Vết thương hở cần được chăm sóc thế nào cho đúng cách?
Tác giả:
Trà Phạm
|
Tham vấn Y Khoa
|
Ngày đăng
02/12/2019
|
Lần cập nhật cuối:
06/11/2024
|
Số lần xem:
1010
|
Một vết thương hở là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ ai khi các hoạt động vẫn diễn ra liên tục hàng ngày. Những tổn thương có mức độ nặng hay nhẹ sẽ cần sự chăm sóc khác nhau. Để có thêm những thông tin quan trọng dễ bị bỏ qua khi gặp phải vết thương hở, hãy cùng Long huyết P/H tìm hiểu ngay bài viết này nhé!
Vết thương hở là một chấn thương khiến lớp da bảo vệ cơ thể bị rách. Nơi phần mô bên trong tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách. Nhưng với những vết thương nhỏ thì mọi người có thể tự điều trị tại nhà bằng thuốc hoặc các biện pháp tự nhiên.
1. Nguyên nhân nào tạo ra vết thương hở?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vết thương hở, nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
Sự va chạm gây mài mòn da
Khi da vô tình bị chà xát hoặc trượt trên một số bề mặt thô ráp như tường nhà, mặt đường, nền cát sỏi,... đều có thể gây nên những vết trầy xước da.
Thường thì những vết thương mài mòn da rất ít khi khiến bạn mất quá nhiều máu, tuy nhiên những vết xước này vẫn là “miếng mồi ngon” của nhiều loại vi khuẩn. Vì thế, hãy chú ý vệ sinh vết thương bằng cách rửa sạch và loại bỏ những mảnh vụn hay đất cát bẩn có trên vết xước nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng da.
Tai nạn
Vết thương hở hình thành khi xảy ra tai nạn giao thông hay tai nạn nghề nghiệp có thể là từ nhẹ, trầy xước da cho đến tổn thương nghiêm trọng nếu phần mô mềm dưới da lộ rõ và bị chảy đáng kể. Đó là một vết rách, một lỗ sâu trên da do máy móc hoặc các vật sắc nhọn khác.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà bạn tự mình xử lý hoặc cần phải đến cơ sở y tế với các vết thương sâu trong nội tạng gây mất nhiều máu.
Vết rạch
Các vết rạch từ những vật sắc nhọn như dao kéo cũng là một trong số nguyên nhân gây ra vết thương hở thường gặp. Tổn thương là đường cắt thẳng mịn.
Những ca phẫu thuật sử dụng dao mổ cũng tạo nên tổn thương da dạng này nhưng khác với tình huống tai nạn thì vùng da mổ được thực hiện việc sát trùng trước. Tuy nhiên, nguy cơ người bệnh bị nhiễm trùng sau ca mổ là vẫn có. Các vết rạch sâu với vị trí rạch liên quan đến dây thần kinh, mạch máu hay các cơ quan khác thường sẽ chảy máu nặng, nhanh và có thể đe dọa tính mạng.
Dù vết thương hở là do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì khi nắm được hướng xử trí đúng và kịp thời, vết thương sẽ không còn là vấn đề khiến bạn cần phải lo ngại.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vết thương hở
2. Cách chăm sóc vết thương hở hiệu quả
Ngoại trừ trường hợp vết thương rộng, chảy máu đáng kể hoặc có tổn thương mô dưới da nghiêm trọng cần sự can thiệp nhanh chóng của cán bộ y tế thì với những vết thương nhỏ, nông và không chảy nhiều máu có thể được điều trị tại nhà.
Việc tự điều trị khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Ngăn máu chảy
Hãy dùng một miếng băng gạc sạch, nhẹ nhàng áp lên vết thương. Việc này giúp miệng vết thương khép lại, diện tích da bị hở thu nhỏ và đẩy nhanh quá trình đông máu.
Bước 2: Làm sạch vết thương
Vết thương nên được vệ sinh, rửa trôi và loại bỏ mọi mảnh vụn, đất cát bằng nước sạch và nước muối sinh lý. Dùng nước oxy già để rửa cũng là một cách loại bỏ bụi bẩn tốt. Tuy nhiên nó có thể khiến bạn cảm thấy xót một chút và nếu vết thương hở không dính phải mảnh vụn nào thì bạn không nên lạm dụng oxy già vì loại dung dịch này khiến vết thương chậm lành hơn bình thường.
Sau khi vệ sinh xong vết thương, bạn hãy thấm khô bằng băng gạc sạch.
Bước 3: Sát trùng, dùng kháng sinh điều trị vết thương hở
Bước sát trùng và dùng kháng sinh sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tại vết thương hở. Dung dịch dùng để sát trùng phổ biến là cồn iod (Betadin, Povidon,...). Ngoài công dụng sát trùng thì cồn iod cũng khiến vết thương nhanh khô, một lớp thuốc mỡ kháng sinh mỏng trên miệng và xung quanh vết thương sẽ làm dịu, ngăn cản sự tiếp xúc của mô dưới da với môi trường bên ngoài, hạn chế việc xuất hiện nhiễm trùng một cách hiệu quả.
Bước 4: Băng vết thương
Băng vết thương giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn và tránh được sự va chạm, tiếp xúc khiến vết thương bị chảy máu lại. Các vết thương nhỏ có thể được bảo vệ bằng gạc hoặc băng chống thấm. Ngược lại, trường hợp vết thương đã bị nhiễm trùng, việc không băng và để hở cho đến khi hết nhiễm trùng lúc này lại là việc làm có ích cho vết thương.
Bước 5: Thường xuyên thay băng
Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh (CDC) Trusted khuyến cáo, băng vết thương cần được thay và các dấu hiệu nhiễm trùng cần được kiểm tra cứ sau mỗi 24 giờ. Đừng quên khử trùng và làm khô vết thương trước khi thay băng gạc mới nhé!
Nếu một trong những bước trên không được thực hiện tốt thì rất có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
3. Những rủi ro khi có vết thương hở
Một vết thương bị nhiễm trùng có thể gây sốt và đau nặng hơn. Bạn có thể nhận biết sự nhiễm trùng thông qua các dấu hiệu: sưng đỏ, cảm thấy hơi nóng vùng da xung quanh vết thương, đau tức khó chịu, có dịch mủ trong vết thương, vết loét, sốt hay sưng hạch bạch huyết.
Những chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng thường là:
- Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) cư trú trên da và bên trong mũi, chúng có thể lây lan khắp cơ thể và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan.
- Vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) tồn tại trong đất bụi và các vật kim loại. Khi vào trong cơ thể, C. tetani có thể gây đau co thắt cơ ở cổ và hàm. Vì vậy, vết thương tạo ra do một vật bằng kim loại sắc nhọn nên nhận sự chăm sóc từ nhân viên y tế hơn là việc tự điều trị.
- Streptococcus Nhóm A hiếm gặp gây viêm cân hoại tử một cách nhanh chóng đi kèm với các triệu chứng giống như bệnh cúm. Đây là tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị tại cơ sở y tế ngay lập tức. Nó có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, hội chứng sốc độc, suy đa tạng và thậm chí tử vong.
Các thuốc giảm đau, kháng sinh đường uống có thể được sử dụng dưới sự chỉ định và hướng dẫn từ thầy thuốc. Ngoài các thuốc tây y thì thuốc đông y như Long huyết P/H vẫn được các bác sĩ kết hợp giúp làm giảm làm giảm phù nề, tiêu viêm, tan huyết ứ và thúc đẩy vết thương nhanh lành từ vị huyết giác cũng là một lựa chọn điều trị phổ biến.
Kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào khâu xử lý vết thương hở, thời gian, mức độ nhiễm trùng,... Tuy nhiên, khi thực hiện vệ sinh đúng cách và có kiến thức tổng quát nhất cho việc xử trí nếu xuất hiện vết thương hở thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ giảm xuống mức thấp nhất và quá trình lành thương sẽ diễn ra nhanh hơn.