Theo Đông y, huyết giác có vị đắng chát, tính bình và có tác dụng chỉ huyết, hoạt huyết chuyên dùng chữa trị vết thương bị tụ máu, sưng bầm. Đây cũng là dược liệu chữa trị bong gân, đau nhức xương khớp… Có thể dùng để sắc lấy nước uống hoặc làm rượu xoa bóp rất tốt.

Giới thiệu cây huyết giác

Huyết giác có tên gọi khác là cây trầm dứa hoặc cây xó nhà. Là loại cây cao khoảng 10m, to chừng 30cm, phần gốc thân khá thẳng. Một số cây huyết giác về già phần thân hóa gỗ, rỗng, có màu đỏ.

Lá cây huyết giác có hình lưỡi kiếm, cứng, mọc cách, màu xanh tươi và không có cuống. Khi lá rụng sẽ để lại trên thân cây một sẹo nên thường cây huyết giác chỉ có 1 chùm lá non ở phần ngọn cây.

Hoa của cây huyết giác nhỏ, đường kính mỗi hoa chỉ từ 7-8 mm, có màu lục vàng nhạt. Hoa thường mọc thành chùm, dài đến chừng 1m. Thông thường, hoa của cây huyết giác tụ từng chùm từ 2-4 hoa gần nhau.

Quả của cây huyết giác là quả mọng, hình cầu, có đường kính chừng 1cm. Khi quả chín đỏ, mỗi quả thường chưa 3 hạt.

Hạt của quả cây huyết giác hình cầu, có đường kính 6-7 mm.

Huyết giác là một trong những loại cây ưa ánh sáng, thường mọc hoang và  tập trung ở rừng núi đá vôi ẩm. Bộ phận được dùng làm thuốc là phần thân gỗ màu đỏ ở những thân cây già cỗi. Chỉ cần mang về, chặt nhỏ phơi khô là có thể sử dụng được.

Công dụng của huyết giác với bệnh xương khớp

Theo Đông y, huyết giác có vị đắng chát, tính bình và có tác dụng chỉ huyết, hoạt huyết chuyên dùng chữa trị vết thương bị tụ máu, sưng bầm. Đây cũng là dược liệu chữa trị bong gân, đau nhức xương khớp… Có thể dùng để sắc lấy nước uống hoặc làm rượu xoa bóp rất tốt.

 Huyết giác có tác dụng tốt với các bệnh về xương khớp.

Còn theo y học hiện đại, huyết giác có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh:

– Chống đông máu:

Theo y học hiện đại, dịch lấy từ nước cây huyết giác có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa sự hình thành của các khối huyết. Theo thì nghiệm trên ống kính, dịch chiết ra từ huyết giác có tác dụng ức chế việc kết tập các tiểu cầu. Vì thế, dịch chiết huyết giác này có công dụng chống đông máu hiệu quả.

– Huyết giác với công dụng kháng khuẩn:

Dịch chiết từ huyết giác có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcusaureus, vì vậy, có công dụng kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, khi thí nghiệm trên ống kính, huyết giác còn có tác dụng ức chế một số loại nấm gây ra bệnh.

Một số bài thuốc từ cây huyết giác:                                          

– Bài thuốc chữa chảy máu do vết thương hở:

Dùng bột và nhựa cây huyết giác bôi vào vết thương sẽ có tác dụng cầm máu tốt.

–  Bài thuốc chữa chảy máu cam:

Dùng nhựa cây huyết giác, bạc hà (các loại bằng nhau) tán thành bột rồi thổi vào mũi sẽ hết.

Nhiều nhà nghiên cứu khoa học cho biết khi kết hợp huyết giác với một số loại thuốc khác sẽ có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, giãn mao mạch. Khi kết hợp với nhũ hương, gừng, một dược…sẽ cho tác dụng rất tốt đối với những người bị thoái hóa khớp, viêm khớp.

Thuốc thảo dược

LONG HUYẾT P/H

TAN BẦM TÍM – GIẢM PHÙ NỀ - MAU LÀNH VẾT THƯƠNG

Thành phần: (Cho 1 viên) Cao khô huyết giác 280mg (tương đương với 4g dược liệu)

Công dụng:

Hành huyết, tiêu sưng, tiêu huyết ứ, giảm đau.

Long Huyết P/H giúp:

- Trị bầm tím, làm tan nhanh các vết bầm tím, máu tụ dưới da, phù nề, sưng đau do va đập, bị té ngã, đánh nhau, tai nạn giao thông, lao động, thể thao hoặc sau phẫu thuật chấn thương, chỉnh hình, phẫu thuật thẩm mỹ.

- Thúc đẩy quá trình lên da non. Giúp vết phẫu thuật, loét, trầy xước, mau lành, vết thương hở ngoài da mau lành, chóng "liền miệng", hạn chế để lại sẹo xấu, sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Cách dùng - Liều dùng:

Ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Người lớn 4 – 6 viên/lần. Trẻ em 2 – 3 viên/lần.

Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng 96 – 98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông – Hà Nội

Số giấy xác nhận: 0791/2018/XNQC/QLD

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI DÙNG