Nhiều người tưởng rằng vết bầm tím nhỏ sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng gì, nhưng trên thực tế nó lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ngoại hình, giao tiếp. Thời gian trung bình cho 1 vết bầm tím tan hoàn toàn, ít nhất từ 10-14 ngày trở lên.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tan bầm tím tại nhà, trong đó nổi bật là 16 phương pháp dưới đây.

  1. Thuốc thảo dược Long huyết P/H

Long huyết P/H là sự lựa chọn đầu tay của các bác sĩ trong các trường hợp bị sưng đau, bầm tím, phù nề, chấn thương. Dùng cho người sau va đập, té ngã, bị đòn, tai nạn lao động, giao thông, luyện tập thể thao; vết thương hở, vết loét, sau phẫu thuật xương khớp, thẩm mỹ,...

Thuốc long huyết ph là thảo dược tan vết bầm tím nhanh nhất

Thuốc Long huyết P/H là thảo dược được nhiều người sử dụng làm tan vết bầm tím nhất hiện nay

Sử dụng Long huyết P/H ngay từ sớm, giúp tan bầm tím, giảm sưng đau, giúp vết thương nhanh lên da non, đồng thời ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giảm nguy cơ kháng kháng sinh. Bởi vậy, mỗi gia đình nên dự trữ sẵn Long huyết P/H trong tủ thuốc gia đình phòng khi cần dùng.

  1. Chườm đá

Chườm đá lên vết bầm ngay sau khi bị thương giúp vết bầm tan nhanh hơn. Nhiệt độ lạnh từ túi đá khiến máu ở khu vực đó lưu thông chậm hơn, làm giảm lượng máu chảy ra khỏi mạch.

Không chườm đá trực tiếp lên vết bầm mà hãy bảo vệ da bằng cách quấn đá trong khăn mỏng. Lấy đá ra sau khoảng 10 phút, vì để quá lâu có thể gây hại cho da. Có thể chườm đá lên vết bầm nhiều lần trong ngày.

Nếu không có đá trong tủ đông, hãy lấy một túi đậu Hà Lan đông lạnh. Đặt cả túi lên vết bầm trong 10 phút mỗi lần để giảm đau, giống như chườm đá.

  1. Chườm nóng

Nhiệt làm tăng lưu lượng máu và có thể giúp làm tan vết bầm. Chườm nóng chỉ thực hiện 48 giờ sau khi vết bầm xuất hiện, hãy đặt một miếng gạc ấm lên đó vài lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn nước nóng để giảm đau và thư giãn cơ.

Chườm lạnh hoặc chườm nóng, quấn chắc và nâng cao vị trí vết bầm sẽ giúp chấn thương nhanh hồi phục.

  1. Nghỉ ngơi

Hãy dừng hoạt động đang làm khi bị thương, tránh để vết bầm trở nên tồi tệ hơn. Nếu bị đá vào chân trong một trận bóng đá, hãy rời khỏi sân ngồi nghỉ ngơi. Điều này làm chậm lưu lượng máu đến vết bầm.

Không nên xoa bóp chỗ đau khi nghỉ ngơi vì điều này có thể làm vỡ nhiều mạch máu dưới da hơn và khiến vùng bị bầm tím lan rộng hơn.

16 cách làm tan vết bầm tím nhanh nhất hiện nay

Không nên vận động quá mạnh khi có vết bầm tím

  1. Nằm cao

Sau khi bị thương, hãy nâng cao vị trí bị bầm lên cao hơn tim. Thủ thuật này sử dụng trọng lực để giúp cho vết bầm không lan ra lớn hơn. Khi vết đau ở dưới mức tim, máu ở đó dễ đọng lại hơn, điều này có thể làm cho vết bầm lớn hơn. Khi chỗ đau được nâng lên cao, lượng máu sẽ chảy về tim nhiều hơn.

  1. Nén

Nén là cách tạo áp lực lên vùng bị thương, có thể giúp làm dịu vết sưng do vết bầm gây ra. Tốt nhất nên dùng băng thun và quấn vùng bị bầm một cách chắc chắn nhưng không quá chặt.

  1. Thuốc giảm đau

Cơn đau sẽ giảm đi khoảng 3 ngày sau khi bị bầm tím. Trong khi đó, nếu vết bầm đau hoặc sưng lên, có thể dùng thuốc không kê đơn để giảm đau. Một số thuốc giảm đau có thêm làm tăng chảy máu một chút, đặc biệt là ở bệnh nhân cao tuổi hoặc những người đã điều trị loãng máu.

  1. Dứa

Một nhóm enzym được tìm thấy trong dứa, có thể giúp vết bầm tím biến mất nhanh hơn.

Dứa có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các vết thương bầm tím. Người ta tìm thấy trong quả dứa rất giàu hoạt chất Bromelain.

Hợp chất này có đặc tính chống viêm nên giúp giảm đau, giảm sưng do vết bầm. Chúng ảnh hưởng đến quá trình đông máu bằng cách tiêu sợi huyết, ức chế quá trình tổng hợp fibrin, một loại protein liên quan đến quá trình đông máu.

Ngoài công dụng giúp làm dịu vết máu bầm trên bề mặt da và ngăn máu đông. Bromelain còn hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương, cải thiện tuần hoàn máu.

Đồng thời, dứa chứa hàm lượng vitamin C cao. Đây là một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp hỗ trợ quá trình thúc đẩy sản xuất Collagen cho da.

  1. Nha đam

Loại cây này có vitamin, khoáng chất và các enzym giúp làm dịu và dưỡng ẩm cho da. Nó được sử dụng để điều trị nhiều loại tình trạng da, bao gồm cả vết thâm.

Nha đam có tác dụng làm tan nhanh vết bầm tím

  1.  Vitamin K

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phytonadione, hoặc vitamin K1, có thể tăng tốc độ chữa lành vết bầm tím.

  1.  Nghệ

Biện pháp đánh tan vết bầm tím tiếp đơn giản tại không thể thiếu đó là nghệ. Nghệ chứa hàm lượng chất curcumin cao. Hoạt chất curcumin có khả năng chống viêm, hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương cực kỳ tốt.

Ngoài ra, nghệ còn được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc da hiệu quả như: xóa sẹo, làm mờ vết thâm,…được rất nhiều chuyên da khuyên dùng.

Cách thực hiện cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần một củ nghệ xay nhuyễn hoặc đập dập lấy nước, thoa nhẹ trực tiếp lên trên vùng da bị thâm tím. Kiên trì thực hiện cách làm này vài ngày, bạn sẽ thấy vết bầm ngày một mờ dần đi trông thấy.

  1. Trứng luộc

Không chỉ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, trưng gà khi luộc lên còn được biết đến như một cách làm tan vết bầm tím.

Khi lăn trực tiếp quả trứng ấm lên vùng da bị bầm, hơi ấm sẽ lan tỏa xung quanh, làm máu huyết lưu thông một cách dễ dàng, nhờ đó các vết bầm tím cũng nhanh chóng mất đi.

Cách làm này đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, nguyên liệu bạn chỉ cần 1 quả trứng gà luộc chín, để âm ấm rồi lột sạch vỏ, lăn trực tiếp lên vết tím bầm.

Thực hiện cách làm này mỗi ngày vài lần và duy trì trong vài ngày tiếp theo để đạt được cải thiện hiệu quả giảm đau, giảm bầm tím.

  1.  Mùi tây

Mùi tây là loại thảo dược chứa nhiều vitamin C, Flavonoid, luteolin. Các chất trên có công dụng chống viêm hiệu quả. Đối với những vết thương bầm tím hoặc vết cắt,... bạn có thể sử dụng một nắm mùi tây, rửa sạch để ráo nước, xay nhuyễn ép lấy nước bôi lên trực tiếp khu vực da bị bầm, hoặc bạn có thể đắp trực tiếp cả bã rau mùi tây lên trên.

Để yên từ 15-20 phút, thực hiện duy trì trong vài ngày, để vùng da bầm tím tan nhanh chóng.

  1.  Bắp cải

Các bạn có biết, trong bắp cải chứa nhiều vitamin C và K thúc đẩy chữa lành vết thương. Chỉ cần tách các đường vân ở vài lá bắp cải và ngâm chúng trong nước nóng, sau đó áp các dải bắp cải vào vết bầm tím. Nếu bạn bị đau thường xuyên, hãy thêm món dưa cải bắp hoặc bắp cải lên men trong chế độ ăn uống của mình.

  1.  Hành

Hành tây là loại thuốc giảm đau tự nhiên. Đắp trực tiếp một củ hành tươi đã được cắt lát trộn với muối vào vết bầm. Cách làm đơn giản này giúp xóa bỏ các vết thâm tím nhanh chóng.

  1.  Trà túi lọc

Cả trà xanh và trà đen rất giàu tannin giúp thu nhỏ mô sưng và mạch máu. Các bạn chỉ cần nhúng một túi trà vào nước nóng, sau đó áp nó vào vết bầm tím.

Qua bài viết trên, có thể thấy rằng có rất nhiều biện pháp tan nhanh vết bầm tím tại nhà. Tuy nhiên, các phương pháp chườm lạnh, chườm nóng, chườm thảo dược chỉ là phương pháp tác động tạm thời bên ngoài. Dù các phương pháp này có hiệu quả nhưng phải áp dụng đúng thời gian và chúng chỉ có thể áp dụng cho những vết bầm tím nhỏ, không đi kèm vết thương hở. Đối với những vết bầm tím ở diện rộng, có vết thương hở, không nên áp dụng các phương pháp này vì có thể gây phản tác dụng, tăng khả năng nhiễm khuẩn, làm tình trạng bầm tím sưng nề diễn tiến khó kiểm soát hơn.

Thực tế lâm sàng đã chứng minh, để tan bầm tím nhanh chúng ta cần sử dụng phương pháp tác động an toàn từ bên trong, đó là sử dụng thuốc thảo dược Long huyết P/H ngay từ sớm. Phương pháp này có thể giúp rút ngắn tình trạng bầm tím từ 2 tuần xuống chỉ khoảng từ 3-5 ngày.

THANH HÀ.