Tất nhiên do các tác động của dụng cụ hỗ trợ mà sau khi độn cằm vẫn thường xảy ra một số dấu hiệu cùng cảm giác chưa được thoải mái. Trong bài viết này hãy cùng điểm xem những dấu hiệu lạ tạm thời xuất hiện đó là gì, trong trường hợp bầm tím sau độn cằm thì có gì nguy hiểm không, cũng như các cách để xử lý tan bầm, thúc đẩy cằm phục hồi nhanh chóng.

Những dấu hiệu thường gặp sau độn cằm

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có ứng dụng kỹ thuật bóc tách, thêm bớt, chỉnh sửa để thiết kế cho cằm có cấu tạo hoàn hảo. Tất nhiên có dùng tới các dụng cụ như dao kéo, kim tiêm, filter để độn cho cằm đầy đặn hơn. Sau quá trình đó, cằm có một dáng vẻ mới, tương ứng với việc có sự tổn thương nhẹ và cơ thể thì chưa quen thuộc với những thay đổi. Da thịt có một số phản ứng nhưng cũng là những biểu hiện bình thường khi vừa mới độn cằm, như:

  • Tình trạng sưng nhẹ, hơi tấy đỏ, có cảm giác hơi tê.
  • Phù nề nhẹ từ 2 đến 3 ngày kể từ lúc hoàn thành độn cằm.
  • Mất cân đối tạm thời tuy nhiên dáng cằm nhanh chóng phục hồi ổn định và đẹp tự nhiên.
  • Bầm tím khu vực vừa phẫu thuật do mạch máu chưa lưu thông hoàn toàn, bị tụ lại gây màu tím sẫm.

bam-tim-sau-don-cam-thuc-ra-khong-qua-nguy-hiem

Bầm tím sau độn cằm là biểu hiện bình thường

Bị bầm tím sau độn cằm có nguy hiểm không?

Đối với các dấu hiệu kể trên sẽ nhanh chóng nhẹ dần và biến mất sau ít ngày, bởi phương pháp độn cằm khá an toàn, không gây quá nhiều nguy hiểm. Riêng đối với việc bầm tím có khả năng kéo dài bởi ngoài nguyên nhân tự nhiên do cơ thể mới tổn thương chưa lành, còn phần lớn bị bầm tím kéo dài do chế độ chăm sóc sau độn cằm chưa tốt, ví dụ như không đảm bảo vệ sinh cằm sạch sẽ hàng ngày hay sử dụng các thực phẩm nằm trong danh sách đầu bảng gây sưng đau, tụ máu, mưng mủ vết thương.

Cách làm giảm vết bầm tím sau độn cằm

Để hạn chế sự phát triển của những vết bầm tím cũng như thúc đẩy cằm mau chóng hồi phục, cần ghi nhớ những lưu ý sau khi độn cằm sau đây:

Nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động 

Tránh hoàn toàn các công việc đòi hỏi sức lực kể cả vận động nhiều hay căng thẳng trong suy nghĩ. Thời gian 3 ngày sau độn cằm hãy dành riêng để nghỉ ngơi, thả lỏng toàn bộ cơ thể. Dùng gối kê cao phần đầu hơn để tránh tụ máu ở cằm, nằm ở tư thế thẳng người và nằm ngửa. Không nên nằm sấp, nằm nghiêng để phần cằm chịu thêm áp lực mà dồn tụ máu, càng làm bầm tìm sau độn cằm thêm nặng hơn.

Không chạm tay vào vết thương 

Sau khi hoàn tất độn cằm, chỉ nên để bác sĩ thăm khám vết thương. Đừng tự ý tháo nẹp định hình hay sờ nắn tay trần vào vết độn. Việc làm tò mò này sẽ khiến cằm bị sai lệch sự cố định nên có, cũng như tạo cơ hội cho vô vàn vi khuẩn gây hại xâm nhập vào vùng vết thương hở, gây nhiễm trùng, tăng bầm tím và sưng đau hơn.

Vệ sinh sạch sẽ

Sau khi cằm đã ổn định hơn và được phép chăm sóc tại nhà, hãy luôn đảm bảo tay đã được rửa xà phòng và lau khô trước khi tiến hành chăm sóc vết thương. Dùng nước muối sinh lý để tiệt khuẩn thay vì nước thông thường. Bởi lẽ vết thương bị dính nước cũng sẽ làm cằm bị bầm tím và nhiễm trùng lâu hơn. Lấy một chiêc skhawn sạch hoặc gạc thấm nước muối để lau nhẹ nhàng xung quanh cằm, nhưng không chà xát mạnh trực tiếp vào vùng vết thương. Sau đó nên bôi thêm thuốc sát trùng. Nhiều người không coi trọng việc chăm sóc sạch sẽ hoặc chăm sóc không đúng càng làm vết bầm tím sau độn cằm cứ nặng thêm.

Chườm lạnh

Khoảng 3 ngày sau đó là có thể áp dụng cách chườm lạnh nhằm giảm bầm tím khá phổ biến và hiệu quả. Dùng đá nhỏ bọc trong túi vải hoặc khăn mặt sạch và chườm xung quanh vết thương. Không dùng trực tiếp đá áp vào cằm vì dễ gây bỏng lạnh cũng như nước đá dính vào vết thương làm chúng tiến triển nặng hơn. Nhiệt độ lạnh không chỉ làm các mô tạm bị gây tê, ngăn máu bầm lan rộng mà cách làm đơn giản này còn giúp giảm sưng, chống viêm hiệu quả.

Uống thuốc

Bác sĩ nhất định sẽ kiểm tra và đưa ra đơn thuốc phù hợp với mỗi người sau khi độn cằm. Việc uống thuốc theo đơn tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có người vì thấy cằm sắp khỏi nên tự ý dừng thuốc, hoặc quá sốt sắng mà mua thêm các loại thuốc khác ngoài đơn để dùng hoặc bôi. Việc này gây ảnh hưởng trực tiếp lên vết thương từ trong ra ngoài, làm vùng bầm tím càng sưng to, đau hơn và khó chữa trị. Hãy để ý thời gian và liều lượng dùng huốc đúng như lời bác sĩ dặn, và đừng lo lắng mà dùng thêm loại thuốc nào khác nhé. Nếu cảm thấy thời gian lành lại của cằm lâu hơn so với trung bình, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để tư vấn thêm và kiên trì chăm sóc theo chỉ dẫn.

Súc miệng

Nhiều người quên mất mình vừa chỉnh sửa độn cằm và khu vực hàm cũng bị ảnh hưởng theo. Việc đánh răng hàng ngày nên được thay thế tạm thời bằng động tác súc miệng, để tránh tạo thêm áp lực tại nơi vừa phẫu thuật. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dùng vừa đủ để hơi thở thơm tho cũng như tránh gây ra tai nạn làm xô lệch cằm cũng như tạo thêm vết đau gây bầm tím trong vòng 1 tuần đầu sau khi thực hiện độn cằm.

Không dùng chất kích thích

Bỏ qua tất cả các loại bia rượu, thuốc lá, cà phê nếu như muốn bầm tím sau độn cằm cứ lan ra kèo theo mưng mủ. Những chất kích thích trên bình thường cũng đã gây hại sức khoẻ, chưa kể đối với vết thương sau phẫu thuật lại cần tránh tiếp xúc hơn. Bên cạnh đó những chất độc trong chúng còn gây giảm công dụng của thuốc, đó là lý do vì sao vết thương dù được chăm sóc vẫn lâu không tan bầm.

Ăn kiêng

Không nhiều người biết sau khi phẫu thuật thì mình cần phải ăn kiêng. Nên ghi nhớ sau khi độn trên cằm đang xuất hiện vết thương hở, có vùng sưng đau, bầm tím rõ ràng, vậy nên cũng cần kiêng kỵ một số món ăn gây hại điển hình. Rau muống, thịt bò, thịt gà, trứng, hải sản, đồ nếp, đồ tanh tuyệt đối không được dùng trong vòng 3 tuần sau khi độn cằm, bởi đây là nguyên nhân gây sưng đau, ngứa ngáy, bầm tím, mưng mủ vết thương kéo dài. Trong thời gian đầu này chỉ được dùng thịt nạc heo cùng với bổ sung càng nhiều hoa quả, rau củ tươi càng tốt. Thịt heo lành tính cùng vô vàn vitamin, chất xơ mới là liều thuốc hỗ trợ tan bầm giảm sưng hiệu quả nhất mà hàng ngày đều cần đến.

nen-an-chao-sup-khi-bi-bam-tim-sau-don-cam

Thời gian đầu sau độn cằm nên ăn các món dạng mềm 

Bên cạnh đó khi vừa phẫu thuật cằm, cơ hàm cũng rất yếu chưa thể nhai nghiền các món ăn cứng. Trong vòng 1 tuần đầu chỉ nên dùng các món đã được nấu mềm hoặc xay nhuyễn như cháo, súp, nước ép, sinh tố, bột ngũ cốc...