1. Nguyên nhân khiến đôi mắt bầm tím

Sự xuất hiện của những vết thâm tím xung quanh mắt thường là kết quả của một chấn thương, va đập vào đầu, mặt gây chảy máu dưới da vùng xung quanh mắt. Khi các mạch máu nhỏ hay các mao mạch dưới da bị vỡ sẽ gây rò rỉ vào các mô xung quanh làm bầm tím.

Hầu hết mắt bầm tím không nghiêm trọng, nhưng đôi khi nó là dấu hiệu cảnh báo một số trường hợp đáng báo động như:

- Gãy xương sọ

- Sau khi phẫu thuật như phẫu thuật cắt mí mắt, mũi hoặc làm căng da mặt

- Thậm chí bầm tím mắt có thể do hành vi bạo lực trong gia đình.

2. Chẩn đoán nguyên nhân khiến mắt bầm tím như thế nào ?

Bất kỳ một bệnh lý nào kể cả với các vấn đề về mắt. Bác sĩ sẽ thực hiện các bước kiểm tra cơ bản để có những đánh giá sơ bộ như:

- Tiền sử bệnh án: Như trước đây người bệnh đã mắc bệnh nào và có đang dùng thuốc nào hay không ?

- Về thời gian xuất hiện vết bầm

- Làm sao lại xuất hiện vết bầm: Như do va đập, phẫu thuật mắt...

Tiếp theo bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực của bạn bằng cách chiếu ánh sáng vào mắt và yêu cầu bạn dõi theo các ngón tay mà bác sĩ yêu cầu bằng mắt.

Ngoài ra nếu có nghi ngờ gãy xương sọ, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm chụp CT hay X-quang đầu mặt cổ. Mặt khác nếu là tổn thương trong mắt, các chuyên gia sẽ sử dụng thiết bị có đặt thuốc nhuộm để quan sát chính xác được toàn bộ bên trong của mắt.

3.  4 cách chữa bầm tím ở mắt tại nhà siêu nhanh

Mắt là vị trí dễ tổn thương và cũng vô cùng nhạy cảm. Do đó, để giảm bầm tím bạn cần hết sức chú ý và áp dụng các cách chữa bầm tím đã được các bác sĩ khuyên dùng, không nên tự ý nghe theo những lời mách bảo hay áp dụng các mẹo dân gian càng gây nguy hại cho mắt. Dưới đây là 5 cách chữa bầm tím cho mắt  được bác sĩ Karen Cross (Pháp) khuyên dùng:

3.1. Chườm đá lạnh chữa bầm tím ở mắt

Để đạt hiệu quả bạn nên chườm đá ngay sau khi xuất hiện vết bầm tím, càng sớm càng tố. Với nhiệt độ thấp từ đá sẽ giúp vết bầm giảm sưng, ngăn ngừa máu tiếp tục chảy từ đó giúp giảm nhanh bầm tím xung quanh mắt.

Bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc túi đựng đá và một  miếng vải mềm mỏng bọc đặt lên khu vực mắt bị tổn thương. Sau đó đặt túi đá lên trên tấm vải và di chuyển xung quanh vùng bị tổn thương đó. Thực hiện liên tục và chú ý không để trực tiếp đá lên vùng mắt bầm tím.

3.2. Sử dụng túi trà giúp mắt giảm bầm tím

Sử dụng túi trà trên mắt của bạn là một biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến. Túi trà có thể giúp cải thiện các vấn đề về quầng thâm, bọng mắt và đỏ. Ngoài ra hoạt chất caffeine có trong túi trà sẽ giúp thu hẹp các mạch máu quanh mắt , hạn chế lưu lượng máu rò rỉ đến vùng bị thương từ đó làm giảm thâm tím.

Để sử dụng bạn pha hai túi trà như bình thường sau đó vắt phần chất chất lỏng dư thừa từ các túi. Để chúng bớt nóng khi đó bạn có thể dùng khi túi còn ấm hoặc làm lạnh chúng trong tủ lạnh từ 10 đến 20 phút. Rồi để túi trà vào vùng bị bầm tím từ 15 đến 30 phút.

Bạn có thể sử dụng ngón tay của bạn để áp dụng áp lực thật nhẹ hoặc nhẹ nhàng xoa bóp khu vực xung quanh mắt. Sử dụng ngay để thấy hiệu quả nhé.

3.3. Bổ sung vitamin C cho cơ thể

Vitamin C từ lâu đã được biết đến ngoài tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch chúng còn làm bền mạch máu giúp hạn chế bầm tím, thâm sẹo vì vậy để làm tan bầm tím tại mắt bạn cũng có thể bổ sung thêm thành phần vitamin C từ thuốc hoặc từ thực phẩm. Một trong số những thực phẩm giàu hàm lượng vitamin C như: Cam,quýt, ổi, chanh và các loại rau xanh đậm…

3.4 Sử dụng thuốc thảo dược giúp giảm nhanh bầm tím tại mắt

Trong một số trường, khi có bầm tím tại mắt. Do khu vực này vô cùng nhạy cảm lại khó cải thiện. Vì vậy, để điều trị nhanh và an toàn các bác sĩ thường sử dụng thuốc thảo dược Long huyết P/H với thành phần hoàn toàn từ cao huyết giác tinh chiết an toàn lành tính. Hơn hết sản phẩm được đăng ký là thuốc điều trị giúp giảm nhanh các trường hợp bầm tím, phù nề đồng thời còn giảm đau chống viêm rất thích hợp làm tan bầm tím đặc biệt là vùng mắt.

 

4. Chăm sóc mắt như thế nào ? Và khi nào cần đến ngay trung tâm y tế ?

Vết bầm tím thường sẽ biến mất trong vòng một vài tuần. Tuy nhiên trong suốt giai đoạn này, bạn cũng nên dành thời gian chữa bệnh và chăm sóc tốt cho mắt để rút ngắn thời gian chữa bệnh và bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương tiếp nữa. Một số hoạt động chăm sóc giúp ích cho mắt như:

- Nhẹ nhàng xoa bóp khu vực xung quanh vết bầm tím trong những ngày sau khi bị thương.

-  Bổ sung nhiều hơn các trái cây chứa vitamin C ( cam, quýt, ổi…) và các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa cao (Việt quất, nho, trà xanh…)

- Đeo kính râm thể thao hoặc mũ bảo vệ có kết hợp tấm chắn mặt khi tham gia các hoạt động nguy hiểm, kết hợp chơi thể thao.

- Thăm khám mắt định kỳ để nhận được sự tư vấn từ y bác sĩ...

Lưu ý: Mặc dù vẫn có các biện pháp khắc phục, tuy nhiên bạn vẫn không nên lơ là, nếu xuất hiện một trong các triệu chứng dưới đây nên gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và khắc phục kịp thời:

- Chóng mặt, mất ý thức

- Nôn

-  Bầm tím quanh cả hai mắt,

- Đau đầu dai dẳng

- Dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như nóng, đỏ, mủ hoặc sốt.

- Sưng ngày một to hơn

- Thay đổi về tầm nhìn hoặc mờ, nhìn đôi hoặc mất thị lực.

- Máu chảy từ tai hoặc mũi

- Không có khả năng di chuyển mắt.

Chắc chắn với 4 cách chữa bầm tím được chia sẻ từ bác sĩ Karen Cross (Pháp) sẽ không làm bạn thất vọng. Ngoài cách chữa bầm tím ở mắt, nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác về cách chữa bầm tím tại chân, ngón tay hay đầu gối hãy liên hệ ngay qua tổng đài miễn cước 1800 545435 để được các dược sĩ hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.