Bài viết dưới đây là một tài liệu đáng tin cậy, tổng hợp tất cả các cách làm tan máu bầm ở mắt nhanh nhất hiện nay, giúp bạn có thêm thông tin tham khảo để áp dụng cho bản thân và gia đình.

1. Nguyên nhân nào khiến vùng quanh mắt bị bầm tím?

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng máu bầm ở vùng mắt là do các mạch máu bị tổn thương hoặc bị vỡ do ngoại lực mạnh tác động.

Các ngoại lực thường gặp như: Bị té ngã, va đập, bị đấm hoặc do thực hiện các biện pháp phẫu thuật mắt, tiểu phẫu/phẫu thuật thẩm mỹ vùng mắt như cắt mí, bấm mí, lấy mỡ mắt…

Một số nguyên nhân khác như mắt phải hoạt động với cường độ cao trong thời gian dài, thức khuya xem tivi, làm việc trước màn hình máy vi tính lâu,...

Tình trạng này sẽ làm khuôn mặt bạn mất tính thẩm mĩ, nặng hơn khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau đớn, bất tiện, cản trở khả năng quan sát.

Vết bầm tím ở mắt khiến bạn mất thẩm mĩ và gặp trở ngại trong giao tiếp

2. Đánh giá mức độ bầm tím ở vùng quanh mắt

Bạn có thể tự soi gương quan sát để kiểm tra mức độ bầm tím, tụ máu của vùng mắt và mí mắt. Đánh giá dựa trên kích thước, vị trí, độ đậm nhạt của vết máu tụ. 

Với những tổn thương lớn do va đập mạnh hay sau phẫu thuật cắt mí, nhấn mí, nhiều khi có thể đi kèm thêm biểu hiện sưng nề và đau nhức vùng mắt.

Nếu tình trạng chuyển biến xấu như thị lực có xu hướng thay đổi hoặc cơn đau nhức ở mắt phát sinh liên tục thì bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để áp dụng các phương pháp chữa trị y tế.

Với những trường hợp nhẹ hơn, không cần can thiệp y tế, bạn chỉ cần áp dụng một số biện pháp tại nhà đơn giản.

3. Cách làm tan máu bầm ở mắt hiệu quả và nhanh nhất

Có rất nhiều cách làm tan máu bầm ở mí mắt khác nhau đem lại mức độ hiệu quả tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng máu bầm ở mí mắt.

3.1 Chườm lạnh và chườm nóng là biện pháp chữa bầm tím mắt đầu tiên cần áp dụng

Chườm lạnh sẽ giúp các mạch máu tổn thương co lại, ngăn chặn việc chảy máu, nhờ đó làm giảm tình trạng tổn thương mạch máu, giảm mức độ bầm tím ở mắt.

Với những trường hợp phẫu thuật mắt, sau cắt mí hoặc nhấn mí bác sĩ thường khuyên chườm lạnh trong 2 ngày đầu. Chườm lạnh còn giúp bạn thư giãn, thoải mái, làm giảm cảm giác khó chịu quanh mắt.

Sau 48 giờ đầu chườm lạnh, từ ngày thứ 3 trở đi sẽ thay thế bằng chườm ấm. Việc chườm ấm sẽ giúp tăng lưu thông máu, giúp tan máu tụ ở mắt, mí mắt. Lưu ý giữ nhiệt độ phù hợp, độ ấm vừa phải, tránh chườm quá nóng.

Chườm đá lạnh giúp chữa bầm tím mắt

Chườm đá lạnh giúp tan bầm tím mắt

Hướng dẫn thao tác chườm nóng, chườm lạnh để giảm sưng bầm mắt:

- Một lần chườm từ 5-15 phút, mỗi lần cách nhau 2-3 tiếng, 1 ngày chườm 5-6 lần.

- Chườm lạnh: Dùng khăn sạch, cuốn đá lạnh sau đó áp nhẹ lên khu vực mắt bị bầm tím. Chườm lạnh chỉ hữu hiệu trong vòng tối đa 2 ngày khi bị thương.

- Chườm nóng: Dùng khăn sạch ngâm vào tô nước nóng khoảng 40 – 70 độ, sau đó lấy khăn ra và vắt thật khô, áp nhẹ lên vùng mắt bị bầm tím.

3.2 Massage nhẹ nhàng vùng quanh mắt theo vòng tròn

Để làm tiêu máu tụ ở mắt, massage cũng là một cách vô cùng hiệu quả. Trong quá trình massage, vùng mí mắt sẽ được làm ấm lên, giúp tăng cường lưu lượng máu tới khu vực mắt, giúp tan cục máu đông, giảm bầm tím.

Cách thực hiện: Massage xung quanh mắt theo hình tròn cùng chiều kim đồng hồ quay, sau đó đổi lại chiều ngược kim đồng hồ quay; Miết nhẹ nhàng từ vị trí mí mắt trên sang hướng thái dương, sau đó đổi vị trí mí mắt dưới sang hướng thái dương…

Nên massage vùng mắt khoảng 3 lần mỗi ngày, vào sáng – trưa – tối. Nếu thực hiện phương pháp này khiến bạn cảm thấy đau hoặc tình trạng sưng nề, bầm tím vẫn chưa giảm thì bạn nên cân nhắc ngừng ngay lập tức.

3.3 Lăn trứng gà luộc

Đây là cách làm tan máu bầm ở mắt nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần một quả trứng gà hoặc trứng vịt đã được luộc chín, bóc vỏ (trứng luộc có thể bóc vỏ hoặc dùng khăn sạch bọc lại, nhưng tốt nhất nên bóc vỏ để tạo cảm giác mềm mại) và đợi một lúc để sức nóng giảm bớt rồi lăn qua lăn lại tại vùng bị bầm tím cho đến khi nào trứng nguội dần thì thôi. Thực hiện mỗi ngày từ 1 đến 2 lần.

3.4 Uống vitamin C

Vitamin C tuy là chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da, chống oxy hóa nên nó rất hữu ích cho việc làm tan máu bầm, thâm tím tại mắt cũng như tất cả các vị trí khác trên cơ thể. Khi mắt bị thâm, bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể thông qua những loại trái cây có vị chua như: Bưởi, quýt, cam, ổi, dâu tây hay những loại rau có màu xanh đậm.

3.5 Ăn hoặc uống nước dứa 

Trong quả dứa (trái thơm) có chứa enzym Bromelain. Loại enzyme này có khả năng phân giải các protein gây tắc nghẽn máu ở các mô, qua đó làm giảm tình trạng bầm tím.Bạn có thể ăn trực tiếp, nấu canh hoặc ép nước để uống mỗi ngày đều được.

3.6 Bôi nước ép cải bắp

Ngoài là một nguyên liệu nấu ăn, cải bắp còn là một nguyên liệu giúp giảm thâm tím ở mắt hiệu quả mà ít người biết. Bên cạnh đó nó còn có khả năng kháng viêm rất tốt.

Cách thực hiện: Lá cải bắp rửa sạch rồi cho vào máy xay nát ra, vắt lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm nước cải bắp rồi bôi trực tiếp lên vùng mí mắt đang bị bầm tím.

3.7 Đắp khoai tây

Khoai tây không chỉ thực phẩm mà còn được xem là vị thuốc làm tan máu bầm ở mắt hiệu quả. Thực hiện bằng cách rửa sạch khoai tây, gọt vỏ và thái thành từng lát mỏng rồi đem đắp lên vùng mắt.

3.8 Uống thuốc thảo dược Long huyết P/H

Thuốc Long huyết P/H là một trong những thuốc giúp tan bầm tím nhanh nhất hiện nay. Đây là cách áp dụng đối với những trường hợp bị máu bầm ở mắt mức độ từ nhẹ đến nặng được các bác sĩ thường xuyên kê đơn.

Thuốc tan bầm tím Long huyết P/H có thành phần từ thảo dược rất an toàn, không có tác dụng phụ. Có tác dụng xóa vết bầm trên mắt, tăng cường máu đến các mô bị tổn thương, kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, mau lành vết thương.

Thuốc có mặt trên thị trường khoảng 10 năm, bạn có thể mua dễ dàng ở các hiệu thuốc trên toàn quốc hoặc đặt online tiện dụng.

4. Lưu ý đặc biệt để giúp vùng mắt mau hồi phục sau tổn thương

- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho đôi mắt. Sử dụng nước muối sinh lý để vừa vệ sinh mắt, vừa sát khuẩn để tránh viêm nhiễm hiệu quả nhất. Nước muối có độ lành tính cao và không gây tổn thương cho da mắt nhạy cảm sau khi sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

- Tránh để va chạm mạnh đến mắt như sờ nắn bóp, gãi, dụi mắt,…

- Tuân thủ chặt chẽ đúng theo chế độ chăm sóc mà bác sĩ căn dặn.

Trên đây là chia sẻ về cách làm tan máu bầm ở mắt hiệu quả nhất tại nhà mà các chuyên gia đã tổng hợp và ứng dụng thực tế. Hãy lưu lại những thông tin này để áp dụng khi cần kíp. Mọi câu hỏi thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1800 5454 35 để được bác sĩ tư vấn giải đáp về bầm tím mắt.