Dầu mù u là gì? Dầu mù u có công dụng như thế nào?

Dầu mù u có tên tiếng anh là Tamanu oil, được chiết xuất từ cây mù u (Calophyllum inophyllum) mọc ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Một số tên gọi khác của cây mù u là: cây Cồng, cây Hoog Đông.

Dầu mù đã được sử dụng trong y học qua nhiều thế kỷ bởi các nền văn hóa Châu Á, Châu Phi và Đảo Thái Bình Dương. Dầu thường dùng tại chỗ để làm dịu các tình trạng của da trong các trường hợp có vết cắt, vết bỏng, vết côn trùng cắn, chàm, mụn trứng cá, da khô và thậm chí là mùi hôi chân, bệnh phong,...

Người cổ đại đã phát hiện ra khi sử dụng dầu Tamanu có thể giúp thúc đẩy sự phát triển và phục hồi tế bào da, thậm chí có thể dùng trên da trẻ sơ sinh do tính dịu nhẹ của nó.

Dầu mù u được chiết xuất từ cây mù u có nhiều công dụng trong điều trị vết thương

Tất cả bộ phận của cây mù u đều được dùng trong y học, nhưng dầu mù u chiết xuất từ hạt thường hay được sử dụng nhất. 

Dầu mù u thường có màu xanh đen hoặc nâu cùng mùi hương đặc trưng. Theo các nhà khoa học, trong dầu có chứa nhiều calophyllolide và phospholipid (có đặc tính chống viêm), delta-tocotrienol (một dạng vitamin E) và một số chất chống oxy hóa khác. 

Một số công dụng của dầu mù u thường hay được ứng dụng trong đời sống như:

- Dầu mù u giúp chăm sóc da

Dầu mù u có tác dụng giúp cân bằng độ ẩm của da và làm mềm da. Nó cũng có tính kháng viêm, giúp giảm mụn trứng cá và các vấn đề về da.

- Tác dụng trị mụn

Dầu mù u chứa nhiều thành phần tự nhiên giúp chống viêm, kháng khuẩn, nên ngăn chặn được những vi khuẩn gây ra mụn trứng cá, giúp nhanh liền sẹo do mụn trứng cá gây ra. Ngoài ra, dầu mù u có chứa các chất chống oxy hóa, giúp giảm vết thâm nám.

- Tác dụng trị sẹo

Dầu mù u có tác dụng giúp vết thương hồi phục, tái tạo da, thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào và sản xuất nên collagen, glycosaminoglycan (GAG).

- Dầu mù u trị bỏng

Dầu mù u rất nổi trội trong công dụng trị bỏng. Khi bị bỏng, bạn nên thoa dầu mù u nhiều lần trong ngày. Bởi nó sẽ giúp dịu vết bỏng, tạo một lớp màng bảo vệ khu vực đang chịu thương tổn. Hay nói cách khác, dầu mù u giúp tạo ra màng bao sinh học, giúp vết bỏng hạn chế tiếp xúc môi trường vi khuẩn bên ngoài.

- Cải thiện nấm chân

Nấm chân là một bệnh truyền nhiễm ngoài da, gây ra bởi nhiều loại nấm hoặc vi khuẩn, ảnh hưởng đến da xung quanh bàn chân. Dầu mù u có đặc tính chống nấm, kháng khuẩn nên làm giảm sự lây lan của nấm, vi khuẩn đến các vùng da xung quanh. Ngoài ra, khi chân có mùi dầu mù u cũng giúp khắc phục dần.

- Dầu mù u giúp dưỡng tóc

Các nhà nghiên cứu cho rằng dầu mù u cũng có tác dụng như những loại kem dưỡng ẩm tóc khác. Theo bài học dân gian thoa dầu lên thân tóc, massage nhẹ nhàng sẽ giảm tình trạng gãy rụng.

- Dầu mù u trị vẩy nến

Nếu bạn đang gặp vấn đề vẩy nến phiền toái, hãy thử sử dụng dầu mù u kết hợp cùng loại kem chống ẩm khác để giảm bớt triệu chứng khó chịu.

Có thể pha dầu mù u cùng dầu oliu, massage nhẹ nhàng cho da. Khả năng giữ ẩm của hỗn hợp này dần đỡ thô ráp, với tính kháng viêm cũng sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng hơn.

Có nên sử dụng dầu mù u cho vết thương hở không?

Theo các thầy thuốc đông y dầu mù u là một dược liệu rất tốt để điều trị vết thương. Bôi lên vết thương sau khi làm sạch để sát trùng hoặc bôi lên vết phỏng sau khi đã làm mát với nước. Ngoài ra, có thể dùng dầu này như một loại thuốc giúp vết thương mau lành và chống sẹo.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp vết thương hở sau khi sử dụng dầu mù u làm tình trạng lở loét càng to dần, xuất hiện nhiều phản ứng khác như nóng rát vùng da, ngứa ngáy, kích ứng, khó chịu, nổi mẩn đỏ. Bởi vậy, không phải trường hợp vết thương hở nào cũng có thể dùng được dầu mù u.

Theo lâm sàng, dầu mù u chỉ nên dùng trị các tổn thương nhẹ, vết trầy xước nhỏ. Chẳng hạn như thoa ghẻ, lở loét, nhiễm trùng, trầy xước hoặc tình trạng nấm da,… Dùng dầu đúng cách sau một thời gian ngắn sẽ nhận thấy vết thương khô lại và kéo da non. Tuyệt đối, không bôi dầu mù u trực tiếp vào khu vực có vết thương hở nặng vì có khả năng gây nhiễm trùng hoặc mưng mủ kéo dài. 

Các chuyên gia đã khuyên rằng, khi mới sử dụng dầu mù u nên dùng với liều lượng thấp, nhỏ. Điều này giúp ta quan sát xem da của mình có bị kích ứng với thành phần của dầu hay không.

Bên cạnh các tác dụng hữu hiệu mà dầu mù u mang lại, một số người cơ địa nhạy cảm có thể gặp phải một vài phản ứng phụ. Tuy nhiên chúng thường nhẹ và không quá nguy hại sức khỏe như cảm giác nóng rát khi bôi, kích ứng, dị ứng da và ngứa ngáy nhẹ.

Nên thận trọng khi sử dụng dầu mù u, đặc biệt nếu bạn nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, việc cần làm ngay là ngưng dùng và theo dõi phản ứng có thuyên giảm không. Trong trường hợp chúng không cải thiện hoặc có chiều hướng nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm.

Nên làm gì khi bị vết thương hở?

Theo như phân tích ở trên có thể thấy, chúng ta chỉ nên dùng dầu mù u trị các tổn thương nhỏ như mụn, nấm, vết xước,... 

Ngoài ra, khi dùng bạn cần lưu ý thêm một vài vấn đề sau đây:

- Tùy cơ địa của từng người mà thời gian phục hồi vết thương nhanh hay chậm, người bệnh nên kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian nhất định.

- Tránh để dầu tiếp xúc với niêm mạc mắt. Trước khi dùng nên bôi thử lên vùng da nhỏ, đợi 30 phút xem phản ứng. Nếu bình thường có thể dùng, nếu gặp phải các phản ứng nóng rát, kích ứng da nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Thận trọng với người có cơ địa nhạy cảm, phụ nữ mang thai. Tốt nhất nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Ăn uống đầy đủ, bổ sung thực phẩm dinh dưỡng như rau xanh, trái cây tươi, nước ép, trái cây,… để tăng cường vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

- Kiêng các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, tránh sử dụng chất kích thích, đồ uống chứa cồn,…

- Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực bị thương để tránh vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào vết thương gây viêm nhiễm.

Dầu mù u không áp dụng cho đối tượng có vết thương sâu, rộng và mưng mủ. Để điều trị các trường hợp vết thương hở mức độ sâu và rộng, thay vì việc bôi trực tiếp các loại dầu hay đắp các loại lá trực tiếp lên da, thì việc sử dụng các loại thảo dược dạng uống giúp mau lành vết thương đem lại hiệu quả nhanh và an toàn hơn như thuốc thảo dược Long huyết P/H. 

Đặc biệt, thuốc Long huyết P/H là loại thuốc dùng trong đặc trị các loại vết thương hở, vết bầm tím từ hàng chục năm nay, được nghiên cứu và kiểm định chặt chẽ về công dụng, đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất GMP - WHO, được Bộ Y Tế cấp giấy phép là thuốc điều trị và có mặt rộng rãi trên toàn quốc nên có thể tìm mua dễ dàng.