sau khi đã tắm xong.
Nên để vết mổ khô thoáng. Bạn có thể lựa chọn dung dịch betadine, povidine 10% để vệ sinh vết mổ tại nhà.
4.3. Hướng dẫn vận động sau sinh để vết mổ nhanh được hồi phục
Sau sinh mổ, sản phụ cần nghỉ ngơi nhưng không có nghĩa là bạn chỉ nên nằm một chỗ. Các chuyên gia khuyên rằng, sản phụ sau sinh cần phải vận động sớm. Vận động một cách nhẹ nhàng sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và khiến vết mổ nhanh lành, đồng thời giảm nguy cơ bị dính ruột, cơ thể chị em cũng sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn và hồi phục nhanh hơn.
Một số bài tập nhẹ nhàng ngay tại giường sau mổ cũng rất hữu ích. Sau đó, chị em bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng, chẳng hạn tập ngồi dậy và có thể ra khỏi giường. Đến ngày thứ 3, chị em có thể bắt đầu đi lại nhẹ nhàng trong phòng và hoạt động sinh hoạt bình thường.
Sau sinh khoảng 4 đến 6 tuần, các sản phụ có thể tập thể dục bình thường.
4.4. Phụ nữ sau sinh mổ có nên uống thuốc Long huyết P/H để nhanh lành vết thương
Thuốc Long huyết P/H là một sản phẩm hàng đầu, được sử dụng giúp tan bầm tím, giảm phù nề, sưng đau, mau lành vết thương. Long huyết P/H cũng được sử dụng rất nhiều trong các trường hợp giúp phục hồi nhanh sau phẫu thuật, phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, nhiều người phân vân không biết Long huyết P/H có sử dụng được cho phụ nữ sau sinh hay không?
Trên thực tế, Long huyết P/H được các bác sĩ chỉ định kê rất nhiều cho phụ nữ sau sinh để nhanh lành vết thương. Sử dụng Long huyết P/H từ sớm giúp vết mổ nhanh lên da non, chống viêm, chống nhiễm khuẩn, rút ngắn thời gian hồi phục, giúp mẹ bầu nhanh có sức khỏe để chăm sóc bé và trở lại nhịp độ sinh hoạt bình thường.
Long huyết P/H có mặt trên hầu hết các hiệu thuốc lớn toàn quốc, được các bác sĩ kê đơn ở nhiều bệnh viện lớn như Thu Cúc, BV Sản An Thịnh và các bệnh viện đa khoa trên nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước.
5. Khi nào sản phụ sau sinh mổ cần đến bệnh viện thăm khám
Xuất hiện tình trạng đau bụng, đau dữ dội ở vết mổ dù bạn không chạm vào vết mổ
Nếu vết mổ có tình trạng sưng tấy, hoặc nóng rát, ngứa nhiều, chảy mủ,… thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng vết mổ. Trong trường hợp này cần đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Sốt cao trên 38,5 độ cũng cần đến viện để kiểm tra sức khỏe.
Tình trạng sản dịch có mùi hôi thì rất có thể là do nhiễm trùng hậu sản.