Trong cuộc sống hàng ngày với nhiều các hoạt động chúng ta khó có thể tránh khỏi các vết thương hở do bất cẩn không may gây nên. Các vết thương hở này sẽ có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Và dù thế nào nhưng nếu không biết cách xử lý các vết thương hở này đúng cách sẽ có thể gây nhiều nguy hiểm ngoài ý muốn như nhiễm trùng, uốn ván, bệnh lây nhiễm hoặc để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc các cách sao cho xử lý vết thương hở đúng và có những lưu ý chăm sóc tốt nhất.

Cách xử lý vết thương hở ngay sau khi bị tổn thương

Xử lý vết thương hở là một việc quan trọng cơ bản mà ai cũng phải biết để chăm sóc chính mình cũng như những người xung quanh. Dù vết thương hở không chảy máu thì vẫn cần phải xử lý kịp thời. Xử lý vết thương sớm có thể giúp vết thương nhanh lành hơn, hạn chế tối đa nhất vấn đề để lại sẹo cho vết thương cũng như các bệnh hay các sự cố ngoài ý muốn khác. Thông thường chúng ta sẽ xử lý vết thương theo các bước cơ bản sau:

cach-xu-ly-vet-thuong-ho-ngay-sau-khi-bi-ton-thuong

Xử lí vết thương hở đúng cách ngày sau khi bị tổn thương

Cầm máu vết thương

Khi bị vết thương hở, điều đầu tiên cần làm chính là cầm máu vết thương kịp thời hạn chế chảy máu, mất máu quá nhiều gây tổn thương mạch máu, ảnh hưởng sức khỏe và nguy hiểm cả đến tính mạng nếu nặng. Cầm máu cần yêu cầu bằng bông, khăn hay vải sạch cho tới khi máu được cầm lại hoàn toàn. Bạn nên học cách băng bó vết thương bị hở.

Rửa và lấy dị vật ra khỏi vết thương hở

Bước rửa sạch vết thương vô cùng quan trọng, giúp vết thương không bị nhiễm trùng, giảm hoạt động của các mô thực bào, bạch cầu khi cần vận động để đẩy tạp chất khỏi cơ thể từ đó giúp vết thương nhanh lành tránh đau nhức và để lại sẹo. Khi xử lý vết thương hở, các chuyên gia và bác sĩ có lời khuyên cho bạn nên rửa bằng nước muối sinh lý sau đó là sát trùng, dùng nhíp kẹp nhẹ nhàng loại bỏ dị vật nếu có. Nếu dị vật quá lớn hoặc vết thương rộng sâu nên đến các cơ sở y tế gần nhất để can thiệp, tránh không có chuyên môn bạn sẽ làm vết thương thêm nặng hơn, tổn thương lớn hơn. 

Dùng băng băng vết thương

Sau khi rửa sạch vết thương, nhẹ nhàng lau khô mặt vết thương hở và băng lại. Nếu vết thương có mề mặt trà sát lớn nên dùng xịt màng sinh học phủ vết xước và băng bông gạch cẩn thận che kín đều vết thương trong 24-48 tiếng. Nếu bạn hoạt động hoặc thời tiết nóng có thể linh động thay bông gạc đảm bảo vệ sinh và an toàn hơn cho vết thương tránh bị trấp hơi mồ hôi da hoặc chấp ẩm từ máu huyết tương còn sót.

Tiêm phòng uốn ván

Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp vết thương hở với các tác nhân như gỉ sắt hay các rác thải, phân động vật, môi trường ô nhiễm,... thì có thể rất cao bạn sẽ bị lây các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm nhất là uốn ván. Những trường hợp nghi ngờ như trên bạn không nên tự xử lý vết thương ở nhà, hãy cầm máu và tới các cơ sở y tế để được làm kỹ thuật hơn cũng như tiêm phòng uốn ván khẩn cấp tránh nguy hiểm do vi khuẩn uốn ván mang lại.

Cách xử lý vết thương hở tốt nhất tránh để lại sẹo

Tất cả các vết thương dù là vết bầm hay vết thương hở bạn cũng cần biết những cách thông minh nhất để vết thương mau lành hơn.

xu-li-vet-thuong-ho-hieu-qua-tranh-de-lai-seo

Xử lí vết thương hở hiệu quả tránh để lại sẹo

Chế độ dinh dưỡng

Quá trình lành vết thương hở cần một chế độ dinh dưỡng phu hợp. Nếu vết thương hở của bạn ở vị trí dễ nhìn nếu không chú ý có thể để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ lâu dài. Bạn cần kiêng tuyệt đối các thực phẩm như đồ nếp gây sưng, mưng mủ, đau nhức lâu lành. Kiêng rau muống gây sẹo lồi, thâm, với trứng kiêng tránh da không đều màu sau khi bong vảy, kiêng thịt gà và hải sản tránh sẹo và gây vết thương kéo dài thời gian.

Nên ăn bổ sung dạng thịt bắp, gân hay nghệ để tăng protein nhanh lành vết thương hở. Ngoài việc sử dụng kháng sinh điều trị vết thương hở thì bạn có thể bổ sung kháng sinh tự nhiên. Bổ sung hoa quả giàu vitamin và kháng sinh tự nhiên như cam, táo,.... giúp tăng kháng sinh tự nhiên chống nhiễm trùng da. 

Chú ý xử lý vết thương hở

Tránh dùng trực tiếp các dung dịch có tính sát khuẩn và ăn mòn cao để rửa trực tiếp vết thương như các dạng thuốc tím hay oxi già để sát trùng vết thương. Như thế vết thương sẽ bị ăn mòn nhiều hơn sâu hơn, tổn thương cả vùng mô lành xung quanh, tỉ lệ để lại sẹo tăng cao.

Vết thương đóng vảy

Lúc vết thương hở có dấu hiệu se miệng da sẽ có hiện tượng ăn da non và nhức ngứa râm ran. Lúc này bạn cần tuyệt đối giữ bình tĩnh không gãi hay cạy vảy tránh vết thương bị tổn thương kéo dài thời gian da lành, đồng thời da non bị bong vảy sớm sẽ dễ để lại sẹo, nám da, da không đều màu, tổn thương lâu dài và chắc chắn để lại sẹo trên da. Tốt nhất bạn nên cẩn thận với vết thương, để da bong tự nhiên nhất.

Hạn chế tiếp xúc ánh nắng

Khi vết thương lành, lớp da này còn khá mỏng và non rất dễ bắt nắng và nhiễm xạ mặt trời. Chính vì vậy cần băng hoặc che nắng vết thương cẩn thận tránh hình thành sẹo thâm đồi mồi hay nám vùng da sẹo, nó sẽ giữ vậy theo bạn mãi mãi.

Chất bôi hạn chế sẹo

Bạn có thể sử dụng các dạng gel nhanh lành vết thương, gel chống sẹo để giúp da tái tạo tốt hơn nhanh hơn, và tránh để lại sẹo.

Ngoài ra có thể sử dụng nghệ tươi bôi trực tiếp trên vùng da này.

Lưu ý các dạng bôi chỉ được thực hiện khi vết thương đã khô và già vảy, tránh da non bị tác động sẽ phản tác dụng gây cháy da hay tổn thương da lâu lành hơn.

Phương pháp nào hỗ trợ tình trạng sẹo

Nếu vết thương khi xử lý gặp sự cố ngoài ý muốn và để lại sẹo xấu xí, có phương pháp nào giúp bạn làm mờ chúng. Dưới đây là một số đề xuất cho bạn.

Kem che khuyết điểm

Bạn có thể sử dụng kem che khuyết điểm phủ giúp làm đều màu da, mịn da che đi phần sẹo giúp che mắt người nhìn. Hiện nay có rất nhiều các dòng kem che khuyết điểm với đa dạng màu phù hợp với màu da bạn tùy chọn.

Kem tẩy làm đều sắc tố da

Với nhiều dòng kem mới với thành phần giúp bạn làm đánh mờ dần các sắc tố da vùng sẹo, giúp lành da và mờ dần vết sẹo bạn có thể tham khảo. Nếu da bạn nhạy cảm hoặc vết sẹo lớn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.

Phẫu thuật hoặc dùng tia laser tái tạo bề mặt da

Với công nghệ và nhiều thiết bị hiện đại có thể giúp bạn phẫu thuật làm lý phần sẹo, xây dựng và làm lành cấu trúc da từ đầu. Hoặc sử dụng các tia laser điều hướng màu da cũng như làm lý sẹo lồi sẹo lõm, không xâm lấn, không ảnh hưởng tới các vùng da xung quanh.

Nếu bạn đang lo ngại da sẽ bị sẹo do các vết thương hở để lại hãy chú ý chăm sóc những tàn tích này một cách cẩn thận nhất nhé. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn chú ý và chăm sóc bản thân cũng như những người xung quanh tốt nhất.