Các vị thuốc thảo dược Đông y xưa nay đa phần được biết tới là phần rễ, thân hay lá, hoa, quả của một loài thực vật nào đó. Tuy nhiên, vị thuốc huyết giác lại rất đặc biệt. Bởi thành phần dùng làm thuốc của cây huyết giác là phần thân hóa gỗ màu đỏ đặc biệt: phần thân hoá gỗ màu đỏ này chỉ tìm thấy ở những cây già cỗi lâu năm trên các vách núi đá. Trải qua phong hóa của tự nhiên cùng gió, bão, cây bị già cỗi chết đi, khi đó, phần gỗ màu đỏ của cây mới được sử dụng và có tác dụng chữa bệnh.

Từ lâu, vị thuốc “bí ẩn” huyết giác đã được các võ sư gọi là bài “thuốc đòn” dùng để chữa lành chấn thương, bong gân, bầm tím do tập luyện. Tác dụng này của vị thuốc huyết giác cũng đã được các chuyên gia ghi lại trong các cuốn bách khoa toàn thư về dược liệu. Điển hình như cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi có ghi: “Huyết giác được dùng để chữa các trường hợp ứ huyết, bị thương máu tím bầm không lưu thông. Dùng được cho cả nam và nữ. Với liều dùng từ 10 đến 20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc ngâm rượu và xoa”.

Để đảm bảo chất lượng của vị thuốc này, Dược điển Việt Nam V có quy định hàm lượng loureirin B không được dưới 0,2% tính theo dược liệu khô kiệt. Cùng điểm qua một số thông tin cơ bản về vị thuốc huyết giác:

1. Cây huyết giác

Tên gọi khác là cây xó nhà, cây dứa dại, cây giáng ông.

Đây là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 – 1,5m, có thể tới 2 – 3m, sống lâu năm. Thân phân thành nhiều nhánh.

Lá hình lưỡi kiếm, cứng, màu xanh tươi, mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo. Thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn. Cụm hoa mọc thành chùm dài. Hoa tụ từng 2 – 4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt.

Quả mọng hình cầu. Khi khô có màu đen, hạt hình cầu, đường kính 6 – 7cm.

Mùa hoa quả: tháng 2 – 5.

Loài cây huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ngày nay huyết giác cũng được trồng như một loại cây cảnh. Tuy nhiên phải những cây già, đã chết và đổ nát mới có gỗ. Những cây đã thành huyết giác có màu đỏ hoặc có nhiều đám màu đỏ, mùi vị không có gì đặc biệt. Trong những chỗ màu đỏ có cảm tưởng như do một loài sâu nào đục khoét gây ra.

Huyết giác được trồng như một loại cây cảnh nhưng phần lấy làm thuốc thường chỉ có ở những cây già cỗi lâu năm trên các vách núi đá (Ảnh minh họa)

2. Tên khoa học của vị thuốc huyết giác

Vị thuốc huyết giác, tên khoa học là Lignum Dracaenae. Là lõi gỗ phần gốc thân có chứa chất màu đỏ đặc biệt, đã phơi hay sấy khô của cây huyết giác, thuộc họ huyết giác (Dracaenaceae).

3. Vị thuốc huyết giác

Lõi gỗ hình trụ rỗng ở giữa hoặc đôi khi là những mảnh gỗ có hình dạng và kích thước khác nhau, màu đỏ nâu. Chất cứng chắc không mùi, vị hơi chát.

4. Thu hái và bào chế

Thu hái

Hiện nay chưa rõ nguyên nhân do sâu hay do loại nấm này gây ra huyết giác và từ cây chết đến khi có huyết giác là bao nhiêu năm. Khả năng thu mua huyết giác hằng năm của ta có thể lên tới 20 – 30 tấn. Việc thu hái có thể tiến hành quanh năm. Chặt về phơi khô là được. Huyết giác hiện nay được thu mua để dùng trong nước và xuất sang Trung Quốc.

Bào chế

Thu hái quanh năm, lấy gỗ của những cây huyết giác già, lâu năm đã chết, lõi gỗ đã chuyển màu đỏ nâu, bỏ phần vỏ ngoài, gỗ mục và giác trắng, thái lát và phơi hay sấy khô.

5. Thành phần hoá học

Theo nghiên cứu sơ bộ của Việt Nam, huyết giác không chứa chất nhựa.

Chỉ biết trong huyết giác có chất màu đỏ tan trong cồn, aceton, acid, không tan trong ête, clorofoc và benzen. Với kiềm, màu đỏ vàng lúc đầu chuyển sang màu da cam (Bộ môn Dược liệu và thực vật Trường đại học Dược Hà nội, 1961).

6. Tác dụng dược lý

Được biết hoạt chất màu đỏ tan trong cồn, chuyển thành màu vàng cam trong môi trường kiềm từ cây huyết giác có vô vàn các tác dụng tuyệt vời.

- Tác dụng chống đông máu: Một thí nghiệm được tiến hành trên ống kính đánh giá khả năng đông máu từ dịch chiết của cây huyết giác. Kết quả cho thấy, chính dịch chiết đó đã ngăn cản khả năng kết tập tiểu cầu từ ADP gây nên.

- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm: Vẫn tiếp tục được tiến hành thí nghiệm trên ống kính từ dịch chiết huyết giác. Chỉ sau một thời gian rất ngắn dịch chiết này không chỉ ngăn chặn tốc độ phát triển của vi khuẩn Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus ) mà còn tiêu diệt tận gốc một số loại nấm như  Candida albicans xuất hiện xung quanh tấm kính.

Nghiên cứu khoa học về hoạt chất Dracagenin B trong huyết giác có hoạt tính kháng mạnh trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng và nấm sợi của PGS.TS Nguyễn Thị Hương được cấp bằng sáng chế vào tháng 9 năm 2011

- Giúp giãn mạch, giảm đau nhanh: Theo kết quả nghiên cứu đề tài của dược sĩ Đặng Thị Mai An - Bộ môn Thực Vật, Đại học Dược Hà Nội cho biết: “Tiến hành nghiên cứu tác dụng giãn mạch trên tai thỏ cho thấy với dịch chiết huyết giác tan trong rượu với nồng độ 1/270 cho cả tác dụng giãn mạch và giảm đau”

- Tác dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh: Trong thành phần cao khô huyết giác có hàng loạt các hoạt chất như Flavonoid, phenolic, Saponin... Chính các thành phần này giúp ngăn chặn các gốc tự do, chống oxy hóa, chống viêm tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể.

7. Công dụng và liều dùng

Công dụng

Giảm đau, tam máu ứ, sinh ra máu mới.

Chủ trị: Dùng uống chữa chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh.

Dùng ngoài: Vết thương cháy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền miệng.

Liều dùng

Ngày dùng từ 8g đến 12g, phối hợp trong các bài thuốc hoặc ngâm rượu xoa bóp hoặc uống.

8. Kiêng kỵ khi dùng huyết giác

Phụ nữ có thai không nên dùng.

Long huyết P/H là thuốc thảo dược được bào chế từ cao khô huyết giác. Long huyết P/H là một trong những sản phẩm có mức độ sử dụng rộng rãi, được các bác sĩ chuyên khoa nhắc đến như một sản phẩm thảo dược thiết yếu - không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình, giúp: Tan bầm tím, giảm phù nề, sưng đau, mau lành vết thương.

Long huyết P/H hiện là THUỐC ĐIỀU TRỊ đã được Bộ Y tế cấp phép, có thành phần từ 100% cao khô huyết giác, hàm lượng dược liệu cao: 280mg/1 viên nang. Thuốc được sản xuất trên dây truyền đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế thế giới GMP - WHO.