Loại cây có thân gỗ mang màu đỏ khi khô héo thường được người dân hái để bào chế các loại thuốc chữa bệnh. Tuy vậy nếu không sinh sống tại các vùng núi cao thì rất ít ai cũng biết đến tên của loài cây thú vị này. Bài viết dưới đây sẽ mang đến thêm những thông tin mới lạ, cùng với đó hãy khám phá xem những tác dụng tuyệt vời của cây huyết giác.

Giới thiệu về cây huyết giác

Cây huyết giác còn có các tên khác là cây giác máu, trầm dứa, cau rừng, xó nhà, giáng ông, ỏi càng…  khoa học có danh pháp là Dracaena Cambodiana, được mô tả lần đầu năm 1934. Chúng mọc hoang ở các vách đá vôi trên khắp đất nước Việt Nam, nhiều nhất ở các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La, Điện Biên, các con đường thông thường, đồng bằng hay vùng núi đất không xuất hiện loại cây này.

Là loại cây mọc lâu năm, có kích thước trung bình từ 2m đến 4m. Dáng thẳng, thân cây phân thành nhiều nhánh nhỏ. Một số thân già hoá gỗ ở gốc, rỗng giữa, màu đỏ nâu. Lá đơn hình lưỡi liềm, màu xanh, mọc chụm lại ở ngọn. Hoa màu lục vàng, mọc thành từng chùm ở ngọn. Quả mọng, hình cầu, khi khô có màu đen, trong chỉ chứa một hạt.

Cây huyết giác sinh trưởng nhiều nhất ở vùng núi đá vôi

Cây huyết giác sinh trưởng nhiều nhất ở vùng núi đá vôi

Công dụng

Phần thân hoá gỗ màu đỏ của cây già được thu hái vào mùa đông, sau đó chúng được phơi hoặc sấy khô. Với vị đắng chát, tính bình, loại cây này được sử dụng như một dược liệu trong các bài thuốc dân gian, tiêu biểu để trị các trường hợp bị thương, tụ huyết, máu tím bầm không lưu thông. Ngoài phần thân hoá gỗ, nhựa của loại cây này cũng dùng để chữa bệnh được. Dưới đây là 6 trường hợp bị thương hay gặp, cùng với đó là 6 bài thuốc chữa bệnh phổ biến được điều chế từ cây huyết giác, mời độc giả tham khảo.

thân gỗ huyết giác đỏ được thu hái để chữa bệnh

Phần thân hoá gỗ có màu đỏ sẽ được thu hái để làm dược liệu chữa bệnh

6 bài thuốc chữa bệnh từ cây huyết giác

Vị thuốc dân dã này không được dùng một mình khi chữa trị các vết thương mà cần phải kết hợp với một số dược liệu khác tuỳ theo loại bệnh cũng như liều lượng sử dụng. Dưới đây có liệt kê các trường hợp bệnh thường xuyên gặp phải cùng với đó là hướng dẫn thực hiện các bài thuốc trị thương tương ứng.

Trị vết thương sưng bầm

Chuẩn bị các thành phần dược liệu gồm:

Lá móng tay: 12g

Ngải cứu: 12g

Huyết giác: 12g

Tô mộc: 10g

Nghệ: 8g.

Sau đó đem tất cả đi sắc lấy nước uống. Đây là bài thuốc chuyên trị các vết thương sưng bầm được ông cha xưa thường xuyên sử dụng. Với những người mới bị va đập khiến vết thương sưng bầm có thể sử dụng bài thuốc trên. Liều lượng dùng là uống mỗi ngày một thang.

Trị đau tức ngực, tim, vai, trật sống lưng

Sử dụng các thành phần dược liệu sau:

Huyết giác: 12g

Đương quy: 12g

Ngưu tất: 12g

Mạch môn: 12g

Sinh địa: 12g

Tiếp đến cũng đem tất cả đi sắc lấy nước uống. Bài thuốc này giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau tức ngực, tim, vai hoặc trật sống lưng. Mỗi ngày cũng chỉ sắc uống một thang thuốc.

Trị chảy máu do vết thương hở

Khi bị thương có thể dùng cách làm như sau

Bước 1: Đem huyết giác tán thành bột

Bước 2: Hoà bột cùng nhựa của cây

Bước 3: Dùng bôi trực tiếp lên vết thương sẽ giúp cầm máu tức thì.

Chữa chảy máu cam

Khi bị chảy máu cam, lập tức dùng nhựa cây huyết giác và bạc hà, lấy mỗi thứ một lượng bằng nhau đem tán thành bột, dùng hỗn hợp thổi vào mũi sẽ giúp ngưng chảy máu. Lưu ý chỉ dùng lấy một lượng vừa phải để thổi, đừng ham lấy nhiều quá người dùng sẽ bị sặc, gây ra khó thở.

Giảm đau do bong gân

Sử dụng các dược liệu sau để thực hiện bài thuốc:

Huyết giác: 4g

Quế chi: 4g

Đại hồi: 4g

Địa liền: 4g

Thiên niên kiện: 4g

Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần đem tất cả các dược liệu ở trên tán nhỏ, sau đó đem ngâm với 500ml rượu trong vòng một tuần. Khoảng 03 ngày sau là có thể sử dụng được. Dùng hỗn hợp trên xoa bóp mỗi ngày 3 lần với trường hợp bị bong gân sẽ giúp cải thiện đáng kể cảm giác đau buốt.

Làm thuốc bổ máu

Thành phần các dược liệu chuẩn bị như dưới đây:

Huyết giác: 100g

Hoài sơn: 100g

Hà thủ ô: 100g

Quả tơ hồng: 100g

Đỗ đen sao cháy: 100g

Vừng đen: 100g

Ngải cứu: 20g

Gạo nếp rang: 100g

Tất cả dược liệu đem đi tán bột, sau đó lại trộn với mật ong, tiếp đó vo tròn thành viên để dùng dần. Luôn nhớ bảo quản thành phẩm ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc. Lưu ý mỗi ngày chỉ uống từ 10g đến 20g ở thành phẩm trên, không nên lạm dụng dùng quá nhiều.

Lưu ý khi sử dụng huyết giác chữa bệnh

Dù huyết giác có nhiều công dụng đặc biệt nhưng cũng có một số điều cần chú ý khi sử dụng dược liệu này.

Hầu hết những người gặp phải các tình trạng bệnh trên đều có thể sử dụng các bài thuốc được bào chế từ cây huyết giác. Nhưng tuyệt đối không được sử dụng huyết giác cho phụ nữ đang mang thai, nếu cố tình sử dụng sẽ gây nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi. Các trường hợp trẻ nhỏ dưới 3 tuổi cũng nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ.

Tuỳ vào mỗi bài thuốc, tình trạng vết thương hay cơ địa của người bệnh mà có những liều lượng phù hợp, không khuyến khích dùng quá nhiều cho mỗi chấn thương.

Ngoài ra, vì hình dáng thoạt nhìn giữa cây huyết giác và cây dứa rừng (dứa gai) khá giống nhau, nên nhiều người hay bị nhầm lẫn. Trước khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ để không gây ra những tác dụng ngoài ý muốn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cây huyết giác, dù loại cây này có nhiều công dụng trong việc chữa khỏi nhanh một số loại bệnh nhưng người dùng đừng nên tuỳ ý điều chế cũng như tự quyết định liều lượng sử dụng. Vui lòng tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành bào chế hoặc chữa bệnh bằng loại cây này.

Trong thời gian tìm hiểu và dùng dược liệu chữa bệnh, việc sắc các bài thuốc cổ truyền đôi khi mất nhiều thời gian, đa số người dùng cũng vì quá bận rộn không có thời gian chuẩn bị, ngay cả việc kiếm cao khô huyết giác không cũng khó khăn lại không đảm bảo chất lượng của dược liệu. Vậy nên ngày nay có nhiều sản phẩm ứng dụng lợi ích của cao huyết giác để tạo ra các sản phẩm tiện lợi cho mọi người. Điển hình là sản phẩm cao khô huyết giác Long Huyết P/H có tác dụng chữa trị nhanh chóng và hiệu quả tất cả các trường hợp kể trên.