Khi bị vết thương hở nên kiêng ăn gì?
Tác giả:
Theo Healthline
|
Tham vấn Y Khoa
DS. Tào Văn Chiến
|
Ngày đăng
16/06/2021
|
Lần cập nhật cuối:
06/11/2024
|
Số lần xem:
1758
|
Vết thương lành nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ tổn thương, vị trí vết thương, cách xử lý vết thương ban đầu, chế độ chăm sóc,... Ngoài ra, phải kể đến một yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phục hồi của vết thương, đó là chế độ dinh dưỡng. Một số loại thức ăn có thể làm chậm quá trình lành vết thương, khiến vết thương để lại sẹo lồi.
- 1. Thế nào là vết thương hở?
- 2. Bị vết thương hở nên kiêng ăn món gì?
- 3. Hướng dẫn xử lý và chăm sóc vết thương hở tại nhà
- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ
- Bước 2: Làm sạch sơ bộ vết thương
- Bước 3: Sát khuẩn vết thương
- Bước 4: Uống thuốc thảo dược giúp kháng khuẩn, chống viêm, vết thương nhanh lành, phòng tránh sẹo lồi
- 4. Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương hở tại nhà
1. Thế nào là vết thương hở?
Vết thương có hai loại là vết thương hở và vết thương kín. Vết thương hở là những tổn thương có thể thấy được bên ngoài như vùng da bị rách, đâm thủng, cắt… Kèm theo các dấu hiệu khác như chảy máu, tấy đỏ, sưng, phù nề, đau, khó chịu ở vùng da bị thương. Vết thương kín là vết thương xảy ra bên trong lớp da, không nhìn thấy bằng mắt thường.
Các vết thương hở thường nhỏ và có thể chăm sóc tại nhà. Những vết thương lớn, mức độ tổn thương rộng, sâu, kèm theo chảy máu nhiều nên đưa đến bệnh viện để xử lý.
2. Bị vết thương hở nên kiêng ăn món gì?
Bị thương nên ăn món gì, không nên ăn món gì là thắc mắc của rất nhiều người. Một số loại thức ăn cần đặc biệt kiêng khem khi có vết thương hở hoặc sau phẫu thuật như:
-
Không nên ăn thịt gà, trứng và đồ nếp vì những thực phẩm này có thể gây mưng mủ. Khi ăn nhiều thịt gà hay đồ nếp, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Không chỉ vậy, khi vết thương phục hồi còn có nguy cơ để lại sẹo lồi.
-
Không ăn rau muống khi đang có vết thương hở vì có thể gây sẹo lồi.
-
Nên hạn chế ăn thịt bò vì có thể để lại các vết sẹo thâm khi vết thương phục hồi.
-
Hải sản là thực phẩm tanh, nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, với những người có cơ địa dị ứng với hải sản thì tuyệt đối không nên ăn vì có thể gây ngứa ở nơi có vết thương.
Khi bị thương nên kiêng ăn rau muốn, thịt gà, trứng, thịt bò để tránh bị sẹo lồi
Ngoài những món ăn không nên ăn khi bị thương, cần lưu ý thay đổi các thói quen không tốt như:
- Không nên vận động quá mạnh có thể gây rách miệng vết thương. Điều đó khiến cho vết thương nặng hơn và lâu lành.
- Khi tắm, cần che vết thương cẩn thận, tránh để vết thương bị ngâm nước. Theo các nghiên cứu khoa học, nguy cơ nhiễm khuẩn do nước là rất cao, dễ khiến vết thương ngày càng thêm nặng.
- Vệ sinh sạch sẽ tay trước khi đụng vào vết thương hở, vi khuẩn có thể từ đó xâm nhập vào vết thương.
- Không nên tự mua, tự điều chế các loại thuốc dân gian lên vết thương hở. Những loại thuốc này nếu không rõ nguồn gốc và tác dụng có thể gây viêm và nhiễm trùng cho vết thương, từ đó khiến vết thương nặng hơn và khó kiểm soát.
- Khi vết thương bắt đầu đóng vảy, không tự ý lấy tay bóc vảy để tránh chảy máu, lâu lành và để lại sẹo.
3. Hướng dẫn xử lý và chăm sóc vết thương hở tại nhà
Bước 1: Rửa tay sạch sẽ
Rửa tay sạch sẽ giúp loại bỏ nguy cơ vi khuẩn từ bàn tay xâm nhập vào vết thương. Trước khi chạm vào vết thương, nên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp. Để đảm bảo an toàn hơn, nên dùng găng tay y tế để tránh phải chạm vào dịch mủ từ miệng vết thương.
Bước 2: Làm sạch sơ bộ vết thương
-
Loại bỏ bụi, các chất bẩn trên vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
-
Dùng khăn sạch hoặc gạc sạch để lau nhẹ nhàng vết thương.
-
Dùng nhíp loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn hoại tử. Nếu không loại bỏ được hết cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Lưu ý: Nếu chấn thương do dị vật đâm sâu thì cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc vết thương an toàn, không nên tự ý rút dị vật đâm sâu.
Bước 3: Sát khuẩn vết thương
Sát khuẩn đóng vai trò mấu chốt, quyết định khả năng phục hồi nhanh hay chậm của vết thương hở. Để vết thương hở lành nhanh, vết thương cần được sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn như cồn iod, povidon iod,...
Bước 4: Uống thuốc thảo dược giúp kháng khuẩn, chống viêm, vết thương nhanh lành, phòng tránh sẹo lồi
Để vết thương mau lành, nên uống thêm thuốc thảo dược giúp chống viêm, kháng khuẩn, mau lành vết thương, ngăng ngừa hình thành sẹo lồi như Thuốc thảo dược Long huyết P/H.
4. Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương hở tại nhà
Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương hoặc chăm sóc người bị thương, sau phẫu thuật cần nhớ như:
-
Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế áp lực để vết thương mau lành.
-
Nên để vết thương khô ráo, không dính nước trong ít nhất 5 ngày.
-
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng. Chú ý ăn các thực phẩm nhiều đạm như thịt, cá, các loại đậu. Những thực phẩm này sẽ hỗ trợ tạo tế bào mới, giúp vết thương nhanh lành.
-
Ăn các thực phẩm chứa sắt, acid folic, vitamin B12 để hỗ trợ cho việc tạo máu.
-
Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin nhóm B. Nhóm thực phẩm này cũng giúp tái tạo tế bào mới.
-
Thực phẩm chứa vitamin nhóm C nên được cung cấp đủ để tăng sức đề kháng, hạn chế nhiễm trùng. Nhóm chất này cũng giúp tăng hấp thu chuyển hóa sắt cho cơ thể.