1. Tổng quan về các loại thuốc dùng cho vết thương hở

Những vết thương do xây xát, trầy xước, bị bỏng nhẹ… bạn nghĩ rằng nó sẽ khỏi nên mặc kệ nó, rồi sau đó thấy vết thương mưng mủ hoặc đau nhức một thời gian dài rồi mới khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều người dù bị một vết thương không quá nghiêm trọng nhưng không biết chăm sóc cũng có thể làm vết thương đó kéo dài cả tháng đến vài tháng mà không khỏi.

Cơ chế của thuốc dùng cho vết thương hở là giúp chống viêm, diệt khuẩn, bảo vệ và thúc đẩy quá trình lành vết thương

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng không cần băng bó lại vị trí bị thương mà nên để vết thương được thông thoáng, được “thở” thì mới chóng lành da. Nhưng thực chất việc làm này sẽ dễ khiến các vết thương hở bị vi khuẩn tấn công, khiến vị trí da bị thương khó tái tạo, phục hồi lại và lâu khỏi hơn. 

Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng, bị thương không cần uống thuốc, cơ thể có thể tự chữa lành thương. Tuy nhiên, cần biết rằng, việc sử dụng các loại thuốc trong điều trị vết thương hở nhằm mục đích kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, giúp cung cấp lưu thông máu đến để vết thương nhanh lên da non. Từ đó giúp rút ngắn thời gian điều trị hơn rất nhiều so với không dùng thuốc. 

2. Các loại thuốc bôi sử dụng cho vết thương hở trên thị trường hiện nay

2.1 Thuốc sát trùng

2.1.1 Oxy già

Oxy già là dung dịch có tác dụng giúp sát khuẩn, sát trùng, làm sạch mủ và đẩy các dị vật ra ngoài các vết thương. 

Thông thường oxy già được dùng cho các vết thương mới, vết thương có mủ hoặc các vết thương đang có hiện tượng nhiễm trùng và đặt biệt là các vết thương chứa dị vật. 

Đối với các vết thương đang lành, oxy già có thể làm tổn thương các mô mới đang được phục hồi.

Bạn không cần lo lắng khi thấy hiện tượng sủi bọt khi sử dụng oxy già vì phản ứng này hoàn toàn bình thường. 

Lưu ý: Không sử dụng oxy già có hàm lượng trên 3% vì có thể gây bỏng cho cơ thể. Oxy già nên được để tránh xa tầm tay trẻ em vì việc uống nhầm oxy già sẽ gây viêm thực quản và gây hoại tử ruột.

2.1.2 Cồn 

Thông thường cồn 70 độ được dùng để sát trùng vết thương, sát trùng da trước khi tiêm và diệt khuẩn các dụng cụ chăm sóc vết thương.

Cồn có nồng độ cao hơn 70 độ không có khả năng sát trùng. 

Lưu ý: Không để cồn gần lửa, tránh việc cồn bị bắn vào mắt và không được uống là những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng cồn. 

2.1.3 Cồn I-ốt

Cồn I-ốt thường được sử dụng khi sát khuẩn cho vết thương vì khả năng sát khuẩn mạnh mà i-ốt mang lại. 

Do có khả năng sát khuẩn mạnh nên cồn i-ốt còn có khả năng phá hủy các chất hữu cơ trên da, nếu dùng lâu còn có thể gây nhiễm độc i-ốt. 

Lưu ý: Không nên sử dụng cồn i-ốt với các vết thương sâu, da của trẻ em hay vùng da nhạy cảm. 

2.1.4 Thuốc đỏ

Thuốc đỏ thường được sử dụng như thuốc làm khô, chống lở loét vết thương hở. 

Tuy nhiên, do thành phần có chứa thủy ngân nên thuốc đỏ chỉ nên dùng trên các vết thương nhỏ và không gần mạch máu để tránh việc thủy ngân ngấm vào máu gây nguy hiểm đến cơ thể, nặng hơn có thể gây tử vong.

Lưu ý: Không dùng thuốc đỏ cho các vết thương hở, các vết thương gần mạch máu.

2.1.5 Thuốc tím

Trước khi bôi lên vết thương để sát trùng, thấm dịch và tiêu diệt một số vi khuẩn thì thuốc tím cần được pha loãng với nước. 

Tuy nhiên khả năng tiêu diệt vi khuẩn của dung dịch này không phải là tuyệt đối vì không thể tiêu diệt được một số loại vi khuẩn nhất định. 

2.1.6 Thuốc Prontosan

Đối với các vết thương hở mãn tính việc bị bao phủ bởi các mô hoại tử, các giả mặc hay Biofilm sẽ làm cho quá trình lành vết thương bị chậm lại. 

Do đó, việc loại bỏ các lớp bao phủ cứng đầu này là một việc vô cùng cần thiết để giữ cho vùng da bị thương được sạch sẽ từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi tốt hơn.

Thuốc Prontosan thường được sử dụng để giúp loại bỏ các mô chết, các dị vật, cũng như các lớp bao phủ ngăn cản quá trình lành của vết thương.

Prontosan còn có tác dụng giữ ẩm, diệt khuẩn cho các vết thương cấp và mãn tính. 

2.2 Thuốc bôi vết thương có tác dụng như kháng sinh

2.2.1 Silvirin

Việc bôi lên vị trí bị thương một lớp kem bảo vệ có chứa phân tử bạc sẽ giúp kháng khuẩn tại chỗ cho vết thương đó. 

Silvirin là một loại kem bôi vết thương hở của phức hợp sulfadiazine bạc. Các phân tử bạc trong thuốc khi kết hợp cùng protein sẽ giúp tiêu diệt, loại bỏ vi khuẩn.

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bôi này sẽ có thể làm giảm quá trình bong tróc và tiêu hủy của các mô chết trên vết thương. 

2.2.2 Madecassol Care oint

Cùng với Silvirin, Madecassol Care oint cũng thường được biết đến như một loại thuốc bôi vết thương hở có tác dụng giúp kháng khuẩn cho vùng da bị thương. 

Ngoài ra, sử dụng Madecassol Care oint còn giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa để lại sẹo trên da.

3. Tác dụng phụ của thuốc bôi vết thương hở

Các loại thuốc mỡ bôi lên vết thương hở chứa kháng sinh sẽ có thể gây ra hiện tượng viêm da tiếp xúc do tác dụng phụ của các hoạt chất polymyxin, neomycin và bacitracin. 

Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng những loại thuốc này trong thời gian dài và tìm sản phẩm thuốc bôi khác thay thế thích hợp hơn. 

Một số trường hợp còn gặp dị ứng nặng như hội chứng Lyell và hội chứng Stevens – Johnson do phản ứng với các thành phần có trong thuốc mỡ kháng sinh bôi lành da. 

4. Khi nào tuyệt đối không nên dùng thuốc bôi cho vết thương hở do tai nạn giao thông?

  • Thuốc bôi vết thương ngoài da không nên sử dụng lên trên các vết thương hở đang bị chảy nước hoặc đang ở giai đoạn cấp tính. 
  • Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giúp mau lành vết thương hở chứa kháng sinh khi chưa có tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Vì các hoạt chất kháng sinh có trong một số loại thuốc có thể thẩm thấu và hấp thu vào vết thương gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. 
  • Kem bôi dùng cho vết thương hở phải được bảo quản cẩn thận, khi mở nắp rồi thì không nên dùng lại trong thời gian quá lâu bởi vì các vi khuẩn có thể qua đó xâm nhập vào cơ thể.

5. Thuốc dạng uống như Long huyết P/H là biện pháp tối ưu nhất giúp vết thương nhanh lành

Như chúng ta đều biết, khi có vết thương hở là do các mao mạch máu bị tổn thương, vỡ ra, tràn vào các mô kẽ. Nếu chỉ dùng kem dạng bôi, hoạt chất không thể thẩm thấu sâu qua lớp biểu bì để tạo ra tác dụng. Nói về bản chất, kem bôi không có tác dụng thật sự với vết thương hở, nhất là những vết thương hở tổn thương sâu.

Bên cạnh đó, để đảm bảo thể chất được ổn định, trong thành phần của kem bôi người ta phải trộn thêm nhiều loại tá dược phụ. Với một số trường hợp bầm tím có vết thương hở, bầm tím do phẫu thuật thẩm mỹ, phun xăm hay bầm tím ở mắt, da rất nhạy cảm. Việc dùng kem bôi như vậy có khả năng gây kích ứng, nổi mụn nhọt, để lại sẹo lồi. Trên thị trường có nhiều loại sản phẩm kem bôi, kem trộn trôi nổi, không được kiểm soát rõ nguồn gốc. Sử dụng các loại này rất có hại cho sức khỏe.

Bởi vậy, khi bị tai nạn gây ra vết thương hở, sau khi sát trùng, cầm máu đúng cách, giải pháp tối ưu là nên sử dụng các loại thuốc uống tác dụng từ bên trong, giúp tăng tuần hoàn máu tới vùng tổn thương. Một trong số ít các loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng để giúp vết thương mau lành là thuốc thảo dược Long huyết P/H. Thuốc có ưu điểm hơn hẳn bởi những yếu tố như:

- Tác dụng sâu từ bên trong.

- Thành phần dựa trên bài thuốc bí truyền của võ sư, được dùng từ hàng trăm năm.nay, có chứng minh khoa học về tác dụng. Sử dụng càng sớm, hiệu quả càng rõ rệt từ 3-5 ngày.

- Không gây kích ứng, cơ chế tác dụng rõ ràng.

- Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Đông Dược Phúc Hưng, thương hiệu uy tín, đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc GMP.

Cơ chế tác dụng của thuốc thảo dược Long huyết P/H

Chắc hẳn khi đọc đến đây, bạn đã biết cách lựa chọn từng loại thuốc dùng cho vết thương hở khi bị tai nạn giao thông qua từng giai đoạn hồi phục rồi phải không? Để tham khảo thêm thông tin về cách xử lý vết thương hở khi bị tai nạn giao thông, hãy liên hệ hotline 1800 5454 35 để được bác sĩ tư vấn chi tiết.