Sau một chấn thương, trên da có thể xuất hiện khối máu tụ. Khối máu tụ là gì và có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

I. Khái niệm chung về tụ máu

1. Khối máu tụ là gì?

Khối máu tụ có tên tiếng anh là Hematoma, là một tập hợp máu bị tụ lại một chỗ dưới da.

Tụ máu xuất hiện khi cơ thể bị chấn thương, va đập, khiến các mạch máu bị vỡ, máu chảy vào các mô xung quanh. Khác với tình trạng xuất huyết, nó không chảy máu liên tục mà đông lại một phần tạo nên vết màu xanh tím.

2. Nguyên nhân gây ra khối máu tụ

Tụ máu dưới da là kết quả của một chấn thương vật lý, có thể xảy ra do va chạm đơn thuần, ngã xe đến tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay do chơi thể thao. Ngoài những nguyên nhân đó, một số yếu tố bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến tình trạng này như:

Tác dụng phụ của thuốc chống đông máu (aspirin, warfarin, clopidogrel, dipyridamole…)

Một số bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn như: 

+ Nhiễm trùng Finger

+ Viêm cột sống dính khớp

+ Bệnh nấm móng

Hội chứng khoang là một biến chứng hiếm gặp của chảy máu và tụ máu do chấn thương.

Mang thai có liên quan đến xuất huyết dưới màng đệm khoảng 25%. Đây là loại bất thường phổ biến nhất ở thai phụ, phát hiện nhờ vào các chẩn đoán hình ảnh.

3. Tụ máu dưới da có nguy hiểm không?

Phần lớn trường hợp tụ máu dưới da nhẹ, có thể tự tan ra và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây vẫn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chịu tổn thương và cần được can thiệp, chăm sóc đúng cách.

Tụ máu dưới da nguy hiểm hay không đôi khi còn phụ thuộc vào vị trí tổn thương. Với những khối máu tụ lớn có thể gây nguy hiểm do gây áp lực lên các mạch máu, cản trở lưu thông máu trong cơ thể. Những khối tụ máu ở đầu, cần phải đến bệnh viện thăm khám ngay.

Những trường hợp này, người bệnh cần nhanh chóng tìm biện pháp giúp tan máu tụ, nhằm giảm thiểu sưng nề, đau đớn, giúp bảo đảm sức khỏe toàn trạng.

II. Điều trị tụ máu dưới da

1. Chẩn đoán tụ máu dưới da

Trên lâm sàng không có xét nghiệm máu đặc hiệu để đánh giá mức độ tổn thương của vết máu bầm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình các bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm như: Tổng phân tích tế bào máu, chỉ số đông máu, chỉ số trao đổi chất, xét nghiệm chức năng.

Một số các chẩn đoán bằng hình ảnh khác bao gồm chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI.

2. Điều trị khối máu tụ dưới da nhanh, hiệu quả bằng thuốc Long huyết P/H

Với những khối máu bầm do va đập nhẹ, mức độ tổn thương không quá sâu, bạn có thể làm tan máu tụ tại nhà bằng một số phương pháp an toàn.

Một trong các phương pháp được các chuyên gia khuyên dùng là uống thuốc từ thảo dược thiên nhiên giúp tan máu bầm, giảm sưng nề, mau lành vết thương.

Trên thị trường hiện nay, có duy nhất sản phẩm thuốc Long huyết P/H được Bộ Y Tế công nhận là THUỐC ĐIỀU TRỊ vết bầm tím. Thuốc có thành phần từ dược liệu huyết giác, đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng trong nước và trên thế giới khẳng định tác dụng tan máu bầm, giảm đau, kháng viêm, mau lành vết thương nhanh chóng, hiệu quả của loài cây này.

Bạn có thể mua Long huyết P/H tại hiệu thuốc và sử dụng tại nhà để giúp tan bầm tím, giảm sưng đau.

3. Chữa tụ máu bằng phương pháp R.I.C.E

R.I.C.E. là những chữ cái đầu viết tắt của các từ tiếng Anh Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (gạc ép) và Elevation (nâng cao). Các bước này có thể dùng để điều trị khối tụ máu trên cánh tay hoặc chân tại nhà và cần thực hiện hàng ngày để có kết quả tốt nhất.

Cố gắng áp dụng phương pháp R.I.C.E. ngay khi khối tụ máu xuất hiện để tối đa hóa hiệu quả hồi phục và chữa lành.

3.1 Duy trì trạng thái nghỉ ngơi ở tay hoặc chân

Bạn cần để yên vùng tổn thương trong 24-72 tiếng đầu tiên khi khối tụ máu xuất hiện. Cách này sẽ ngăn ngừa chảy máu thêm và giúp làm lành vùng bị thương.

Một số bác sĩ khuyến nghị rằng bạn nên để cho các chi có khối tụ máu nghỉ ngơi ít nhất 48 tiếng. Thời gian nghỉ tùy thuộc vào kích thước của khối tụ máu.

3.2 Chườm đá

Chườm đá lên vùng tổn thương mỗi ngày nhiều lần, mỗi lần 20 phút trong 48 giờ đầu. Quấn túi đá trong khăn và chườm lên da, hoặc dùng đá mát-xa trên chân hoặc tay bị thương. Cách này sẽ giúp giảm đau và sưng ở khối tụ máu.

Để mát-xa bằng đá, bạn hãy đông lạnh nước trong cốc nhựa xốp. Lót một mảnh vải lên vùng tổn thương và cầm cốc đá áp lên.

Không bao giờ được chườm đá hoặc túi đá trực tiếp lên da, vì điều này sẽ tăng nguy cơ bỏng lạnh.

Sau 48 tiếng đầu tiên, bạn có thể chườm gạc nóng, chẳng hạn như tấm sưởi hoặc một chiếc khăn thật ấm, 2-3 lần mỗi ngày để giúp cơ thể hút lại lượng máu trong khối tụ máu.

3.3 Sử dụng băng ép để giảm sưng

Dùng băng quấn hoặc băng ép đàn hồi băng lên khối tụ máu cho đến khi bớt sưng. Bạn có thể tìm mua băng quấn và băng ép đàn hồi tại các hiệu thuốc.

Bạn cần duy trì băng ép trên vùng tổn thương ít nhất 2-7 ngày. Đảm bảo băng đúng và chặt nhưng không chặn dòng máu lưu thông đến các chi.

Băng quấn quá chặt đến mức cắt đứt dòng lưu thông máu sẽ gây cảm giác nhói hoặc da đổi màu, chẳng hạn như tím đậm hơn hoặc tái nhợt.

3.4 Nâng cao vùng tổn thương

Bước này giúp giảm đau và sưng. Kê tay hoặc chân có khối tụ máu lên ghế hoặc chồng gối sao cho cao hơn mức tim.

III. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng tụ máu nghiêm trọng hoặc kích thước của vệt máu bầm tiếp tục tăng lên. Những trường hợp nghiêm trọng như tụ máu dưới da đầu, tụ máu trong não (dưới màng cứng) hoặc tụ máu ngoài màng cứng thường cần được chăm sóc y tế và phẫu thuật nhanh chóng, đặc biệt nếu chúng liên quan đến các vấn đề về thần kinh.

Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.