Nghiên cứu tại khoa Dược Học bệnh viện Trung tâm thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc (năm 2019)

Bàn chân đái tháo đường là một biến chứng nặng của bệnh đái tháo đường do tác dụng hiệp đồng của nhiễm trùng và bệnh lý mạch máu chi dưới. Các triệu chứng lâm sàng của người bệnh thường là: Loét da và tổn thương xương khớp ở chi dưới. Chẩn đoán bệnh lý bàn chân đái tháo đường tương đối đơn giản, tuy nhiên việc điều trị lại rất khó khăn. Bài viết này chủ yếu nghiên cứu hiệu quả lâm sàng của viên nang huyết giác trong điều trị loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường. Đối tượng nghiên cứu là 92 bệnh nhân biến chứng loét bàn chân do đái tháo đường nhập viện từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 7 năm 2018. Các vấn đề nghiên cứu cụ thể được báo cáo như sau:

1. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

1.1 Tư liệu nghiên cứu

92 bệnh nhân loét bàn chân do đái tháo đường nhập viện được lựa chọn ngẫu nhiên làm đối tượng nghiên cứu. Họ được chia thành hai nhóm theo kế hoạch điều trị và các loại thuốc sử dụng khác nhau. Nhóm nghiên cứu gồm 46 case, trong đó có 25 nam, 21 nữ, độ tuổi từ 65 đến 82, tuổi trung bình là (74,9±1,7), thời gian mắc bệnh tiểu đường từ 3-14 năm, thời gian mắc bệnh trung bình là (8,2± 1,6) năm. Nhóm đối chứng gồm 46 case, trong đó có 26 nam, 20 nữ, độ tuổi từ 64-81, tuổi trung bình là (74,5±1,8), thời gian mắc bệnh tiểu đường từ 3 đến 13 năm, thời gian mắc bệnh trung bình là (8,1±1,7) năm. Sau khi phân tích số liệu chung của hai nhóm bằng phần mền thống kê cho thấy sự sai lệch về số liệu là rất nhỏ (P>0,05) và có thể đảm bảo kết quả so sánh. Tất cả bệnh nhân đều được thông báo về kế hoạch điều trị và tự nguyện tham gia nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu đã được Bệnh viện và uỷ ban đạo đức thông qua, phù hợp với các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

1.2 Phương pháp

Nhóm nghiên cứu được điều trị bằng viên nang huyết giác, nhóm đối chứng được điều trị bằng các thuốc thường quy. Bệnh nhân ở cả hai nhóm đều được dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và sử dụng thuốc kiểm soát lượng đường trong máu trong quá trình điều trị. Nhóm đối chứng, bệnh nhân được sát trung bằng Idophor, sau khi cắt lọc, làm sạch vết thương, dùng gạc tẩm kháng sinh đắp bên ngoài vết thương, thay băng ngày 1 lần trong 20 ngày liên tục.

Quy trình cắt lọc, làm sạch vết thương đối với bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu cũng tương tự với nhóm đối chứng. Sau khi sát trùng, lấy một viên nang huyết giác trộn với dung dịch Iodophor để tạo thành hỗn hợp sệt và bôi lên vùng vết thương, quấn lại bằng gạc và thay băng mỗi ngày 1 lần trong 20 ngày liên tục.

Bàn chân đái tháo đường là một biến chứng nặng của bệnh đái tháo đường do tác dụng hiệp đồng của nhiễm trùng và bệnh lý mạch máu chi dưới

1.3 Tiêu chí đánh giá

(1) Hiệu quả điều trị lâm sàng của hai nhóm được chia thành “hiệu quả rõ rệt”, “có hiệu quả” và “không hiệu quả”. Tỉ lệ bệnh nhân có hiệu quả = Hiệu quả ro rệt + có hiệu quả/ tổng số bệnh nhân x 100%.

  • Hiệu quả rõ rệt: Tất cả các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân đều không còn, phân độ theo Wagner- Armstrong giảm xuống không dưới 2 độ so với trước điều trị , diện tích vết thương liền trên 80%.
  • Có hiệu quả: Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân thuyên giảm, phân độ Wagner- Armstrong giảm xuống 1 độ so với trước điều trị, diện tích vết thương liền từ 45% đến 80%.
  • Không hiệu quả: Bệnh nhân không cải thiện triệu chứng, thậm chí có xu hướng tăng lên

(2) Ghi lại tình trạng hồi phục vết loét của hai nhóm bệnh nhân sau điều trị, bao gồm đánh giá diện tích liền miệng của vết loét, thời gian hình thành tổ chức hạt, thời gian liền vết thương, đánh giá mức Protein phản ứng C (CRP) của bệnh nhân trước và sau điều trị.

2. Kết quả

2.1 So sánh hiệu quả lâm sàng của hai nhóm

Hiệu quả lâm sàng của hai nhóm được đánh giá theo bảng 1 dưới đây, qua đây nhận thấy tần suất bệnh nhân “có hiệu quả” của nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm đối chứng, sự sai lệch trong thống kê là rất nhỏ (P<0.05).

Nhóm

Số case

Hiệu quả rõ rệt

Có hiệu quả

Không hiệu quả

Số case/ Tỉ lệ có hiệu quả điều trị

Nghiên cứu

  1.  

25

18

3

43 (93,48%)

Đối chứng

  1.  

16

22

8

38 (82,61%)

2.2 Mức độ lành vết loét và protein phản ứng C của hai nhóm bệnh nhân

Kết quả được ghi ở bảng 2 dưới đây, qua đó thấy rằng, quá trình liền vết thương của nhóm nghiên cứu tốt hơn so với nhóm đối chứng. Sau điều trị, nồng độ CRP ở bệnh nhân nhóm nghiên cứu giảm xuống nhiều hơn so với nhóm đối chứng, sự sai lệch trong thống kê là rất nhỏ (P<0,05).

Nhóm

Mức độ liền vết loét

Chỉ số CRP

Diện tích liền miệng vết loét (%)

Thời gian hình thành tổ chức hạt (ngày)

Thời gian liền vết thương (ngày)

Trước điều trị

Sau điều trị

Nghiên cứu (n=46)

44.9±9.5

 

6.7±5.2

 

32.4±12.1

 

16.5±4.2

 

8.1±3.4

 

Đối chứng (n=46)

35.4±8.5

 

10.4±5.7

 

47.3±14.6

 

16.4±3.9

 

9.7±3.9

 

3. Thảo luận

Bệnh lý bàn chân đái tháo đường có thể gây tàn tật vĩnh viễn hoặc có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh nêú xảy ra nhiễm trùng toàn thân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hơn 78% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng bàn chân phải cắt cụt chi, bệnh lý bàn chân đái tháo đường gây ra những gánh nặn về tinh thần và tái chính cho bản thận người bệnh và xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý bàn chân đái tháo đường là do cơ thể người bệnh có rối loạn chuyển hoá đường, lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài, các mao mạch thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng gây ra. Phân tích đặc điểm của bệnh nhân có bệnh lý bàn chân đái tháo đường có thể thấy sức đề kháng tương đối kém, thể trạng suy nhược, nguy cơ nhiễm trùng cao chính vì vậy khi xây dựng kế hoạch điều trị cần bắt đầu từ việc cải thiện tuần hoàn máu, đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh và điều trị chống nhiễm trùng. Viên nang huyết giác là thuốc thành phẩm Đông dược với thành phần là vị thuốc huyết giác, hoạt chất chính trong vị thuốc huyết giác là saponin có tác dụng kích hoạt tuần hoàn máu, làm tan huyết ứ, cầm máu và giảm đau. Sau khi được nghiên cứu ứng dụng trên cơ thể người, vị thuốc huyết giác có tác dụng tăng đàn hồi mao mạch, tăng cường hoạt động của tế bào, chống viêm, diệt khuẩn, giảm tiết mủ và cải thiện lưu thông máu cục bộ. Nghiên cứu năm 2016 của tác giả Sun Jia Jun đã chỉ ra rằng, huyết giác có lợi ích đáng kể trong việc điều trị bệnh lý bàn chân đái tháo đường, vị thuốc có khả năng thúc đẩy tốc độ sửa chữa mô tại vết loét, đẩy nhanh quá trình liền vết thương.

Trong nghiên cứu của bài viết này, huyết giác được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh lý bàn chân đái tháo đường, hiệu quả đem lại rất đáng kể, thời gian liền vết thương được rút ngắn, chỉ số protein phản ứng C (CRP) giảm đáng kể, điều này chứng tỏ tình trạng viêm của bệnh nhân được kiểm soát hiệu quả, chứng minh việc ứng dụng huyết giác cho bệnh nhân đái tháo đường biến chứng bàn chân đen lại hiệu quả khả quan.

Tóm lại, dùng huyết giác kết hợp trong điều trị bệnh lý bàn chân đái tháo đường có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị, thời gian liền vết loét nhanh hơn, đồng thời tình trạng viêm được cải thiện tốt, có thể đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và phát triển trên lâm sàng.

Thuốc thảo dược

LONG HUYẾT P/H

Tan bầm tím – Giảm phù nề - Mau lành vết thương

Thành phần: 

 (Cho 1 viên) Cao khô huyết giác 280mg (tương đương với 4g dược liệu)

Công dụng:
Hành huyết, tiêu sưng, tiêu huyết ứ, giảm đau.

Long Huyết P/H giúp:
- Trị bầm tím, làm tan nhanh các vết bầm tím, máu tụ dưới da, phù nề, sưng đau do va đập, bị té ngã, đánh nhau, tai nạn giao thông, lao động, thể thao hoặc sau phẫu thuật chấn thương, chỉnh hình, phẫu thuật thẩm mỹ.
- Thúc đẩy quá trình lên da non. Giúp vết phẫu thuật, loét, trầy xước, mau lành, vết thương hở ngoài da mau lành, chóng "liền miệng", hạn chế để lại sẹo xấu, sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Cách dùng - Liều dùng:
Ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Người lớn 4 – 6 viên/lần. Trẻ em 2 – 3 viên/lần.

Công ty TNH Đông dược Phúc Hưng
96 – 98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông – Hà Nội
https://longhuyetph.vn/
https://www.facebook.com/longhuyetph

HOTLINE (Miễn cước): 1800 5454 35 – Zalo 0916 561 338
Số giấy xác nhận: 0791/2018/XNQC/QLD

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI DÙNG