Mặc dù nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ luôn là tốt nhất, nhưng với một số cách đơn giản và bằng những nguyên liệu có sẵn cũng có thể làm tan máu tụ thật nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu xem thế nào gọi là tụ máu khi bị bầm dập, đi kèm hướng dẫn các phương pháp tự điều trị, cuối cùng là một số lưu ý nhỏ nhưng cần thiết khi muốn sử dụng các cách làm tan máu tụ ngay tại nhà.

Biểu hiện của máu tụ bầm dập

Lúc cơ thể bị va đập bằng lực mạnh, một vùng máu tràn ra ngoài thành mạch máu, thấm ra các mô xung quanh. Chúng không được lưu thông mà tụ lại dưới da, từ màu đỏ của máu lâu ngày chuyển dần sang tím sẫm, có cảm giác sưng đau, nhức nhói, đó chính là biểu hiện của tụ máu bầm. Khối máu tụ không mau chóng làm tan bầm, lâu ngày càng lúc sẽ dày lên, chèn ép vào các mạch máu lành lặn khác, lại càng làm cho vùng bị tổn thương không lưu thông máu được, dẫn đến tình trạng tê tức, lâu lành, trường hợp nguy hiểm nhất là bị viêm nhiễm hoại tử.

Làm thế nào để nhanh tan máu bầm máu tụ

Những vết máu bầm nhẹ cũng mất khoảng 2 đến 3 tuần mới hoàn toàn biến mất màu tím sẫm, có những vết dù đã khỏi sưng đau nhưng vẫn còn màu tím nhạt cùng với cảm giác khi sờ vào hơi cộm. Như vậy với trường hợp tụ máu tức là va chạm quá mạnh thì còn cần thời gian khôi phục nhiều hơn và lại càng cần sự cẩn thận hơn khi điều trị. Dưới đây là một số cách làm tan máu tụ khá hiệu quả có thể áp dụng ngay.

co-nhung-cach-lam-tan-tu-mau-duoi-da-ngay-tai-nha

Có những cách làm tan máu tụ dưới da ngay tại nhà

Loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên vết tụ máu

Trước hết hãy bình tĩnh khi có va chạm, cho dù có tê buốt nhưng việc lo lắng thái quá cũng không thể làm cơn đau giảm đi. Dùng ngay nước muối sinh lý để rửa qua vết thương để cho sạch bụi bẩn, tránh cho vi khuẩn tiếp tục xâm lấn vào mạch máu. Việc rửa vết thương vẫn nên thực hiện hàng ngày để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, giúp tụ máu giảm sưng mau lành hơn.

Nghỉ ngơi và hạn chế thêm những tổn thương

Nếu bị ngã đau hoặc va đập ở chân, hãy kê cao chân hơn bằng gối mềm, điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực để máu lưu thông dễ hơn. Ở những bộ phận khác trên cơ thể nếu có máu tụ bầm thì việc hạn chế tổn thương đè lên vẫn là điều quan trọng. Đừng chủ quan dù chỉ là vết tụ máu nhỏ hoặc giữ suy nghĩ để chúng tự khỏi mà tiếp tục hoạt động mạnh nhìn chung khá nguy hiểm. Hãy giúp vùng tụ máu đừng phải chịu thêm áp lực.

nghi-ngoi-cung-la-cach-lam-tan-mau-tu-hieu-qua

Nghỉ ngơi cũng là cách làm tan máu tụ hiệu quả

Sử dụng đá lạnh để giảm sưng đau

Việc tiếp theo nên làm là hỗ trợ cho vùng bị tụ máu được giảm sưng. Sau khi rửa qua vết thương thì sử dụng đá lạnh để chườm vào vùng bị tổn thương giúp co mạch máu lại, làm giảm đau, giảm chảy máu trong, ngăn chặn nguy cơ bị sưng viêm. Trường hợp vết máu tụ lâu ngày vẫn có thể sử dụng cách này, nhưng để hạn chế máu tụ hiệu quả nhất thì nên chườm lạnh ngay trong 24 giờ đầu của vết thương. Tuy nhiên để tránh bỏng lạnh và càng làm vết tụ bị tổn hại thì không nên để đá tiếp xúc trực tiếp với vết tụ mà không có túi vải hay khăn sạch bọc bên ngoài. Dùng đá chườm để làm tan máu tụ trung bình mỗi giờ chườm một lần, mỗi lần khoảng 10 phút là vừa đủ. Lưu ý, đây không phải là cách chữa máu tụ bầm tím lâu ngày mà chỉ áp dụng trong 24h đầu khi bị va đập.

Dùng nghệ tươi làm bài thuốc chữa tụ máu

Nghệ có tính bình, giúp tan tụ bầm, lưu thông máu và mờ vết thâm. Ngoài công dụng là một loại gia vị đời thường, nghệ tươi cũng được sử dụng như một bài thuốc dân gian. Khi có vết máu tụ lâu ngày, lấy nghệ tươi giã nát trộn phèn chua đắp lên sẽ giảm bớt sưng đau, hơn thế còn đẩy nhanh quá trình lành lại, giúp da sáng khoẻ hơn. Với các tụ máu ở vùng nhạy cảm quanh mặt như mắt, môi, má cũng có thể lấy nước nghệ tươi bôi vào cũng có hiệu quả tương tự.

Xoa dầu nóng sao cho đúng

Khi bị sưng đau hay tím bầm, nhiều người cho rằng cách để làm tan máu tụ nhanh nhất là xoa dầu nóng vào vết thương. Dầu có tác dụng khá tốt trong việc giúp vết bầm nhanh tan, nhưng sẽ hoàn toàn sai lầm nếu ngay sau khi vừa bị va đập vết thương đã được tiếp xúc với dầu nóng. Như đã giải thích ở trên, khi các mạch máu với bị vỡ, chúng giãn nở là đang cần hạ nhiệt để giảm sưng. Khi bôi dầu ngay thời điểm mới của vết bầm sẽ càng làm mạch máu tổn thương thêm, dễ gây hiện tượng nhiễm trùng, lâu khỏi. Chỉ nên dùng dầu nóng để xoa bóp tan tụ máu khi vết bầm đã được chườm lạnh, thời gian thích hợp khoảng 1 tuần sau chấn thương. Với các vết tụ máu lâu ngày ở riêng các vùng nhạy cảm thì không nên xoa dầu, điều đó sẽ gây xót và tổn hại nhiều hơn.

Cách làm tan máu tụ hiệu quả bằng trứng gà

Trứng gà cũng được sử dụng như một phương pháp làm tan máu tụ khá phổ biến. Nhân lúc trứng gà luộc còn ấm nóng, áp trực tiếp lên vùng bị tổn thương. Vì những lỗ siêu nhỏ trên vỏ trứng, cùng áp lực bên trong, trứng gà sẽ hút máu tụ ở vùng bầm tím. Cẩn thận đừng để trứng còn quá nóng đã sử dụng dễ gây bỏng. Dùng cách này phù hợp nhất với vùng tụ máu trên mắt, mặt hay má. Trung bình hút máu tụ bằng trứng gà khoảng 4 đến 5 quả là thấy rõ hiệu quả.

Lưu ý khi chữa bầm tím máu tụ lâu ngày

Với mong muốn tìm ra cách làm tan máu tụ nhanh chóng, nhiều người hay tác động bằng lực bên ngoài để giải thoát máu còn lưu lại dưới da. Nhưng đây lại là cách làm gây nguy hiểm cho chính người bị thương. Không nên đâm hay nặn cho thoát máu tụ ra ngoài, điều này dễ gây nhiễm trùng và càng làm phá vỡ sự hồi phục của mạch máu cũng như da thịt. Hãy sử dụng các phương pháp đơn giản ở trên và hết sức bình tĩnh điều trị, vết thương mới từ từ lành lại mà không gây ra biến chứng gì khác.

Nếu như đã áp dụng các cách nhưng mãi không bớt sưng tấy, vùng tụ máu ngày càng lan ra rộng hơn, vết thương tuy không đau nhưng mãi không khỏi, hoặc các trường hợp tụ máu bên trong cơ thể hãy sắp xếp lịch hẹn gặp bác sĩ nhờ tư vấn và có kế hoạch điều trị triệt để. Ngoài những nguyên nhân do va đập mạnh, còn một số bệnh khác cũng có biểu hiện ra ngoài là vùng máu tụ hoặc tím bầm. Vì vậy người bị thương nên theo dõi vết bầm tụ máu thường xuyên, phát hiện những dấu hiệu lạ cũng như hết sức cẩn thận.