Cách giảm sưng mặt hiệu quả không phải ai cũng biết
Tác giả:
Thu Trang
|
Tham vấn Y Khoa
|
Ngày đăng
03/01/2020
|
Lần cập nhật cuối:
30/10/2024
|
Số lần xem:
21413
|
Thức dậy với một khuôn mặt sưng húp khiến bạn cảm thấy vô cùng lo lắng? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, đừng xem nhẹ việc khuôn mặt bị sưng lên bởi nó đang báo động về tình trạng sức khỏe cũng như có thể bạn mắc phải một số căn bệnh. Vậy làm thế nào để giảm sưng hiệu quả?
- 1. Bị sưng mặt là tình trạng gì?
- 2. Nguyên nhân khiến mặt bị sưng
- 2.1 Dị ứng
- 2.2 Viêm mô tế bào
- 2.3 Vấn đề về tuyến giáp
- 2.4 Viêm xoang
- 2.5 Một số nguyên nhân khác
- 3. Nguy cơ mắc phải
- 3.1 Những ai thường bị sưng mặt?
- 3.2 Những yếu tố nào làm tăng tình trạng sưng mặt trầm trọng hơn?
- 3.3 Khi nào nên gặp bác sĩ?
- 4. Cách giảm sưng trên mặt hiệu quả
- 4.1 Chườm đá
- 4.2 Tránh mọi thứ nóng
- 4.3 Kê cao đầu
- 4.4 Thử dùng bột nghệ
- 4.5 Chờ cho hết sưng
- 4.6 Tránh một số loại thuốc
- 4.7 Dùng thuốc kháng sinh histamine
- 4.8 Chế độ sống lành mạnh
Không chỉ các chị em phụ nữ mà bất kỳ ai khi gặp tình trạng bị sưng mặt đều cảm thấy vô cùng hoang mang và mong muốn có biện pháp giảm sưng ngay lập tức. Với bài viết này chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách giảm sưng mặt hiệu quả, cực kỳ đơn giản, cùng theo dõi ngay nhé!!
1. Bị sưng mặt là tình trạng gì?
Bị sưng mặt là tình trạng khuôn mặt trở nên sưng húp và tròn trịa, phù mặt. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì khuôn mặt trở nên phù nề đó là do sự tích tụ của chất béo, độc tố, cũng như chất lỏng trong cơ thể quá nhiều. Đôi khi chỉ bằng mắt thường bạn sẽ khó có thể xác định được một người bị dị ứng sưng phù mặt hay không.
Dấu hiệu dễ dàng cho bạn nhận biết đó là vùng da bị sưng sẽ có màu nhạt hơn, ấn vào dễ bị lõm xuống, kèm theo tình trạng như khó thở, tiểu ít, cân nặng có sự thay đổi tăng lên 1 – 2 kg.
Cần lưu ý rằng nếu vùng da bị sưng đổi màu, thì có thể bạn đã mắc rằng một triệu chứng nhiễm trùng có thể gây viêm phổi có thể gây sưng mặt và đỏ. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Làm thế nào để giảm sưng hiệu quả
2. Nguyên nhân khiến mặt bị sưng
Hiện tượng mặt bị sưng phù có rất nhiều nguyên nhân, bạn cần chú ý các triệu chứng mắc phải để xác định chính xác lí do mình gặp phải tình trạng này:
2.1 Dị ứng
Khi bạn dị ứng với một số thứ như thức ăn, phấn hoa, bụi, vẩy, da động vật, ong đốt, một số loại thuốc… Lúc này hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bị giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng như sưng, ngứa, phù nề, sổ mũi, hắt hơi, tiêu chảy, nổi mề đay… Với nhiều trường hợp nghiêm trọng còn có thể đe dọa đến cả tính mạng của bạn.
2.2 Viêm mô tế bào
Nếu bạn mắc phải căn bệnh này có thể khiến khuôn mặt của bạn sưng lên đột ngột, kèm theo một số triệu chứng khác như đỏ, đau và ấm ở xung quanh vùng mặt do loại vi khuẩn này gây ra.
Nguyên nhân của căn bệnh này có thể do bạn bị nhiễm trùng ở răng hoặc xung quanh khu vực răng như áp xe răng. Tình trạng viêm mô tế bào quanh hốc mắt, nhiễm khuẩn trên mô quanh mắt có thể dẫn đến đỏ và viêm quanh mắt và lây lan nhiễm trùng quanh mặt, gây ra viêm kết mạc hoặc viêm xoang.
2.3 Vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp có vai trào giải phóng các hoóc môn làm tăng lưu lượng oxy và kích thích các tế bào tạo ra các protein mới và do đó, kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Khi tuyến giáp hoạt động kém và sản xuất không đủ hoóc môn sẽ dẫn đến suy giáp. Nếu tuyến giáp của bạn sản xuất quá nhiều loại hoóc môn này sẽ đến chứng cường giáp làm cho các chức năng cơ thể tăng tốc. Khi cơ thể bạn gặp cả hai tình trạng này sẽ khiến mặt bị sưng lên.
2.4 Viêm xoang
Nếu bạn bị viêm xoang có thể khiến các hốc xung quanh mũi bị viêm, tình trạng nghẹt ở mũi và gây ra sự tích tụ chất nhầy. Triệu chứng dễ gặp khi mắc bệnh này đó là bị đau ở các khu vực xung quanh mắt và xương gò má, làm cho người bệnh cảm giác rất khó chịu. Viêm xoang có thể gây sưng trên mặt và dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên và đau đầu nhẹ đến nghiêm trọng.
2.5 Một số nguyên nhân khác
- Ngủ không đúng tư thế, suy tim, lạm dụng rượu, đau răng, mang thai.
- Khi bạn dùng các thuốc kháng viêm non-steroids, corticoid bị sưng phù mặt, mất lớp mỡ ở tay và chân, tăng cân ở phần bụng
- Rối loạn nội tiết, thiếu ngủ, làm việc quá sức, dùng nhiều thức ăn mặn, cay.
- Do bị phù mạch, quai bị, viêm kết mạc,...
3. Nguy cơ mắc phải
3.1 Những ai thường bị sưng mặt?
Khi bị sưng mặt có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ bị sưng mặt.
3.2 Những yếu tố nào làm tăng tình trạng sưng mặt trầm trọng hơn?
Có rất nhiều các yếu tố làm tăng nguy cơ bị sưng mặt, chẳng hạn như:
+ Đột ngột đau hoặc sưng nghiêm trọng vùng mặt;
+ Sốt, mặt đau hoặc chuyển đỏ, điều đó cho thấy bị nhiễm trùng.
+ Sưng mặt trong thời gian dài và ngày một nặng hơn;
+ Khó thở;
3.3 Khi nào nên gặp bác sĩ?
Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng cơ địa mỗi người là khác nhau mà bạn cần chủ động đi thăm khám để điều trị sớm. Liên lạc với bác sĩ nếu các triệu chứng trở nặng.
Nếu tình trạng sưng không giảm trong vòng 2 hoặc 3 ngày hoặc các triệu chứng chuyển biến xấu, có thể bạn bị nhiễm trùng hoặc có các căn bệnh nghiêm trọng khác gây viêm. Nếu bạn có cảm giác tê hoặc châm chích trên mặt, có vấn đề về thị lực, có mủ hoặc các hiệu nhiễm trùng khác hãy đến gặp bác sĩ để lựa chọn được phương án điều trị thích hợp nhất.
4. Cách giảm sưng trên mặt hiệu quả
Để giảm sưng mặt có thể áp dụng một số cách sau:
4.1 Chườm đá
Một biện pháp giúp giảm đau, giảm sưng viêm đó là chườm đá lên vùng bị sưng. Bạn có thể sử dụng túi đá hoặc gói đá trong khăn và áp lên những vùng bị sưng trên mặt khoảng 10-20 phút. Cần phải chườm đá mỗi ngày nhiều lần, tối đa đến 72 tiếng.
Chườm đá giúp giảm sưng mặt nhanh chóng
4.2 Tránh mọi thứ nóng
Những thứ nóng có thể làm cho tình trạng sưng trở nên trầm trọng hơn, bạn nên tránh chủ động tránh những thứ nóng trong khoảng thời gian tối thiểu là 48 tiếng. Điều này cũng đồng nghĩa để giảm sưng bạn cần tránh tắm vòi sen nước nóng, bồn tắm nước nóng và/hoặc túi chườm nóng.
4.3 Kê cao đầu
Khi bạn nâng cao vùng bị sưng có thể giúp giảm sưng, chính vì thế bạn nên đặt đầu ở vị trí cao. Ban ngày, bạn nên ngồi thẳng đầu, buổi tối khi ngỷ bạn có thể kê vài chiếc gối sau lưng và đầu để phần trên cơ thể dựa vào đầu giường.
4.4 Thử dùng bột nghệ
Bạn có thể dùng tinh bột nghệ hoặc giã nghệ tươi hòa với nước, trộn với đàn hương, một loại thảo mộc cũng được cho là giúp giảm viêm, giảm sưng. Phết hỗn hợp bột nhão lên vùng bị sưng trên mặt khoảng 10 phút, đảm bảo tránh để dính vào mắt. Sau đó rửa sạch, lấy khăn lạnh đắp lên mặt.
4.5 Chờ cho hết sưng
Phương pháp này chỉ áp dụng cho tình trạng bạn bị sưng mặt nhẹ, bạn chỉ cần kiên nhẫn và theo dõi cho đến khi hết sưng. Tuy nhiên, nếu tình trạng vẫn không thay đổi hoặc cải thiện trong vài ngày, bạn hãy đến bác sĩ.
4.6 Tránh một số loại thuốc
Để giảm sưng, bạn không nên uống một số loại thuốc giảm đau như aspirin hoặc các loại thuốc kháng viêm không steroid. Bởi khi sử dụng các loại thuốc này không theo kê toa của bác sĩ có thể cản trở quá trình đông máu. Sự mất khả năng đông máu có thể dẫn đến chảy máu cũng như khiến tình trạng sưng nặng hơn hoặc kéo dài hơn.
4.7 Dùng thuốc kháng sinh histamine
Tình trạng sưng mặt có thể là do phản ứng dị ứng nên bạn hãy uống thử thuốc kháng sinh histamine xem có đỡ không. Trong trường hợp không thấy giảm sưng bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán nguyên nhân và kê toa. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine uống hoặc thoa ngoài da.
4.8 Chế độ sống lành mạnh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì thế để tránh tình trạng gương mặt bị sưng phù bạn cần có một lối sống lành mạnh, hãy áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhiều rau, củ, quả,... tránh những loại thức ăn nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn. Thêm vào đó, bạn cũng nên tích cực hoạt động để tránh tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Mỗi ngày bạn nên đi bộ hoặc chạy bộ 30 phút.
Trên đây là một số cách giảm sưng mặt hiệu quả tại nhà giúp bạn loại bỏ triệu chứng khó chịu này hiệu quả. Nếu tình trạng bị sưng ngày càng nặng hơn, hoặc nếu kèm theo đau, khó thở, khó nuốt, sốt… bạn hãy đến các cơ sở y tế, làm các xét nghiệm, xác định bệnh để nhận được lời khuyên và phương pháp điều trị theo nguyên nhân cụ thể của từng bệnh.