Hầu hết các vết thương bị nhiễm trùng là do vi khuẩn xâm nhập vào. Các vi khuẩn này có nguồn gốc từ hệ vi khuẩn chí trên da hoặc vi khuẩn từ các bộ phận khác của cơ thể hay từ môi trường bên ngoài. Vi khuẩn gây nhiễm trùng phổ biến nhất là Staphylococcus aureus và các loại Staphylococci khác.

Các biến chứng của vết thương bưị nhiễm trùng có thể thay đổi phạm vi từ tại chỗ đến toàn thân. Các biến chứng tại chỗ nghiêm trọng nhất của một vết thương bị nhiễm trùng là vết thương chậm lành dẫn đến không lành được. Điều này thường gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến tâm lý cho bệnh nhân. Các biến chứng toàn thân có thể bao gồm viêm mô tế bào (nhiễm khuẩn da hoặc dưới da), viêm tủy xương (nhiễm trùng xương hoặc tủy xương) hoặc nhiễm khuẩn huyết (sự hiện diện của vi khuẩn trong máu có thể dẫn đến tình trạng viêm toàn thân).

Dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết nhiễm khuẩn vết thương sau khi bị ngã xe, tai nạn giao thông

- Vết thương chảy dịch màu vàng, xanh lá cây hoặc có mùi hôi

- Vết thương hay gần vết thương đau nhiều, sưng hoặc đỏ tấy

- Thay đổi màu sắc hoặc kích thước vết thương

- Các vệt đỏ trên da xung quanh vết thương

- Sốt cao.

Với những người sau tai nạn giao thông, bị vết thương phần mềm mà có các triệu chứng trên, hãy đến ngay bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khi có triệu chứng sốt cao, vết thương bị sưng, đau, chảy dịch kéo dài cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám

Những yếu t làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương sau tai nạn giao thông 

Nhiều yếu tố nguy cơ mắc nhiễm trùng vết thương như:

- Lưu thông máu kém

- Bệnh tiểu đường

- Béo phì

- Hệ thống miễn dịch bị ức chế hoặc suy giảm

- Giảm khả năng di động hoặc không vận động được

- Suy dinh dưỡng

- Không vệ sinh sạch sẽ

Phương pháp chẩn đoán nhiễm trùng vết thương sau tai nạn, ngã xe

Khi đến kiểm tra tại bệnh viện, bác sĩ sẽ hỏi kĩ về nguyên nhân tai nạn, tiền sử bệnh, sau đó bạn sẽ được làm các xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, chụp X-Quang hoặc CT để tìm nhiễm khuẩn trong các mô sâu hoặc dị vật trong vết thương, nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu dịch hoặc mô lấy từ vết thương. Sau khi làm các xét nghiệm này, bạn sẽ biết được mình có bị nhiễm khuẩn vết thương hay không và nhiễm vi khuẩn nào.

Các phương pháp điều trị vết thương bị nhiễm khuẩn

Việc xử lý vết thương bị nhiễm trùng sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, vị trí của vết thương và liệu các khu vực khác có bị ảnh hưởng hay không. Việc điều trị cũng có thể phụ thuộc vào sức khỏe và thời gian bạn có vết thương. Hãy hỏi bác sĩ về phương pháp điều trị bác sĩ lựa chọn và các cách điều trị khác mà bạn có thể cần:

- Thuốc sẽ được dùng để điều trị nhiễm trùng, giảm đau và sưng.

- Chăm sóc vết thương có thể được thực hiện để làm sạch vết thương và giúp chữa lành vết thương. Hút chân không vết thương cũng giúp chữa lành vết thương.

- Liệu pháp oxy Hyperbaric (HBO) có thể được sử dụng để tăng oxy cho các mô giúp chúng lành lại nhanh hơn. Oxy được bơm vào khi bạn ngồi trong buồng áp suất.

- Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để làm sạch vết thương hoặc loại bỏ dị vật, bỏ các mô bị nhiễm trùng hoặc mô chết.

Thuốc thảo dược tương đương kháng sinh thực vật được bác sĩ khuyên dùng 

Thuốc thảo dược Long huyết P/H được coi là kháng sinh tự nhiên, chứa thành phần là vị thuốc quý huyết giác.

Đây là một vị thuốc quý hiếm được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền để giúp tan bầm tím, liền vết thương, bong gân, đau xương khớp...

Qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, người ta thấy rằng trong huyết giác chứa nhiều thành phần như Flavonoid, saponin steroid, phenolic, homoisoflavonoid,... Sau khi phân lập và đem thử nghiệm bằng phương pháp nuôi cấy, kết quả cho thấy các hoạt chất này có thể ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus, trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa,...; các loại nấm như nấm sợi (Aspergillus niger, Pseudomonas aeruginosa), nấm Candida Albicans,...

Ngoài ra, theo kinh nghiệm trong thực tế điều trị, các bác sĩ thấy rằng, sử dụng Long huyết P/H càng sớm, ngay sau khi vết thương cầm máu, thì khả năng lành vết thương lên da non nhanh hơn rất nhiều, hiệu quả rõ ràng chỉ sau từ 3-5 ngày.

 

Thuốc Long huyết P/H có vai trò như kháng sinh thực vật, giúp vết thương hở mau lành

Kim soát vết thương nhim khuẩn bằng chế độ sinh hoạt và thực đơn ăn uống khoa học

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với nhiễm trùng vết thương:

- Chăm sóc vết thương theo chỉ dẫn. Giữ cho vết thương sạch sẽ và khô ráo. Bạn nên che vết thương khi tắm để tránh làm ướt vết thương. Làm sạch vết thương theo chỉ dẫn với xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa vết thương. Thay băng gạc sạch theo chỉ dẫn. Thay băng khi băng bị ướt hoặc bẩn.

- Ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh. Ví dụ như trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá. Ăn thực phẩm lành mạnh có thể giúp vết thương mau lành hơn. Bạn cũng có thể cần uống vitamin và khoáng chất bổ sung. Hỏi bác sĩ xem bạn có cần phải ăn kiêng đặc biệt không.

- Quản lý các tình trạng sức khỏe khác. Nếu mắc các bệnh lý chẳng hạn như cao huyết áp và bệnh tiểu đường thì cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát huyết áp và đường huyết ở mức cân bằng.

- Không hút thuốc lá. Nicotin và các hóa chất khác trong thuốc lá và xì gà có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Hãy hỏi bác sĩ để biết thông tin nếu bạn hút thuốc và cần được giúp đỡ để bỏ thuốc lá. Thuốc lá điện tử hoặc thuốc lá không khói vẫn chứa nicotin.