Xử lý vết thương hở đúng cách để hạn chế việc để lại sẹo xấu
Tác giả:
Thu Trang
|
Tham vấn Y Khoa
|
Ngày đăng
09/01/2020
|
Lần cập nhật cuối:
06/11/2024
|
Số lần xem:
1019
|
Những vết thương làm chảy máu có thể xuất hiện khi va chạm mạnh làm rách ra, nếu không có biện pháp xử lý vết thương hở kịp thời có thể gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày dù có cẩn thận đến mấy cũng khó có tránh những những lúc cơ thể bị thương dẫn đến tình trạng chảy máu. Vậy vết thương hở là gì? Nên xử lý vết thương hở như thế nào để nhanh lành, ít để lại sẹo?
Vết thương hở là gì?
Vết thương hở là một dạng tổn thương làm da bị rách có thể gây chảy máu ít hoặc nhiều tùy vào mức độ tổn thương. Hầu hết các vết thương hở nhỏ như xây xát nhẹ do ngã xe hay đứt tay... đều có thể xử lý ngay tại nhà.
Các triệu chứng thường gặp của của vết thương hở là:
- Xuất hiện chảy máu hoặc có máu rỉ ra ở cùng da bị tổn thương
- Sưng đỏ, kèm đau nhức
- Khó cử động hoặc di chuyển ở vị trí xung quanh vết thương
- Nếu để vết thương bị nhiễm trùng cơ thể sẽ bị sốt cao, phần vết thương sẽ có mủ kèm mùi hôi bất thường
Vết thương hở không được xử lý ngay có nguy hiểm không?
Sau khi phát hiện ra vết thương mà bạn không có phương án xử lý kịp thời sẽ rất đến tình trạng bị nhiễm trùng rất nguy hiểm. Vì vết thương hở sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn xâm lấn và phá hủy cấu trúc của tế bào là suy giảm hệ miễn dịch, vết thương sẽ rất khó xử lý, lâu lành, rất dễ để lại sẹo xấu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nếu bị thương ở vị trí quan trọng, đồng thời vết thương nặng, chảy nhiều máu mà bạn lại không có kiến thức sơ cứu vết thương cơ bản thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc do xử lý vết thương sai cách.
Hãy trang bị kỹ năng xử lý vết thương cho bản thân
Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay lập tức?
Không phải vết thương nào bạn cũng có thể tự xử lý ngay tại nhà được. Có những tổn thương nghiêm trọng cần tìm đến các bác sĩ để có phương án xử lý nhanh chóng, kịp thời, rút ngắn thời gian lành vết thương. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị với các trường hợp sau:
- Vết thương hở có kích thước lớn, sâu hơn 1,2cm
- Tại vị trí bị tổn thương, máu chảy liên tục, không cầm được máu
- Tự cầm máu nhưng không có tác dụng
- Những tổn thương nghiêm trọng do tai nạn giao thông, tại nạn lao động
- Bị chấn thương nghiêm trọng ở các bộ phận dễ gây biến chứng nguy hiểm như đầu, cổ, vùng quanh mắt, ngực, bụng…
- Vết thương hở do kim loại đâm vào như dẫm phải đinh, kim khâu…
- Bị đâm sâu và xuyên qua các khớp trên cơ thể
- Vết thương do động vật cắn như chó, mèo...
- Có các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương (bị sốt cao liên tục, tại vị trí vết thương có chảy dịch mủ mùi hôi tanh, khó chịu..)
Quy trình xử lý vết thương hở đúng cách
Sau khi phát hiện bị thương cần xử lý vết thương ngay để hạn chế tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn. Cách xử lý như sau:
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi tiến hành sơ cứu vết thương hở để hạn chế việc lây nhiễm các vi khuẩn có hại sang vùng da đang bị tổn thương.
- Tiến hành cầm máu vết thương bằng cách dùng một miếng băng gạc hoặc vải sạch buộc chặt vết thương lại để cầm máu. Lưu ý tất cả đồ dùng để băng bó vết thương cần phải đảm bảo vệ sinh nếu không sẽ phản tác dụng gây nhiễm trùng cho vùng da đó.
- Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý để vết thương sạch sẽ, khô ráo. Lưu ý, nếu bị thương do có vật sắc nhọn đâm vào thì không tự ý rút ra thay vào đó nên quấn khăn sạch xung quanh vết thương và đến gặp bác sĩ để có phương án xử lý phù hợp.
- Thoa thuốc kháng sinh vào vết thương nếu có: Đối với vết thương nhẹ, mức độ tổn thương không quá nghiêm trọng có thể xử lý ngay tại nhà thì sau khi lau khô vết thương bạn nên thoa thêm một lớp kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ để thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng.
- Dùng băng gạc y tế băng bó cẩn thận vùng da bị thương lại, không nên buộc quá chặt làm cản trở lưu thông máu cũng không nên quấn lỏng lẻo dễ bị tuột phải băng lại nhiều lần
- Thay băng, vệ sinh vết thương sạch sẽ hàng ngày
- Theo dõi tình trạng phục hồi của vết thương, nếu có hiện tượng nhiễm trùng cần đến gặp bác sĩ để được trợ giúp.
Thực hiện sát khuất, lau khô trước khi quấn băng gạc
Lưu ý cần biết khi bị thương
- Trường hợp bạn bị động vật cắn như chó, mèo cần đến cơ sở y tế để tiêm phòng dại dù cơ thể chưa có bất kỳ biểu hiện nào nguy hiểm. Nếu đợi đến khi phát bệnh thì chắc chắn nguy hiểm đến tính mạng, sự can thiệp của y học lúc nào sẽ không có bất kỳ tác dụng gì với bệnh dại. Kể cả khi bạn bị chó nhà cắn, sau khi cắn chó chưa phát dại ngay lập tức cũng cần đi tiêm phòng.
- Nên tiêm phòng uốn ván khi bị các vết thương nghiêm trọng, đặc biệt với những người chưa từng tiêm phòng trong 5 năm gần nhất.
- Ngay sau khi vết thương bong vảy cần tiến hành các phương pháp trị sẹo ngay để nhanh liền sẹo. Một số cách trị sẹo từ thiên nhiên cũng mang lại hiệu quả nhanh chóng nếu bạn áp dụng ngay sau khi vết thương mọc da non như đắp nghệ tươi, mật ong, nha đam… Tuy nhiên, khuyến khích bạn nên sử dụng thêm kem trị sẹo để nhanh thấy được hiệu quả.
- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để vết thương nhanh lành: Ăn uống bổ sung nhiều chất đạm có trong thịt lợn nạc, ăn nhiều rau củ quả tươi để cung cấp các vitamin cần thiết như ổi, dứa, táo, rau bắp cải, rau cải... hạn chế các món ăn chế biến từ rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, hải sản vì chúng sẽ làm ngứa vùng da bị thương và để lại sẹo khó chữa. Ngoài ra, khi bị thương hãy tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… chúng sẽ làm cơ thể bạn mệt mỏi, sức khỏe giảm sút thời gian phục hồi sau chấn thương sẽ lâu hơn.
- Nên nghỉ ngơi sau khi bị thương, không vận động mạnh làm ảnh hưởng đến vết thương.
- Hạn chế sờ lên vết thương hoặc tiếp xúc vùng da bị thương với bụi bẩn
- Luôn để vết thương được sạch sẽ, khô ráo để chúng nhanh lành
Hãy áp dụng cách xử lý vết thương hở ngay sau khi phát hiện mình bị thương để hạn chế tình trạng tổn thương nặng hơn dễ bị nhiễm trùng hoặc để lại sẹo xấu. Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý có một vài vết thương mà bạn không được tự ý xử lý để tránh trường hợp “chữa lợn lành thành lợn què” gây tốn kém hơn trong việc điều trị thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu xử lý sai cách.