Đôi khi có những trường hợp vết bầm tím xuất hiện không rõ nguyên nhân như là cảnh báo về một số nguy cơ bệnh tật, nhưng các cách chữa bầm tím vẫn có thể áp dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị, Hãy cùng tìm hiểu xem ở bài viết dưới đây các nguyên nhân phổ biến gây ra bầm tím trên cơ thể, cùng các cách chữa bầm tím trên da cực nhanh và đơn giản.

Nguyên nhân gây ra bầm tím là gì?

Một số tình huống phổ biến gây nên vết bầm tím thường gặp như:

Do va đập, ngã đau

Khi té ngã hoặc bị vật thể cứng đập mạnh vào cơ thể, sau đó khoảng một ngày thì nơi bị tác động sẽ xuất hiện tụ máu. Tình huống này khá phổ biến vì ai cũng vài lần trong đời gặp những xây xát ngoài ý muốn như vậy. Những vết thương bị bầm tím này cần từ 2 đến 3 tuần để cơ thể điều phối cho máu tụ lưu thông trở lại, cùng với việc áp dụng các phương pháp tan bầm mới có thể hồi phục hoàn toàn.

Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Khi ăn uống không đầy đủ hoặc bị thiếu những vi chất quan trọng, trên da sẽ biểu hiện một vài thay đổi dễ thấy. Những vết bầm tím xuất hiện nhiều trên da mà mãi không tự biến mất đi khả năng cao cơ thể đang thiếu sắt, kẽm, vitamin C hoặc K - những dưỡng chất giúp lưu thông máu rất cần thiết.

Lão hoá

Theo thời gian các mạch máu cũng không thể tiếp tục hoạt động trơn tru như hồi trẻ. Đôi khi máu cũng sẽ tụ lại trong một giai đoạn dưới da gây nên các vết bầm tím ở người cao tuổi. Hoặc khi sử dụng nhiều bia, rượu, thuốc lá cũng làm cơ thể bị lão hoá nhanh hơn so với một lối sống lành mạnh, bởi thế những vết bầm do máu tụ xuất hiện nhiều hơn cũng khá dễ hiểu.

cach-chua-bam-tim-do-lao-hoa

Lão hoá cũng là nguyên nhân gây bầm tím dưới da

Bệnh máu khó đông

Cũng là tình trạng máu máu tụ dưới da gây ra các vết bầm tím, nhưng không phải thiếu sự chăm sóc chính mình mà lại do di truyền. Chứng rối loạn đông máu (hay gọi là bệnh máu khó đông) không chỉ tạo sự khó khăn trong việc cầm máu, loại bệnh này giải thích rõ ràng về hiện tượng luôn xuất hiện vết bầm trên da mà không phải do va đập.

Dấu hiệu của đái tháo đường

Khát nước, đi tiểu liên tục, mệt mỏi đau nhức thường xuyên cùng với những vết bầm tím hiện rõ ràng trên da cho thấy khả năng cao của bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Khi thuộc diện đái tháo đường ở mức cần chữa trị, máu trong cơ thể khó lưu thông hơn bình thường, cũng dễ bị tụ lại dưới da gây nên các vùng tụ tím sẫm.

Ung thư máu

Căn bệnh quái ác này có biểu hiện như khó thở, đau nhức xương khớp, chảy máu cam, sưng hạch, đồng thời làm suy giảm miễn dịch cũng như làm giảm lượng tiểu cầu trong máu. Ngay cả việc thực hiện xạ trị cũng có tác động xấu đến tiểu cầu, khiến máu khó đông hơn, cùng với đó gây ra hiện tượng bầm tím. 

Chia sẻ cách chữa bầm tím hiệu quả

Với những nguyên nhân kể trên nhiều câu hỏi đặt ra là làm sao để hết tan máu bầm cũng như làm sao để các căn bệnh không trở nên nặng nề hơn. Hãy cùng nghiên cứu một số lời khuyên cũng như cách chữa bầm tím từ những nguyên liệu dễ tìm dưới đây

Dùng đá lạnh để giảm sưng đau

Chườm lạnh ngay sau khi xảy ra va chạm là phương pháp tốt nhất để giảm sưng và chống viêm. Thời điểm mạch máu vừa bị vỡ do tổn thương, nhân lúc máu còn chưa thấm lan quá nhiều vào các mô xung quanh, hãy lấy vài viên đá nhỏ cho vào túi vải và chườm lên vết thương. Việc này giúp cho mạch máu co lại, tạm thời giảm đau rất hiệu quả.

Trứng gà hỗ trợ tan máu bầm

Việc chườm nóng nên được thực hiện sau 2 ngày đã chườm lạnh. Máu bầm dù được giảm đau nhưng vẫn sẽ có tụ máu ở vùng bị tổn thương. Lúc này sử dụng sức nóng từ trứng gà mới luộc để hút máu bầm sẽ có tác dụng. Khi áp trứng vào vị trí có máu tụ, trứng sẽ hút dần vùng bầm tím vào thẳng trong lòng trứng. Dùng từ 4 đến 5 quả sẽ có thay đổi rõ rệt.

Nha đam giúp mau lành vết thương

Thái lát vào miếng nha đam đã để lạnh đắp vào vùng máu tụ cũng có tác dụng hạ nhiệt vùng sưng đau. Ngoài ra các dưỡng chất có trong nha đam sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương, tăng cường miễn dịch, làm vùng da bị xây xước trở nên mịn màng hơn.

Giấm táo làm mờ bầm tím

Dùng giấm táo để chữa vết bầm là một cách cực kỳ hiệu quả. Chỉ cần nhỏ vài giọt giấm táo vào nước ấm, rồi dùng bông gòn thấm hỗn hợp và chấm vào vết thương. Trong giấm táo chứa một lượng vitamin cực tốt cho da, giúp loại bỏ tế bào chết và sáng da nhanh chóng. Thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần 30 phút sẽ nhanh chóng hết lo lắng về những vùng bầm tím sẫm màu.

cach-chua-bam-tim-bang-giam-tao

Tác dụng trị bầm tím không ngờ từ giấm táo

Cách chữa bầm tím bằng dứa

Chân sau khi hết sưng nhưng vẫn còn đau và bầm tím? Hãy thử lấy vài lát dứa tươi đắp lên vết thương. Trong dứa ngoài các vitamin còn chứa hỗn hợp các enzym có tác dụng làm giảm mức độ nghiêm trọng của vết bầm. Ngoài việc dùng ngoài da, bổ sung vitamin bằng việc ăn dứa cũng có lợi không nhỏ.

Tắm nắng rất tốt để điều trị vết bầm

Để làm da dưới nắng quá lâu hay tiếp xúc với nắng trưa quá gắt thì không tốt, nhưng mỗi ngày để da được thư giãn dưới nắng sáng sớm khoảng 30 phút lại hữu ích vô cùng. Ánh nắng buổi sớm sẽ cung cấp vitamin D giúp làn da khoẻ mạnh hơn, từ đó làm mờ đi những vết thâm, bầm tím lâu ngày trên da.

Bổ sung vitamin K và C

Các loại thực phẩm giàu vitamin C và K như các loại quả chua và rau xanh đậm cần được nạp vào cơ thể thường xuyên. Chúng bổ sung nhanh chóng các dưỡng chất cần thiết để giảm sưng và tan bầm ở các vết thương lâu ngày. Nếu như cuộc sống vội vã khiến việc ăn uống không được thoải mái, các loại vitamin dạng viên nén cũng là lựa chọn khá tiện lợi.

Mát-xa và thư giãn

Hãy kê chân lên gối cao hơn để máu lưu thông nếu như mới bị va đập hay té ngã. Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng cũng là một cách chữa bầm tím nên làm. Khi vết thương đã dần bình phục, có thể dùng thêm tinh dầu để mát-xa nhằm hỗ trợ lưu thông máu và đẩy nhanh sự hồi phục trên da.

Sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ

Khi bắt gặp trên cơ thể những vùng sẫm màu không rõ nguyên nhân, ngoài việc tìm kiếm cách chữa bầm tím phổ biến, nếu nhận thấy có thêm các biểu hiện lạ khác đi kèm sự mệt mỏi kéo dài, hãy nhanh chóng hẹn gặp bác sĩ để thăm khám và có kế hoạch điều trị sớm nhất.