Dù chỉ là các vết thương, vết rách nhỏ nhưng nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ bị nhiễm trùng sau 1 – 3 ngày khi bắt đầu. Vết thương bị nhiễm trùng nếu không được phát hiện và xử lý vết thương kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Vậy dấu hiệu và cách xử lý vết thương đã bị nhiễm trùng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này ngay nhé!!

1. Vết thương nhiễm trùng là như thế nào?

Vết thương là các thương tích gây rách da và làm tổn thương phần mềm dưới da. Trong cuộc sống hằng ngày thì các vết thương ngoài ra không hiếm gặp. Thông thường chúng sẽ tự lành lại bởi cơ chế tự liền da hoặc tác động của thuốc thúc đẩy quá trình liền vết thương. Nhưng bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng vết thương ngày càng nặng hơn do vi khuẩn xâm nhập.

Khi vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng thì dấu hiệu nhận biết sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị và xử lý vết thương đã nhiễm trùng kịp thời, nhanh chóng và tránh được những biến chứng nguy hiểm. Những trường hợp nhiễm trùng xảy ra hầu hết do người bệnh tự điều trị bằng kháng sinh, vệ sinh không đúng cách kịp thời, có nhiều trường hợp nghiêm trọng đến mức độ cần đến gặp bác sĩ hoặc nhập viện.

xu-li-vet-thuong-bi-nhiem-trung

Cần xử lý vết thương bị nhiễm trùng kịp thời

1.1 Tại sao vết thương lại bị nhiễm trùng

Dưới đây là một số lí do khiến vết thương của bạn đang bị nhiễm trùng để bạn có cách xử lý vết thương trầy xước kịp thời, trước khi mọi chuyện thực sự diễn biến xấu hơn. Cụ thể:

Vết thương không được làm sạch

Có sạn hoặc bụi bẩn vẫn còn mắc lại trên da của bạn là một nguyên nhân phá phổ biến khiến vết thương bị nhiễm trùng. Việc loại bỏ các hạn sạn hoặc bụi bẩn ra khỏi vết thương ngay lập tức trong quá trình làm sạch vết thương là rất quan trọng. Bạn cần phải vệ sinh kỹ nên vết thương, gắp hết các dị vật bên trong, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ hoặc y tá. 

 

Dùng xà phòng để làm sạch vết thương

Sử dụng xà phòng sẽ gây kích ứng da và sẽ làm chậm quá trình lành vết thương, có thể dẫn đến nhiễm trùng ngoài da. Tất nhiên, mỗi người sẽ phản ứng khác nhau với nhiều loại xà phòng khác nhau, nhưng tốt nhất, bạn nên sử dụng nước muối hoặc dung dịch chuyên dụng xử lý vết thương sau nhiễm trùng tại các hiệu thuốc.

Không băng vết thương lại

Thông thường bạn cứ nghĩ nên để vết thương hở sau khi làm sạch để nó mau khô thì bạn nên suy nghĩ lại. Nếu bạn không băng vết thương có thể sẽ khiến vết thương hở phải tiếp xúc với các tác nhân có thể gây nhiễm trùng. Cơ chế của việc làm vết thương nhanh lành đó là các tế bào cần phải di chuyển tới vùng bị thương để hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Chính vì thế để làm được điều này, vết thương cần được băng kín và cần có đủ độ ẩm cần thiết.

Một số lí do khác

Ngoài ra cũng có thể do một số yếu tố khác mà vết thương không thể lành và bị viêm nhiễm như béo phì, tuổi tác, bệnh tiểu đường, thời gian mổ kéo dài hoặc do lây nhiễm từ những vùng khác bị nhiễm trùng.

Các trường hợp nhiễm trùng thường hợp như: Nhiễm khuẩn gây uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn do tụ cầu. Khi để vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào máu, xương,… thì có thể nhiễm khuẩn huyết và gây uốn ván, ảnh hưởng đến tính mạng.

Với nhiễm khuẩn tụ cầu là trường hợp nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn tụ cầu (thường tồn tại trên da hoặc trong mũi của người). Thường thì tụ cầu chỉ gây ra các nhiễm trùng nhẹ nhưng 

1.2 Dấu hiệu cần xử lý vết thương nhiễm trùng

Những biểu hiện dễ gặp khi vết thương lâu ngày bị nhiễm trùng đó là sưng, đau, tấy đỏ hơn bình thường. Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn nhận biết rõ ràng nhất:

-   Cảm giác đau đớn tăng dần: Nếu tình trạng sưng xảy ra là do tế bào bạch cầu phải chiến đấu để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tác nhân bên ngoài gây nhiễm trùng nên bạn sẽ thấy vết thương rất đau. Dấu hiệu sưng đau thường sẽ hết trong 2 – 3 ngày sau đó tức là lúc này khả năng bạn đã bị nhiễm trùng.

-   Vết thương có dấu hiệu đỏ, sưng và phù nề: Hiện thương sưng đỏ chỉ xuất hiện quanh vùng bị thương do vết thương đang đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi có sự xâm nhập lạ. Cần đặc biệt lưu ý với vết thương sưng, phù nề kéo dài nhiều ngày sau khi bị thương thì rất có thể vết thương bị nhiễm trùng.

Vết thương chảy dịch: Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể đào thải tế bào bạch cầu và vi khuẩn chết đi trong quá trình chiến đấu, chính vì thế khi gặp phải hiện tượng này sẽ không quá nghiêm trọng cho bạn

Vết thương và dịch có mùi hôi: 

Khi bạn thấy vết thương và dịch chảy ra có mùi hôi tức là bạn đã bị nhiễm trùng vết thương nặng và có dấu hiệu hoại tử. Thấy dấu hiệu này bệnh nhân nên tới cơ sở y tế ngay để được bác sĩ xử lý các vết thương kịp thời.

- Bị sưng hạch: Nếu thấy hạch sưng, đỏ có nghĩa là bạn đang bị vi khuẩn xâm nhập và vết thương của bạn đang bị nhiễm trùng. Hãy gặp bác sĩ nếu gặp được tình trạng này.

- Sốt cao kèm mệt mỏi: Dễ hiện phổ biến khi nhiễm trùng vết thương là sốt cao, nếu bạn không thể kiểm soát vết thương và tình trạng của mình tại nhà thì hãy nên đến các cơ sở y tế gần nhất.

cach-xu-li-vet-thuong-bi-nhiem-trung-hieu-qua

Biểu hiện khi vết thương bị nhiễm trùng và cần được xử lí

2. Cách xử lý vết thương đã bị nhiễm trùng

Khi vết thương bị nhiễm trùng, bạn hãy xử lý vết thương theo các hướng dẫn sau đây: Rửa sạch vết thương, loại bỏ vi khuẩn, mô hoại tử, sử dụng thuốc kháng sinh; băng vết thương… Cụ thể:

Bước 1: Rửa sạch vết thương

Khi xử lý với vết thương bị nhiễm trùng bạn nên rửa sạch vết thương một cách nhẹ nhàng hoặc cắt mở vết thương với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn như Betadine, Povidone…(có thể rửa vết thương với xà phòng cần chọn loại không bị kích ứng da khi sử dụng). 

Bước 2: Loại bỏ vi khuẩn, mô hoại tử

Chính các mô hoại tử đã bị nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân gây tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Cần phải cắt bỏ phần hoại tử (nếu phần hoại tử quá lớn và sâu có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ).

Bước 3: Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân nếu tình trạng nhiễm trùng vết thương nặng hoặc sử dụng dạng gel để bôi trực tiếp lên vết thương.

Bước 4: Băng vết thương lại

Với vết thương nhẹ bạn chỉ cần dùng băng keo cá nhân Urgo hay  gạc mỏng bao phủ nhằm tránh cọ xát. Đối với vết mổ, trong thời gian đầu nằm viện, người bệnh sẽ được thay tháo băng bởi các ý tá, bác sĩ. 

Khâu xử lý vết thương khi bị nhiễm trùng khá là quan trọng phải không nào. Nếu hệ miễn dịch của bạn tốt, hầu hết sau khi xử lý vết thương thì chúng sẽ lành sau một thời gian ngắn, nhưng nếu bạn có hệ miễn dịch yếu, nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra rất cao. Hãy chủ động đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.