Cây huyết giác còn có tên gọi khác là Cau rừng, Cây xó nhà, Dứa dại, Trầm dứa, Giác ông, Giác máu, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái), Dragon tree (Anh), dragonnier de Loureiro (Pháp).

Tên khoa học: Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep., họ Huyết dụ (Dracaenaceae).

Cây huyết giác là loại cây nhỡ, cao tới 10m, to 30cm, ở gốc thân thẳng, một số thân già hoá gỗ, rỗng giữa màu đỏ nâu, nhánh có thẹo lá to, ngang. Lá hình lưỡi kiếm, cứng, màu xanh tươi, mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo. Thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn. Cụm hoa mọc thành chùm dài tới 1m, Hoa tụ từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ, đường kính 7-8 mm, màu lục vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1 cm. khi chín màu đỏ, chứa 3 hạt. Hạt hình cầu, đường kính 6-7 cm.

Dược liệu: Lõi gỗ hình trụ rỗng ở giữa hoặc đôi khi là những mảnh gỗ có hình dạng và kích thước khác nhau, màu đỏ nâu. Chất cứng chắc không mùi, vị hơi chát.

Bộ phận dùng: Phần thân hoá gỗ màu đỏ (Lignum Dracaenae cambodianae). Thường gọi là Long huyết kiệt hay huyết giác.

Nguồn gốc xuất xứ của cây huyết giác

Cây huyết giác có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới như châu Á và châu Phi. Theo thần thoại Hy Lạp, cây phát triển rất chậm, trong vòng một năm thân cây phát triển dày thêm chỉ được dưới 1 cm. Huyết giác cần hàng trăm năm để phát triển thành một cây trưởng thành. Cây huyết giác có sức sống rất mãnh liệt, theo nghiên cứu khoa học, cây huyết giác có mặt trên trái đất từ 8.000 năm trước, trải qua rất nhiều thời kì thay đổi địa chất của địa cầu, cây vẫn sinh trường và phát triển cho đến tận ngày nay.

Huyết giác phân bố nhiều ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia. Ở nước ta, cây mọc trên các núi đá vôi trong đất liền và hải đảo từ Bắc vào Nam, thường phân bố nhiều nhất ở vùng Quảng Ninh, Chùa Hương, Ninh Bình…

Huyết giác thu hái quanh năm, lấy gỗ của những cây huyết giác già, lâu năm đã chết, lõi gỗ đã chuyển màu đỏ nâu, bỏ phần vỏ ngoài, gỗ mục và giác trắng thái lát và phơi hay sấy khô.

Huyết giác từ thời xưa đến nay vẫn được mệnh danh là phương thuốc thần kì và bí truyền trong dân gian. Tác dụng lớn nhất của huyết giác là chống lão hóa, tăng cường sinh lực, là một trong những sản phẩm bí truyền mà vua chúa thời xưa hay dùng để tăng cường sức khỏe chốn hậu cung. Tuy nhiên, do  sự hiểu biết của dân gian còn hạn chế nên ít được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả.

Đặc điểm của vị thuốc huyết giác

Vị thuốc huyết giác là phần chất gỗ màu đỏ nâu ở gốc của các cây huyết giác già cỗi. Trong quá trình sinh trưởng cây huyết giác vì bị ảnh hưởng  những tác động của yếu tố bên ngoài như vi sinh vật, nấm, hoặc côn trùng…lên thân cây. Để bảo vệ mình, cây huyết giác tự sinh ra một loại nhựa có màu đỏ tươi để chống lại những tác động bên ngoài đó, cứ như thế trải qua hàng trăm năm sinh trưởng của cây, lượng nhựa cây tiết ra càng nhiều, và dần dần chuyển thành màu đỏ sẫm. Nhựa cây tiết ra trải qua thời gian dài trở thành một dạng cao cứng, đó chính là vị thuốc huyết giác.

Vị thuốc huyết giác dạng khối có màu đỏ sẫm, có phản quang, cũng có dạng bột nhỏ màu đỏ tươi. Vị thuốc huyết giác có tính giòn, dễ vỡ, xốp, có mùi thơm nhẹ, và hơi hắc, vị có cảm giác hơi chát. Hòa tan trong methanol, ethanol, và dung dịch kiềm loãng, không tan trong nước, ether và dung dịch axit loãng.

Thành phần hóa học chính của vị thuốc huyết giác chính là các hợp chất của lourerin B, ngoài ra còn các thành phần khác như flavonoid, saponin, alkaloid có lợi cho sức khỏe con người .

Theo đông y, vị thuốc huyết giác có vị đắng chát, tính bình, có tác dụng bổ huyết chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ hành khí,kháng khuẩn và giảm đau, được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bong gân, đau nhức xương,… Dùng ngâm rượu uống hoặc xoa bóp ngoài da.

Theo các tài liệu về Đông y cổ xưa, vị thuốc huyết giác đã được biết đến như một vị thuốc quý có tác dụng chống não hóa và trường thọ do khả năng tái tạo tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch và lưu thông khí huyết.

Khoa học hiện đại đã nghiên cứu huyết giác như một nguyên liệu tuyệt vời trong y học và mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp. Thành tố chính trong sản phẩm cao tinh chế từ cây huyết giác là vị thuốc huyết giác có tác dụng hoạt huyết, làm bền vững thành mạch máu, phá vỡ gốc cholesterol tự do trong thành mạch giúp máu lưu thông dễ dàng.

Thuốc đông dược Long huyết P/H - Tinh hoa từ vị thuốc "thần kỳ"

Thuốc đông dược Long huyết P/H bào chế từ cao khô huyết giác có tác dụng hoạt huyết giúp cho hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả hơn, bơm máu tới đầy đủ các tế bào trong cơ thể, từ đó quá trình hình thành các tế bào mới và đào thải tế bào chết xảy ra nhanh hơn, cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Các võ sư ngày xưa vẫn hay dùng huyết giác như một vị thuốc làm tan máu bầm, trị nội ngoại thương, tiêu viêm, sát trùng vết thương hở. Huyết giác cũng là một trong những thành tố chính tạo bí kíp riêng có của các bậc thầy làng võ cổ truyền.

Long huyết P/H đã được cấp phép là THUỐC ĐIỀU TRỊ, đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất của cao huyết giác, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của Tổ chức y tế thế giới GMP – WHO giúp đảm bảo giữ được tác dụng dược lý của vị thuốc quý.