Các vết bầm tím cảnh báo có tổn thương vùng xương thường xảy ra với xương gần bề mặt da như xương đầu gối, xương gót chân,... Nhiều trường hợp có tổn thương dây chằng, tổn thương các mô làm máu và chất lỏng tích tụ tại bề mặt da, dẫn tới các triệu chứng điển hình như: Đau kéo dài hơn bình thường, sưng khớp, cứng khớp, cử động khó khăn tại bị trí bị bầm tím...

Nếu chỉ đơn thuần là bầm tím xương có thể khỏi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, nếu sau nhiều ngày vết bầm tím không có cải thiện thì cần phải đi khám kịp thời bởi rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo của những tổn thương nghiêm trọng hơn những gì chúng ta có thể nhận biết bằng mắt thường.

Các dấu hiệu cảnh báo vết bầm tím nghiêm trọng gồm: Kích thước vết sưng không giảm, mức độ đau ngày càng tăng, dùng thuốc giảm đau không đỡ, một phần cơ thể chẳng hạn như ngón tay hoặc ngón chân, cánh tay hoặc chân chuyển sang màu xanh, lạnh và tê liệt. Vết bầm ngày một lan rộng, không có dấu hiệu cải thiện trong 2 tuần, gây mất chức năng của khớp, chi hoặc cơ,...

Nếu vết bầm lan rộng mà không được điều trị kịp thời, có thể gây cản trở máu đưa oxy và chất dinh dưỡng tới các cơ quan khác, làm một phần xương bị chết, vô hiệu hóa chức năng xương, khi đó cực kì khó cứu vãn. Bởi vậy, ngay khi xuất hiện vết bầm tím cần phải có biện pháp khắc phục ngay tại nhà bằng cách dùng thảo dược hoặc các phương pháp khác. Nếu thấy dấu hiệu cảnh báo như trên, cần tới bệnh viện thăm khám để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.

Vết bầm tím có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương tại xương

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bầm tím xương

Khi thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm hình ảnh để xác định tình trạng tổn thương như: chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI. Trong đó, chụp X-Quang để xác định xem bạn có bị gãy xương hay không, chụp MRI có thể kiểm tra được mức độ vết bầm xương như thế nào.

Phương pháp điều trị vết bầm xương

Đối với vết bầm xương nhỏ, việc nghỉ ngơi, chườm đá, chườm ấm có thể được thực hiện ngay tại nhà, từ 15-20 phút. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những vết bầm ở bề mặt da, còn để điều trị toàn diện, nhanh chóng, chúng ta cần sử dụng các loại thuốc thảo dược vừa an toàn, vừa hiệu quả vì có thể tác dụng đến các ổ tụ máu sâu bên trong.

Một trong các loại thuốc thảo dược cực kì hiệu quả trong điều trị vết bầm xương đó là Long huyết P/H. Đây là bài thuốc phát triển từ phương pháp bí truyền của các võ sư, sử dụng trong đặc trị chấn thương, bầm tím, gãy xương, đau mỏi vai gáy...

Thuốc Long huyết P/H là thảo dược giúp tan nhanh vết bầm tím

Thành phần trong Long huyết P/H là vị thuốc quý có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, kích thích tuần hoàn máu, tăng tái tạo tế bào,... Giúp người bị bầm tím xương do va đập, tai nạn giao thông, chơi thể thao, sau phẫu thuật nhanh tan bầm tím, giảm phù nề, sưng đau, thúc đẩy tế bào lên da non, giúp vết thương mau khép miệng.

Trong thời gian phục hồi, cần tránh một số hoạt động thể chất và thể thao trong vài tuần hoặc vài tháng để chữa lành. Một số chấn thương có thể cần nẹp để giữ khớp cố định nhưng cần có chỉ định từ bác sĩ.

Bí quyết giữ xương chắc và cơ thể khỏe mạnh

Rất khó để có thể khẳng định chắc chắn bạn sẽ không bao giờ bị bầm tím, nhưng một vài thay đổi trong lối sống có thể giúp xương chắc khỏe, hạn chế các tổn thương xương khớp, bao gồm: duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hoạt động thể chất thường xuyên, tập luyện, chơi thể thao đúng kĩ thuật.

Xương có xu hướng yếu đi theo tuổi tác và một số thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống quá nhiều rượu có thể làm suy yếu xương của bạn. Ngoài ra, đừng quên bổ sung đủ Canxi, vitamin D và các loại rau củ quả nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C giúp tăng hấp thu Canxi như cải xoăn, cà chua, chuối, dứa, cam, ổi,...