1. Các loại vết thương thường gặp

Vết thương hở, vết xước rách da là vấn đề thường gặp trong cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày; làm phá vỡ sự toàn vẹn và làm mất chức năng của các mô. 

Vết thương được chia thành hai loại chính, đó là:

+ Vết thương cấp tính: là các vết thương gặp phải do chấn thương hoặc do phẫu thuật.

+ Vết thương mạn tính: là các vết loét do tì đè (thường gặp ở bệnh nhân tai biến, nằm lâu ở một tư thế), vết loét do mạch máu, tổn thương bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường,...

Rửa vết thương là yếu tố đầu tiên cần nhớ khi bị thương

2. Cách lựa chọn thuốc sát trùng khi rửa vết thương tại nhà 

Rửa vết thương để làm sạch các vi sinh vật, làm sạch các mảnh vụn, tập chất và dịch viêm. Tuy nhiên việc rửa vết thương cũng có thể gây tổn thương mô. Công việc sát khuẩn vết thương là có lợi hay có hại còn phụ thuộc vào áp lực được sử dụng để làm sạch vết thương và bản thân dung dịch sát khuẩn được sử dụng.

Các yêu cầu cơ bản của một dung dịch sát trùng vết thương đó là:

- Có phổ rộng, tiêu diệt được các loại vi khuẩn, virus, nấm.

- Không làm tổn thương mô vết thương.

- Không gây độc cho cơ thể khi sử dụng trên diện rộng.

- Không ảnh hưởng đến quá trình lành thương của da.

3. Các loại dung dịch sát khuẩn vết thương thường dùng

Các dung dịch sát khuẩn vết thương thường dùng như là:

- Nước

- Nước muối

- Dung dịch Ringer

- Hydrogen peroxide

- Sodium hypochlorite

- Acid acetic

- Cồn

- Các chế phẩm bạc ion hóa

- Chlorhexidine

- Polyhexanide/Betaine

- Povidone-iodine

4. Các bước rửa vết thương tại nhà đúng cách, chuẩn khoa học

- Bước 1:

Loại bỏ dị vật (cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh,..).

Rửa vết thương bằng nước sạch theo hướng từ trong ra ngoài.

- Bước 2:

Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát trùng không chứa cồn, sau đó rửa lại bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.

- Bước 3:

Lau khô vết thương bằng gạc sát trùng