Tuyệt chiêu cần áp dụng ngay khi gặp vết thương hở, đảm bảo nhanh khỏi
Tác giả:
Võ Thị Hương
|
Tham vấn Y Khoa
BS. Sỹ Hùng
|
Ngày đăng
26/03/2022
|
Lần cập nhật cuối:
05/11/2024
|
Số lần xem:
617
|
Trên bề mặt da có rất nhiều vi sinh vật, vi khuẩn sinh sống. Bởi vậy, khi có vết rách trên da, các vi khuẩn này sẽ ngay lập tức tấn công vào cơ thể thông qua các vết thương hở này. Do đó, việc cần làm ngay khi gặp vết thương hở là phải sát khuẩn và tìm cách để vết thương liền lại càng nhanh càng tốt.
Vết thương hở trên da gây ra những triệu chứng gì?
Các triệu chứng khi bị vết cắt và trầy trên da bao gồm:
- Chảy máu;
- Tấy đỏ hoặc sưng xung quanh vết thương;
- Đau hoặc khó chịu ở bề mặt da.
Chăm sóc vết thương hở tại nhà như thế nào?
- Giữ vết thương trong vòng 10 phút để cầm máu;
- Rửa vết thương với nước muối sinh lý trong 5 phút;
- Bỏ lớp da bị bong tróc bằng một cây kéo nhỏ (kéo chuyên dụng cho da bị rách bởi vết xước).
- Thoa thuốc mỡ kháng sinh và che chắn vết thương bằng băng cá nhân hoặc gạc. Rửa vết thương, bôi thuốc mỡ, và thay băng hoặc gạc hàng ngày.
- Uống Long huyết P/H ngay sau khi cầm máu để giảm đau, giảm phù nề, giúp vết thương nhanh lên da non.
- Sai lầm thường gặp khi điều trị vết cắt hoặc trầy da;
- Không được sử dụng dung dịch cồn hoặc Merthiolate trên vết thương hở. Sẽ gây đau và tổn hại đến các mô thường.
- Đừng chạm môi lên vết thương hở vì vết thương sẽ bị nhiễm trùng bởi nhiều loại vi trùng có trong miệng.
- Hãy để vảy da tự rơi ra; bóc vảy lên có thể để lại sẹo.
Khi nào bạn cần chăm sóc y tế?
Tìm đến bác sĩ ngay lập tức nếu:
- Máu vẫn tiếp tục chảy sau khi giữ vết thương trong 10 phút.
- Vết rách quá rộng cần phải may lại.
- Vết cắt sâu (có khi bạn sẽ nhìn thấy xương hoặc gân).
- Có bụi bẩn trong vết thương mà bạn không thể lấy ra được.
Tìm đến bác sĩ sau đó nếu:
- Vết cắt bị nhiễm trùng (ví dụ như có mủ chảy ra).
- Đau, tấy đỏ hoặc sưng nhiều hơn sau 48 giờ.
- Vết thương không lành trong vòng 10 ngày.
Vì sao thuốc thảo dược Long huyết được các chuyên gia đánh giá có tác dụng giúp mau lành vết thương gấp 3 lần?
Long huyết P/H là thuốc thảo dược được chuyên gia khuyên dùng cho vết bầm tím, vết thương, sau phẫu thuật. Thuốc có thành phần chính từ vị thuốc quý huyết giác. Các nhà khoa học đã tìm ra được rất nhiều tác dụng dược lý khẳng định hiệu quả siêu nhanh của vị thuốc quý này như:
- Trong vị thuốc huyết giác có nhiều dược chất quý thuộc nhóm Saponin, Flavonoid, Phenolic,... có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo điều kiện cho cơ thể tự chữa lành vết thương.
- Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của thuốc đông dược trong vấn đề hoạt huyết hóa ứ trên da” đã chỉ ra rằng: sự di chuyển của tế bào sừng đóng vai trò ban đầu và then chốt trong việc chữa lành vết thương biểu bì. Huyết giác có thể thúc đẩy sự di chuyển của tế bào sừng, điều đó là rất khoa học để chứng minh cho cơ chế dược lý của Huyết giác thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét trên bề mặt.
- Huyết giác có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy tăng sinh mạch máu và di chuyển nguyên bào sợi đến những nơi bị tổn thương.
Các hoạt chất Loureirin A, B trong huyết giác ức chế sự tăng sinh quá mức của chất nền ngoại bào; Có lợi cho vết thương nhờ sự sắp xếp các sợi collagen một cách có trật tự; Giúp nhanh lành vết thương, nhờ đó ngăn ngừa sự hình thành sẹo lồi.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra vị thuốc huyết giác có tác dụng giảm đau, giảm sưng, giảm phù nề tương đương với Aspirin và Indomethacin.
Bạn nên phòng ngừa vết cắt, trầy xước trên da như thế nào?
Để ngăn ngừa các vết cắt và trầy xước, hãy hạn chế các hoạt động nguy hiểm và tránh tiếp xúc với các bề mặt nhọn hay sắc bén. Mặc quần áo để bảo vệ cánh tay, chân và xương. Nếu không may bị trầy xước, hãy làm sạch vết thương và điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa nhiễm trùng.