Các chấn thương có thể gặp phải khi chơi bóng chuyền

Chấn thương tay

Do bóng chuyền là bộ môn thể thao bằng tay nên chấn thương tay là vấn đề thường xuyên gặp phải. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức khi duỗi thẳng cổ tay, bàn tay, hoặc khi nâng một vật nặng, đau khi nắm chặt bàn tay, cử động các ngón tay. Nhiều khi chỗ đau còn có hiện tượng sưng tấy và bầm tím. 

Nguyên nhân là do chấn thương ở cổ tay thường xảy ra khi cổ tay bị bẻ bong quá mức một cách đột ngột, tác động một lực mạnh từ bên ngoài, hoặc do cứu bóng chống xuống đất. Phần lớn các tình huống gặp chấn thương  thường do chắn bóng hoặc chuyền bóng, sai kĩ thuật. Chấn thương này dẫn đến tình trạng bong gân, viêm dây chằng ngón tay, trật khớp, nặng hơn thậm chí là gãy xương.

Phương pháp cơ cứu cơ bản là ngừng chơi ngay, đồng thời chườm đá lạnh, có thể dùng băng ép quấn xung quanh chỗ bị thương. Sau đó trong quá trình phục hồi, cần mang băng tay khớp cổ tay, băng dính ép khớp ngón tay giúp trợ lực tránh căng các nhóm cơ xung quanh. Đối với các trường hợp đau nhiều, có nghi ngờ gãy xương, rạn xương, cần phải đi chụp X-quang tại các cơ sở y tế.

Chấn thương tay là trường hợp thường xuyên gặp phải khi chơi bóng chuyền

Chấn thương vai

Chấn thương vai có biểu hiện đau khi vận động vai, vai có cảm giác cứng, khớp vai không bình thường. Ngoài ra sinh viên Y không khởi động kỹ, các động tác đập bóng, ky bóng không đúng kỉ thuật, hoặc một lực tác động mạnh vào. Chấn thương này thường dẫn đến rách dây chằng bao khớp, viêm hoặc rách gân cơ khợp xoay và cơ trên gai.

Sơ cứu: Ngừng chơi ngay, đồng thời trườm đá khoảng 15 phút. Sau đó sinh viên Y tập các bài tập phục hồi như: kéo dãn các nhóm cơ vùng vai, vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Nếu sinh viên Y không có dấu hiệu giảm hoặc sưng đỏ bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.

Chấn thương chân

Các chuyên gia cho biết, các biểu hiện thường gặp ở môn bóng chuyền là đau đầu gối, viêm gân gót chân và lật sơ mi cổ chân. Vận động đôi lại khó khăn, có hiện tượng sưng tấy phù nề các khớp, cần chú ý chấn thương nặng sẽ gây chảy máu bên trong. Nguyên nhân là do các khớp bị xoắn khá mạnh, khởi động làm nóng khớp không kỹ. Đối với chấn thương gót chân và cổ chân phần lớn vì đi giày không đạt tiêu chuẩn của môn bóng chuyền. Đây là những chấn thương do dãn cơ, đứt dây chằng, sai khớp, bong gân hoặc thoái hóa sụn khớp cổ chân.

Khi bị chấn thương chân cần dừng chơi và chườm đá. Không nên xoa bóp vùng bị thương. Xử lý dùng băng ép quấn vào vùng cơ bị đau, nếu có thể hãy dùng nạng để cố định chân. Nếu có hiện tượng sưng tấy, đau buốt bất thường phải nhờ đến sự chăm sóc của bác sĩ.

Chơi bóng chuyền bị bầm tím, chấn thương nên uống thuốc gì để nhanh hồi phục?

Để tan nhanh vết bầm tím do chơi bóng chuyền gây ra, một trong những phương pháp thường được các chuyên gia khuyến nghị đó là sử dụng thuốc thảo dược Long huyết P/H. Đây là thuốc thảo dược lâu đời, được sử dụng rất nhiều trong điều trị tan bầm tím, chấn thương khi chơi thể thao như tập võ, đá bóng, tập gym,…

Long huyết P/H được các bác sĩ tại BV Chợ Rẫy, BV đa khoa Phạm Ngọc Thạch, BV An Thịnh,… khuyên dùng. Thuốc có tác dụng tan bầm tím thấy rõ sau 3-5 ngày theo cơ chế tác động đa chiều: giảm sưng nề, giảm đau, kháng khuẩn, kháng nấm, tăng tuần hoàn máu đến vết thương, giúp vết thương nhanh lên da non…

Nếu uống Long huyết P/H ngay sau khi bị bầm tím, chấn thương do chơi bóng chuyền sẽ rút ngắn đáng kể thời gian điều trị.