Ngay sau khi va chạm, dù không thấy chảy máu ra ngoài nhưng những khoảng tím xuất hiện do các mao mạch tại vùng bị tổn thương đã vỡ nên mới gây ra các vết máu bầm. Ngoài việc đem lại vết sưng tấy rất khó chịu còn gây mất thẩm mỹ, đặc biệt ở vùng da mỏng hoặc sáng màu. Nhiều trường hợp vết thương là vùng tụ máu lâu ngày khiến vết bầm tím cứ tồn tại cùng cơn đau dai dẳng nếu như không được kịp thời chữa khỏi. Vậy làm sao để tan máu bầm? Nhằm giảm nỗi lo lắng về các tụ máu bầm cũng như trả lời câu hỏi về những cách làm để xoá bỏ các vết bầm trên cơ thể, hãy cùng khám phá 7 nguyên liệu cực dễ kiếm trong nhà giúp nhanh chóng loại bỏ các tụ máu bầm thông qua bài viết dưới đây.

Sử dụng đá lạnh giúp vết thương dễ chịu hơn

Ban đầu người bị thương có thể chưa thấy cảm giác đau hoặc bắt đầu hơi nhói sau khi va chạm, lúc này nếu ngay lập tức dùng đá lạnh chườm vào vùng vừa bị tác động sẽ khiến các mao mạch co lại, bên cạnh đó đá còn làm ức chế hoạt động các tế bào thần kinh và tế bào cơ ở vùng bị tổn thương. Điều này sẽ hỗ trợ giảm đau, giảm sưng tấy rất hiệu quả, cũng như ngăn ngừa nguy cơ bị sưng huyết tại vị trí vết thương. Khi vết thương xảy ra trong vòng 72 giờ đầu tiên cần được chườm lạnh nhanh chóng để có kết quả tốt nhất.

Cách dùng đá lạnh để giảm sưng và làm tan máu bầm rất đơn giản, người bị đau lấy vài viên đá nhỏ để trong túi vải hoặc cuốn đá trong chiếc khăn mặt, đặt túi đá áp lên vết bầm khoảng 1 phút rồi chuyển sang các vùng xung quanh, lặp lại như vậy đến khi cảm thấy bớt đau nhói. Lưu ý không áp trực tiếp viên đá lên vết bầm hoặc di túi đá liên tục quanh vùng bị đau. Hãy để vùng tụ máu được chườm lạnh trong khoảng thời gian nhất định, cũng như không để vết bầm được chườm đá quá lâu. Chườm đá liên tục trong ngày từ 5 đến 7 lần, mỗi lần 5 đến 10 phút, cách nhau khoảng 1 giờ đồng hồ là vừa phải.

 Chườm đá lạnh giúp tan máu bầm

Chườm đá lạnh giúp tan máu bầm

Trứng gà luộc làm tan máu bầm nhanh chóng

Sau khi chườm lạnh xong thì có thể chườm nóng để đẩy nhanh quá trình biến mất máu bầm. Một trong những cách phổ biến khi muốn chườm nóng để chữa vết bầm là sử dụng trứng gà. Khi chẳng may xuất hiện vết bầm tím, hãy tìm và luộc một quả trứng gà, nhân lúc trứng còn nóng thì áp lên vùng còn tụ máu. Không cần bóc vỏ trứng mà cứ lăn đi lăn lại như vậy trong vòng 5 phút. Điều thú vị là những tụ máu bầm ở vết thương sẽ được hút trực tiếp vào quả trứng khiến lòng đỏ trứng đổi màu, đồng nghĩa với việc vết bầm sẽ thuyên giảm đáng kể, nhất là vùng tím bầm ở quanh mắt.

Hãy duy trì luộc mỗi ngày một quả, dùng từ 2 đến 4 quả trứng gà nóng đến khi không còn cảm giác đau nhói nữa là đã hoàn tất quá trình làm tan máu bầm rồi nhé.

Dầu nóng làm giảm sưng đau khi bị bầm tím

Ngoài việc dùng trứng gà để hút máu bầm thì sử dụng dầu nóng để làm giảm đau cũng khá quen thuộc với những người hay đau nhức. Dầu nóng giúp các mạch máu được giãn nở, và khiến máu được lưu thông trở lại. Đừng vội vàng khi vừa chấn thương đã tìm chai dầu để xoa ngay bởi vết bầm khi ấy dễ có khả năng tiếp tục bị sưng tấy hoặc nhiễm trùng nặng . Vẫn cần ghi nhớ chỉ dùng dầu nóng sau khi đã qua bước chườm lạnh. Cảm giác ấm nóng từ dầu khi được chườm đúng thời điểm sẽ phát huy toàn bộ tác dụng, giúp người bị thương thấy dễ chịu hơn rất nhiều cũng như đẩy nhanh quá trình làm tan máu bầm.

Hẹ có làm tan máu bầm hay không?

Việc dùng hẹ để chữa đau khi bị va đập có lẽ quen thuộc hơn với người hay sử dụng các bài thuốc dân gian. Theo ông bà ta truyền lại, với các vết thương bị bầm tím thì lấy lá hẹ tươi từ khoảng 50g đến 100g, đem hẹ đi rửa sạch, sau đó giã thật nát, tiếp đó trộn với 10g đường đỏ. Dùng hỗn hợp trên đắp vào vết thương. Mỗi ngày đắp thay mới hỗn hợp một lần. Cũng có thể dùng rễ hẹ tươi khoảng 50g đem rửa sạch, cũng giã nát ra và đảo trên chảo nóng với 100 ml cồn 90 độ. Đắp thành phẩm vào vết thương, mỗi ngày đắp 3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút. Hai cách sử dụng hẹ tươi như trên đều đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Dùng nghệ để làm mờ vết thâm tím

Không chỉ là một loại gia vị, nghệ chính là một vị thuốc có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng làm lưu thông mạch máu, rất hữu ích trong việc làm tan các ứ máu bầm và giảm đau. Nghệ tươi cũng được phát triển trong các bài thuốc đơn giản nhưng có tác dụng khá nhanh, điển hình như là: Chọn ra 1 đến 2 củ nghệ tươi, cùng với đó phèn chua lấy lượng vừa đủ dùng tuỳ vào vùng bị bầm tím, giã nát hai thứ trên mà đem xoa bóp. Các vết thương bị bầm dập, nhất là do bị ngã ở vùng đầu gối, sẽ nhanh chóng giảm sưng, ngoài ra khi sử dụng kịp thời bài thuốc trên còn tránh để lại sẹo.

Làm tan máu bầm bằng nghệ tươi

Dùng nghệ tươi sẽ làm mờ vết thâm tím và không để lại sẹo

Dứa cũng có thể loại bỏ vệt máu bầm

Theo nghiên cứu khoa học, trong loại quả mang tính mát như dứa có một chất tên Brome Lain chuyên làm giảm đau và thúc đẩy việc sản xuất các mô mới trên da, giúp vùng đang tụ máu mau chóng lành lại khi bị thương. Nếu muốn làm tan bầm hãy cắt một lát dứa, thoa nhẹ nhàng lên vết thương trong vòng 10 đến 15 phút sẽ cảm nhận ngay sự dịu mát. Mỗi ngày đều thoa lát dứa như vậy, vết máu bầm cùng cơn đau nhức sẽ dần biến mất.

Những thức uống đẩy nhanh quá trình tan máu bầm

Ngoài việc điều trị ngoài da, các tác động từ bên trong cũng cải thiện tích cực tình trạng của vết bầm tím. Những thực phẩm giàu vitamin K rất tốt cho tổn thương ở các mô hay vùng đang bị đông máu trong cơ thể. Còn vitamin C sẽ giúp tăng sức đề kháng và phát triển collagen, đẩy mạnh việc làm lành vết thương. Bởi vì thế, để các vết bầm tím tụ máu nhanh biến mất, hãy bổ sung thêm các loại sinh tố, nước ép từ rau quả giàu vitamin K như chuối, dưa chuột, cà rốt, kiwi... và từ những loại rau quả nhiều vitamin C như ổi, chanh, dứa, cam, quýt...

Hi vọng rằng với những cách trị máu bầm ở trên sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi được những vết bầm trên cơ thể khi cần thiết.