Hướng dẫn sơ cứu đúng cách khi gặp người bị tai nạn giao thông
Tác giả:
Nguyễn Tú Chi
|
Tham vấn Y Khoa
BS. Phạm Thị Thu Hằng
|
Ngày đăng
12/03/2022
|
Lần cập nhật cuối:
06/11/2024
|
Số lần xem:
945
|
Tai nạn giao thông để lại rất nhiều tổn thương nghiêm trọng, nếu biết sơ cứu và xử lý vết thương đúng cách sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu hậu quả không mong muốn và nhanh hồi phục. Ngược lại, nếu không có kiến thức cơ bản về sơ cứu và xử lý vết thương sẽ gây hại đến sức khỏe bệnh nhân.
- 1. Một số chấn thương thường gặp nhất khi tai nạn giao thông
- 1.1 Vết thương chảy máu
- 1.2 Gãy xương
- 1.3 Chấn thương sọ não
- 2. Cách kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương người bị tai nạn giao thông
- 2.1 Kiểm tra tình trạng tri giác
- 2.2 Kiểm tra đường thở
- 3. Phương pháp sơ cứu một số vết thương cơ bản cho người bị tai nạn giao thông
- 3.1 Tìm và băng bó, cầm máu các vết thương
- 3.2 Sơ cứu trong trường hợp gãy xương
- 3.3 Sơ cứu nạn nhân bị tổn thương não
- 3.4 Cách di chuyển bệnh nhân
- 4. Phục hồi chấn thương sau tai nạn giao thông
1. Một số chấn thương thường gặp nhất khi tai nạn giao thông
1.1 Vết thương chảy máu
Đây là chấn thương thường gặp nhất khi bị tai nạn giao thông. Nguyên nhân là do va đập, bị vật sắc nhọn đâm vào da thịt, đứt mạch máu... dẫn đến máu chảy. Nạn nhân mất quá nhiều máu dễ choáng, bất tỉnh, tử vong.
1.2 Gãy xương
Khi xương bị gãy, dấu hiệu điển hình là đau ở vùng gãy, đau hơn khi sờ ấn hoặc cử động, giảm hoặc không thể cử động chỗ bị thương, kèm theo sưng nề, chảy máu. Trong một số trường gãy xương hở đầu, xương có thể đâm thủng da, chân tay gãy rời, lủng lẳng.
Đặc biệt chú ý với những người bị tai nạn dẫn đến gãy đốt sống cổ. Không nên tự ý di chuyển nạn nhân. Nếu tự ý di chuyển nạn nhân không đúng cách dễ dẫn đến nguy cơ bị liệt toàn thân hoặc tử vong.
1.3 Chấn thương sọ não
Nạn nhân chấn thương sọ não có thể bị vỡ sọ, vết thương xuyên thấu, dập não, xuất huyết trong hoặc phù não, co giật.
2. Cách kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương người bị tai nạn giao thông
Việc đầu tiên cần làm khi gặp người bị tai nạn giao thông là gọi cấp cứu 115 nơi gần nhất, để bệnh nhân nằm yên ở nơi thoáng khí. Sau đó đánh giá tình huống, xử lý mối đe dọa đến tính mạng nạn nhân, cụ thể làm theo các bước sau đây:
2.1 Kiểm tra tình trạng tri giác
Khi tiếp cận được người bị nạn, đầu tiên hỏi tên họ là gì. Nếu người bị nạn trả lời được thì họ còn tỉnh táo. Trường hợp nạn nhân không có phản ứng gì, cấu véo nhẹ lên người họ xem có đáp ứng không. Cấu véo không đáp ứng cho thấy nạn nhân đang hôn mê, có thể đang trong tình trạng nguy kịch.
2.2 Kiểm tra đường thở
Quan sát đường thở, nếu có đất cát, răng giả và các dị vật khác ở miệng, mũi gây cản trở hô hấp, dùng tay móc lấy dị vật làm thông thoáng đường thở. Bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực hoặc áp má lên gần sát mũi nạn nhân, nếu thấy nạn nhân không thở, hoặc thở bất thường, tiến hành ngay hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực). Nếu bạn chưa từng được học cách hô hấp nhân tạo thì không nên làm, mà đề nghị người đi cùng biết làm thực hiện, hoặc gọi 115 yêu cầu hướng dẫn, cho đến khi đội cấp cứu đến.
Nếu nạn nhân hôn mê và mũi, miệng có nhiều máu, chất nôn, nhẹ nhàng nghiêng đầu nạn nhân về một bên phòng khi máu, chất nôn tràn vào đường thở.
3. Phương pháp sơ cứu một số vết thương cơ bản cho người bị tai nạn giao thông
3.1 Tìm và băng bó, cầm máu các vết thương
Chảy máu là nguyên nhân chính gây tình trạng sốc, do đó bằng mọi cách phải cầm máu cho nạn nhân. Trường hợp này cần làm garo cầm máu bằng cách quấn thật chặt ở vị trí trên vết thương 3-5 cm. Có thể dùng vải sạch làm garo nếu không có sẵn dụng cụ y tế, kiểm tra độ chặt của garo thường xuyên.
Khi bị tai nạn giao thông, việc quan trọng đầu tiên là bệnh nhân phải được cầm máu
Trong trường hợp vết thương có dị vật, không nên rút dị vật ra vì có thể làm cho máu chảy ra nhiều hơn dẫn đến mất máu. Đối với vết thương chảy máu không có dị vật, dùng gạc hoặc vải sạch ép trực tiếp lên vết thương và giữ chặt để cầm máu rồi băng lại. Mọi thao tác phải đòi hỏi nhanh, chính xác và đảm bảo sạch sẽ, tránh vết thương nhiễm trùng
Nếu nạn nhân tỉnh, bảo hộ dùng tay tự ép chặt vào miếng vải và bạn có thời gian sơ cứu cho những nạn nhân khác nặng hơn. Khi miếng vải thấm nhiều máu, không nên bỏ ra để thay thế miếng vải khác mà đệm thêm lớp vải và quấn thêm nhiều vòng băng.
Chú ý, trong mọi trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu nạn nhân, tốt nhất nên có sự cách ly bằng cách đeo găng tay cao su, túi nilon hoặc các vật liệu không thấm nước khác. Với nạn nhân bị sốc, hãy đặt họ nằm xuống, nới lỏng quần áo, nâng cao hai chân lên quá đầu trong trường hợp không ảnh hưởng đến cột sống và vết thương. Nếu trời lạnh, ủ ấm bằng cách đắp chăn hay áo khoác lên người nạn nhân. Động viên, trấn an người gặp nạn cũng đóng vai trò rất quan trọng, giúp nạn nhân đỡ lo âu, không hoảng loạn.
3.2 Sơ cứu trong trường hợp gãy xương
Việc đầu tiên cần làm là cố định tạm thời bộ phận bị gãy. Có thể dùng các loại nẹp tự tạo từ gỗ, tre để cố định vùng xương gãy. Nếu gãy xương ở gần các khớp, phải cố định cả khớp. Riêng gãy xương hở, không được rửa mà chỉ lau xung quanh vết thương, bôi thuốc sát trùng và băng ép vô khuẩn. Tuyệt đối không ấn đầu xương gãy vào trong. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
3.3 Sơ cứu nạn nhân bị tổn thương não
Việc đầu tiên cần làm trong trường hợp này là đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí. Nếu nạn nhân ngưng tim, ngưng thở, nên ưu tiên hô hấp nhân tạo, xoa bóp lồng ngực ở vùng tim. Sau khi xử trí tổn thương, gọi cấp cứu đến nhanh nhất có thể.
3.4 Cách di chuyển bệnh nhân
Nếu người bị nạn mắc kẹt trong ôtô, họ rất dễ bị gãy xương, chấn thương cột sống, đặc biệt là cột sống cổ. Trong trường hợp này, không nên di chuyển mà để nạn nhân bất động, vì nếu di chuyển, tổn thương của họ trở nên trầm trọng hơn, dễ gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng.
Khi có tình huống nguy hiểm tại hiện trường (ví dụ nguy cơ chập điện, cháy nổ...), bắt buộc phải di chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường. Trong khi di chuyển nạn nhân cố gắng tránh các động tác làm xoắn vặn, gập cổ, gập người. Tốt nhất là có nhiều người hỗ trợ để giữ thẳng lưng, cổ và chân nạn nhân trong quá trình di chuyển.
Nếu nạn nhân gãy xương chi gây biến dạng gập góc, cố gắng giữ nguyên tư thế biến dạng khi di chuyển. Khi di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm, trong điều kiện nào đó (nền đất, bãi cỏ...) nên kéo hơn là bế. Cách tốt nhất để kéo nạn nhân là túm lấy cổ áo hoặc ống quần.
Lưu ý: khuyến cáo không vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu bằng xe máy, xe đạp hay cõng trên lưng. Đặc biệt, không cố lấy những vật nhọn đã găm sâu vào cơ thể nạn nhân, đặc biệt là bụng, ngực, đầu. Các động tác hỗ trợ sơ cứu phải hết sức thận trọng để ngăn ngừa những tổn thương thứ phát, khiến cho tình trạng nạn nhân nặng hơn.
4. Phục hồi chấn thương sau tai nạn giao thông
Đối với các bệnh nhân bị chấn thương nặng sau tai nạn giao thông, sau giai đoạn cấp cứu điều trị hoặc phẫu thuật tại bệnh viện sẽ đến giai đoạn phục hồi chức năng. Điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau phẫu thuật, sau chấn thương là vấn đề khó vì những tổn thương của bệnh nhân sau phẫu thuật, sau chấn thương rất đa dạng và phức tạp. Với những tổn thương sâu, đặc biệt là tổn thương não thì chế độ sinh hoạt hằng ngày có thể bị ảnh hưởng rất nhiều.
Gia đình bệnh nhân cần luôn thận trọng, chăm sóc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, quan sát kĩ để tránh các vấn đề như loét da, nhiễm trùng và các chức năng sinh lý khác. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân phục hồi qua các giai đoạn, giúp bệnh nhân có thể độc lập tối đa để trở lại công việc cũ hoặc tiếp cận một nghề mới phù hợp với tình trạng chức năng hiện tại.
Với những bệnh nhân bị tai nạn giao thông mức độ nhẹ, chỉ bị chấn thương phần mềm, hoặc những bệnh nhân đã vượt qua giai đoạn cấp tính, được phẫu thuật thành công thì giai đoạn chăm sóc để vết thương hở, vết mổ nhanh lên da non rất quan trọng. Nếu biết chăm sóc phục hồi đúng cách sẽ giúp hạn chế biến chứng, bệnh nhân nhanh được trở về cuộc sống bình thường. Ngược lại, việc điều trị sai cách có thể khiến vết thương trầm trọng hơn, gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến chức năng của khớp, khó khăn trong điều trị và vận động, sinh hoạt.
Một trong những biện pháp giúp vết thương, vết mổ sớm hồi phục được các chuyên gia dùng nhiều trong đơn thuốc điều trị là thuốc thảo dược Long huyết P/H, giúp đẩy nhanh tốc độ lành vết thương, chống viêm, giảm đau, giảm sưng, tan bầm tím.
Long huyết P/H là thuốc kế thừa từ vị thuốc bí truyền của võ sư Việt Nam, kinh nghiệm sử dụng đã được lưu truyền từ hơn nghìn năm nay dùng trong đặc trị va đập, bong gân, bầm tím, chấn thương, vết thương hở, vết loét; cho hiệu quả nhanh trong các trường hợp chấn thương phần mềm sau va chạm giao thông; Giúp giảm sưng đau, phù nề đối với vết mổ sau phẫu thuật ngoại khoa.
Sử dụng Long huyết P/H càng sớm, ngay sau khi vết thương cầm máu, càng rút ngắn được thời gian điều trị. Nếu uống thuốc sớm và đúng liều chỉ định, thuốc cho tác dụng chỉ sau từ 3-5 ngày. Sở dĩ như vậy là nhờ cơ chế tác động đa chiều, toàn diện như:
- Ức chế và làm tan khối máu tụ, máu bầm
- Chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa
- Giãn mạch, giảm đau
- Kích thích tuần hoàn máu, tăng tái tạo biểu mô, nhanh lên da non và chữa lành vết thương…
Đây thực sự là một trong những thuốc thảo dược lành tính, hiệu quả nhanh và cần thiết cho người bị tai nạn giao thông, giúp nhanh hồi phục, giảm thiểu các rủi ro, gánh nặng do tai nạn giao thông để lại và giúp bệnh nhân nhanh lấy lại tự tin, hòa nhập lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.