1. Vết thương hở có sao không?

Hầu hết các vết trầy xước trên bề mặt da tùy theo mức độ sẽ tạo thành những vết rách khác nhau. Mỗi vết rách lớn hay nhỏ thì việc xử lý vết thương là điều rất cần thiết. Bởi chỉ cần chủ quan để vết thương  nhiễm trùng thì việc can thiệp là rất khó khăn.Vì vậy hãy theo dõi ngay những dấu hiệu cũng như cách chăm sóc để bạn có những cách xử trí nhanh khi gặp phải tình huống trên.

2. Dấu hiệu vết thương hở cần phải xử lý?

Theo bác sĩ nội khoa Elanin Luo - Trường Đại Học Tufts, Boston cho biết, một trong số những dấu hiệu dưới đây giúp bạn nhận biết những vết thương hở:

- Chảy máu: Một trong những biểu hiện đơn giản bạn dễ dàng biết được chính là hiện tượng chảy máu. Bởi chỉ khi vết thương bị rách vào phần mao mạch bên trong, máu sẽ chảy ra ngoài.

- Tấy đỏ và sưng xung quanh vết thương: Mặc dù không hề chảy máu, nhưng hiện tượng sưng tấy càng không nên bỏ qua bởi vết thương có thể vào đến phần mô mềm  nhưng vẫn chưa đủ lớn để làm rách phần mao mạch gây chảy máu. Tuy nhiên dấu hiệu này vẫn được xếp vào vết thương hở nên vẫn cần được can thiệp.

- Đau, khó chịu lận cận bề mặt da: Với những vết thương gây đau, khó chịu lận cận bề mặt da bạn cũng cần xử lý ngay để vết thương tránh nhiễm trùng làm kéo dài thời gian lành vết thương hơn.

Những dấu hiểu cho thấy vết thương hở

3. Chuyên gia Mỹ  chia sẻ quy trình xử lý vết thương hở đúng cách?

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng mong muốn vết thương nhanh lành, không bị bội nhiễm và để lại sẹo.Vì vậy để đảm vết thương hở được xử lý đúng cách nhất, bạn cần chú ý thực hiện đầy đủ 5 bước trong quy trình xử lý vết thương hở theo lời khuyên từ bác sĩ nội khoa Elanin Luo ngay dưới đây nhé:

- Làm ngưng chảy máu: Việc cần thiết và nhanh nhất khi xử lý vết thương hở chính là làm ngưng phần máu đang chảy. Bạn nên sử dụng một miếng gạt hoặc bông y tế đặt lên vị trí đang chảy máu lợi dụng  áp lực để ngăn chặn máu chảy và làm gia tăng quá trình đông máu.

- Khử trùng vết thương: Đây được coi là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình xử lý vết thương hở. Bởi nếu vết thương không được làm sạch, khả năng nhiễm trùng là rất cao. Do đó, bạn nên thực hiện càng sớm càng tốt bước quan trọng này nhé. Đầu tiên hãy sử dụng nước muối sinh lý  NaCl 0,9% rửa sạch bụi bẩn cũng như vi khuẩn bên ngoài vết thương. Sau đó dùng bông y tế lau khô. Đối với các vết thương hở do các mảnh thủy tinh, mảnh đạn thì cần loại bỏ chúng ra khỏi mô mềm.

- Điều trị bằng kháng sinh: Việc ngăn ngừa nhiễm trùng nếu chỉ rửa sạch vết thương thôi là chưa đủ, bên cạnh đó bạn cũng cần sử dụng kháng sinh, ngoài việc uống trực tiếp bạn cũng có thể xoa một lớp gel kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Băng lại vết thương: Sau khi đã làm sạch và dùng kháng sinh, bạn nên sử dụng những miếng gạc băng quấn xung quanh vết thương. Đừng xem nhẹ bước nhỏ này nhé, chúng sẽ rất hữu ích ngăn ngừa bụi bẩn cũng như tránh cho vết thương hở lớn hơn khi va chạm. Chú ý không nên băng chặt quá vết thương.

- Thay băng thường xuyên: Nên kiểm tra và thay băng cho vết thương thường xuyên. Không nên bịt kín mít và để quá lâu,điều này lại phản lại tác dụng là gia tăng nhiễm trùng hơn.

Quy trình xử lý vết thương hở

4. Chăm sóc vết thương hở đơn giản tại nhà

Để rút ngắn thời gian, liền nhanh vết thương thì khâu chăm sóc cực kỳ quan trọng. Vì vậy, ở mỗi một giai đoạn bạn cần chú ý đừng chủ quan và xem nhẹ nhé. Hãy tham khảo ngay những cách chăm sóc dưới đây:

- Nghỉ ngơi: Không phải chỉ phẫu thuật mới cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng mà ngay cả đối với vết thương hở thì điều này cũng vô cùng cần thiết. Trong thời gian vết thương lành bạn chú ý không nên cử động hay va chạm nhiều đến vết thương để tránh làm nặng cũng như trầm trọng vết thương hơn.

- Đảm bảo vết thương luôn được khô ráo, tránh tiếp xúc và để nước  dính vào làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

- Không nên tự ý bóc phần vảy khi  vết thương khô miệng. Sau đó sử dụng thuốc thảo dược Long Huyết P/H để thúc đẩy da non, giảm bầm tím và tránh để lại sẹo. Thuốc được sử dụng phổ biến theo kê đơn từ các bác sĩ.

- Nếu vết thương có dịch vàng, cần rửa sạch vùng dịch với nước muối sinh lý, sau đó lau sạch, để khô và băng lại bằng gạc y tế. Chú ý nên thay băng y tế thường xuyên để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ, khô ráo.

- Rất nhiều bạn chưa biết rõ nghe lời mách bảo các phương pháp chưa được nghiên cứu không rõ nguồn gốc, hay nghe lời truyền miệng tự ý đắp các loại lá hay thuốc lên vết thương hở. Không những vết thương không khỏi mà gia tăng nguy cơ bội nhiễm dị ứng thậm chí là hoại tử ...Vì vậy, tuyệt đối chú ý lựa chọn các thuốc rõ ràng,có nguồn gốc và được kiểm chứng đầy đủ.

Ngoài ra đối với các vết thương hở chưa lớn như trầy xước, vết cắt.., bạn có thể áp dụng các gợi ý khắc phục vết thương hở ngay dưới đây bằng những thảo dược tự nhiên có ngay tại nhà

Bột nghệ: Từ xa xưa nghệ vẫn được biết đến là loại thảo dược quý nhờ hoạt chất curcumin có trong củ nghệ vàng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn làm tăng cường khả năng làm lành vết thương. Bên cạnh đó hoạt chất curcumin còn có khả năng giảm đau, giảm sưng và ngăn ngừa để lại sẹo. Chính vì vậy để thực hiện bạn chỉ cần pha với nước ấm tạo hỗn hợp sền sệt sau đó dùng gạc cố định vào vết thương.

Nghệ

Nha đam: Ngoài bột nghệ bạn cũng có thể sử dụng chất gel có trong nha đam. Với khả năng thúc đẩy làm lành vết thương thì đây cũng được xem là một trong những giải pháp cứu cánh cho bạn.

Hy vọng với những chia sẻ từ bác sĩ nội khoa Elanin Luo sẽ giúp bạn có thêm những cách xử trí đúng đắn đối với vết thương hở. Bất kỳ một vết thương dù nhỏ hay lớn  thì việc xử lý đúng quy trình là điều vô cùng cần thiết. Tuyệt đối đừng chủ quan để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau bạn nhé.