1. Phù nề, sưng đau là triệu chứng gì?

Khi va đập, chấn thương, các mao mạch bị vỡ ra, sẽ tích tụ 1 lượng dịch hoặc máu và sinh ra các chất trung gian hóa học, gây nên hiện tượng phù nề. Những khu vực dễ bị sưng phù nề nhất đó là vùng mặt, bọng mắt, chân (mắt cá chân, bàn chân, bắp chân), tay (bàn tay, cánh tay),...

Phù nề có thể do chấn thương, va đập, nhưng cũng có thể cảnh báo vấn đề bệnh lý như các bệnh liên quan đến nội tiết, đái tháo đường, phụ nữ mang thai, hoặc cũng có thể xảy ra ở người cao tuổi do hệ thống thành mạch yếu.

Khi mang thai, gặp chấn thương hay mắc phải bệnh lý nào đó có thể gây ra phản ứng sưng. Nếu tình trạng này không thuyên giảm và gia tăng thì có khả năng gây viêm nhiễm, phù nề khiến bệnh nhân bị đau đớn, khó chịu dẫn tới những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Phù nề chân gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Nếu ở vết thương, vùng dưới da hay trong các khoang của cơ thể có tích tụ một lượng dịch bất thường thì sẽ làm tăng nguy cơ sưng viêm, phù nề nghiêm trọng. Điều này sẽ khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn.

Tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương, triệu chứng sưng phù nề được nhận diện qua các đặc điểm sau: chỗ bị thương có biểu hiện đau đớn, sưng tấy, da bầm tím hoặc đổi màu, có thể viêm và đau tăng nặng khi cử động.

2. Cơ chế của thuốc giảm phù nề

Khi cơ thể bị tổn thương sẽ tiết ra một chất gọi là Prostaglandin. Chất này có khả năng làm tăng cảm giác đau và sưng viêm khi gặp chấn thương. Ngoài ra nó còn tham gia vào hoạt động kiểm soát, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Thuốc giảm sưng phù nề có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể, đồng thời hạn chế Prostaglandin hoạt động để giảm đau và hạ sốt.

Các thuốc thường được chỉ định trong điều trị giảm triệu chứng sưng phù nề phần lớn thuộc nhóm NSAID. Xét về tác dụng phụ thì dễ thấy nhất ở nhóm thuốc này đó là gây tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi. Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp phải các biểu hiện khác như mờ mắt, ù tai, đi tiểu hoặc đại tiện ra máu, nôn ra máu, đau bụng, ngứa, nổi mẩn phát ban, thay đổi nhịp tim và vàng da,...

3. Các loại thuốc giảm phù nề tốt nhất trên thị trường hiện nay

3.1. Các thuốc nhóm NSAID

Một số loại thuốc chống viêm giảm sưng phù nề phổ biến thường gặp như aspirin, ibuprofen, naproxen, serazym có thể dùng rất hiệu quả trong việc giảm đau sưng phù nề. Đây đều là các thuốc chống viêm giảm phù nề Nonsteroid (NSAID).

Công dụng chung của các thuốc NSAID đó là hỗ trợ giảm sốt, giảm đau, kháng viêm do mắc phải các bệnh lý như đau đầu, cảm cúm, đau bụng kinh, đau răng,... Đồng thời nhóm thuốc này cũng đóng vai trò là các thuốc giảm sưng trong điều trị bệnh viêm khớp, chấn thương phần mềm, thấp khớp.

Thuốc NSAID được bào chế theo nhiều hình thức khác nhau, từ thuốc mỡ, dạng kem bôi da cho đến thuốc cốm, siro, viên nén để uống hoặc thuốc nhỏ mắt, viên đặt hậu môn. Do đó bệnh nhân cần lưu ý phân loại các dạng thuốc này để tránh tình trạng quá liều hay sử dụng trùng lặp thuốc.

3.2. Alpha choy (chứa hoạt chất Alpha chymotrypsin)

Thuốc Alpha choay có tác dụng:

- Giảm sưng, phù nề, kháng viêm, tan vết bầm máu trong các tình huống như lở loét, áp-xe, hậu phẫu hay chấn thương, viêm mũi, viêm tuyến vú, viêm tinh hoàn,...;

- Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng mắt khi phẫu thuật đục thể tinh thể;

- Làm loãng dịch đờm, giảm bài tiết dịch trong đường hô hấp trên trong nền bệnh lý như hen phế quản, viêm xoang hay các bệnh về phổi.

Cách sử dụng Alpha choay:

- Nếu dùng theo dạng đường uống: dùng 2 viên/lần, mỗi ngày uống từ 3 - 4 lần;

- Dùng thuốc theo cách ngậm dưới lưỡi: ngậm khoảng 4 - 6 viên/ngày theo nhiều lần. Hãy để thuốc tan dần thay vì cắn thuốc ra.

Không nên dùng thuốc này trong các trường hợp như:

- Cơ thể dị ứng với các thành phần của thuốc;

- Rối loạn đông máu;

- Đang mắc bệnh gan nặng;

- Bệnh nhân bị tăng áp suất dịch kính;

- Không dùng khi phẫu thuật đục nhân mắt;

- Không dùng nếu bị đục nhãn thể mắt bẩm sinh;

- Không thích hợp để dùng cho vết thương hở.

3.3. Thuốc đông dược Long huyết P/H

Thành phần trong Long huyết P/H là vị thuốc quý huyết giác, gồm hỗn hợp nhiều chất như phenolic, flavonoid, homoisoflavonoid, saponin steroid, dracaenoside A; B; C; D… Trong đó, flavonoid gồm Loureirin A, Loureirin B, Resveratrol, 7,4’ dihydroxyflavone, Pterostilbene được coi là những thành phần có tác dụng chống viêm, giảm phù nề rất tốt.

Đây là thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và có thể mua rộng rãi tại các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc để điều trị bầm tím, phù nề trong chỉ từ 3-5 ngày. Tuy nhiên, lưu ý không sử dụng Long huyết P/H cho phụ nữ có thai.