Nâng mũi bị hỏng có nguy hiểm không và có sửa được không?
Tác giả:
Hoài Anh
|
Tham vấn Y Khoa
|
Ngày đăng
26/01/2024
|
Lần cập nhật cuối:
02/11/2024
|
Số lần xem:
257
|
Nâng mũi hỏng là điều không ai mong muốn khi đi làm đẹp, nó có thể mang theo nhiều tác hại về mặt sức khỏe và tinh thần. Phẫu thuật mũi hỏng có thể gây ra nhiều biến chứng như gây sưng, đau, nhiễm trùng, tạo ra áp lực tinh thần và ảnh hưởng đến sự tin tin về ngoại hình. Bài viết sẽ giúp bạn cung cấp những thông tin về việc cần chuẩn bị những thông tin gì nếu chẳng may gặp phải tình huống nâng mũi bị hỏng?
Các biến chứng điển hình của mũi hỏng
- Sưng bầm, phù nề:
Thực tế, sưng bầm chỉ là phản ứng của cơ thể khi có vết thương, và sẽ hết sau khoảng 1 tuần – 10 ngày. Đây là tình trạng rất bình thường của cơ thể sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, tình trạng kéo dài có thể để lại nhiều di chứng và ảnh hưởng tới sức khoẻ.
- Nhiễm trùng, hoại tử mũi:
Đây là biến chứng sau nâng mũi ít xảy ra song đem đến mối đe dọa lớn. Nguyên nhân do quy trình thực hiện nâng mũi không đảm bảo điều kiện vô khuẩn. Ban đầu nhiễm trùng biểu hiện bằng dấu hiệu sưng, đỏ, sốt, tiếp theo là sưng to, bầm tím nghiêm trọng. Nếu để lâu có thể dẫn đến hoại tử vùng mũi.
- Sống mũi bị lệch vẹo:
Tình trạng lệch sống mũi sau nâng mũi đến do kỹ thuật và tay nghề yếu kém của bác sĩ thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Cụ thể, khi sửa mũi bác sĩ đặt sụn không chắc chắn khiến mũi sau khi nâng dễ bị lệch khỏi vị trí ban đầu.Bên cạnh đó, sự va chạm hay vận động mạnh sau nâng mũi cũng là nguyên nhân khiến cho mũi bị lệch sau nâng.
Nâng mũi hỏng có thể dẫn đến hệ quả lộ sống mũi, đầu mũi bóng đỏ
- Lộ sống mũi, đầu mũi bị bóng đỏ:
Bóng đỏ đầu mũi là một trong những biến chứng sau nâng mũi thường gặp. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chất liệu sụn nâng mũi chất lượng kém, có độ cứng cao hoặc không có độ tương thích với cơ thể. Vì vậy, sau khi được cấy vào để nâng mũi sẽ gây ra kích ứng, đào thải khiến da đầu mũi bị bóng đỏ.
- Lòi sụn nâng mũi:
Một trong những triệu chứng sau khi nâng mũi tại địa chỉ không tín khác là tình trạng sụn nâng mũi lòi hẳn ra ngoài. Chất liệu sụn không tương thích gây ra sự đào thải, lâu ngày bào mỏng dần da mũi và cuối cùng là đâm xuyên qua da mũi và lộ ra ngoài.
Nâng mũi bị hỏng có thể để lại nhiều hậu quả
Nâng mũi hỏng có thể do những nguyên nhân gì?
- Bác sĩ thiếu chuyên môn, tay nghề kém:
Trình độ và tay nghề bác sĩ quyết định hoàn toàn đến sự thành bại của ca phẫu thuật nâng mũi. Tại những cơ sở làm đẹp “chui”, các bác sĩ chuyên môn kém, trình độ và tay nghề thấp thậm chí không có giấy phép hành nghề, mang rủi ro rất lớn tới người làm đẹp.
Bằng chứng là hầu hết những biến chứng sau nâng mũi chỉ xảy ra khi làm đẹp tại những cơ sở kém chất lượng.
- Quy trình nâng mũi không đảm bảo:
Bất kỳ ca phẫu thuật nào đều cần được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt và đảm bảo các tiêu chuẩn về trang thiết bị và điều kiện vô trùng. Những địa chỉ làm đẹp tự phát không thể đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khắt khe này nên rủi ro phát sinh biến chứng sau nâng mũi là cực kỳ cao.
- Chất liệu sụn nâng mũi kém chất lượng:
Việc sử dụng chất liệu sụn nâng mũi kém chất lượng tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Sụn nâng mũi chất lượng kém, không có độ tương thích cao với cơ thể, quá cứng nên khi sử dụng để nâng mũi dễ dẫn đến kích ứng, đào thải, bóng đỏ đầu mũi hay đâm thủng da đầu mũi.
- Quá trình chăm sóc sau phẫu thuật không cẩn thận:
Chăm sóc hậu phẫu là cực kỳ quan trọng cho bất kỳ ai vừa trải qua phẫu thuật. Tuy nhiên, một số người còn khá chủ quan cho rằng chỉ cần tìm đến địa chỉ danh tiếng là có thể sở hữu dáng mũi như mơ và bỏ quên sự chăm sóc sau phẫu thuật. Hậu quả là xảy ra các biến chứng sau nâng mũi như nhiễm trùng, lệch vẹo sống mũi, lồi sẹo,….
Có nên đi sửa mũi ngay nếu nâng mũi bị hỏng?
Nâng mũi hỏng có sửa được. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để xác định chính xác vấn đề mà mũi các bạn đang gặp phải như đầu mũi bị bóng đỏ, sưng tấy, mũi bị nhiễm trùng, mũi bị lệch sống, lộ sóng mũi,… mới có thể đưa ra phương án khắc phục tối ưu nhất. Hãy tìm cho mình một địa chỉ uy tín để sửa lại mũi hỏng. Một địa chỉ thẩm mỹ không đảm bảo điều kiện thẩm mỹ, không được cấp giấy chứng nhận của Bộ Y tế và bác sĩ kém tay nghề sẽ làm bạn “trượt dài vào vết xe đổ”
Về thời gian: các bạn không nên vội vàng đi sửa lại mũi đã phẫu thuật ngay trong giai đoạn đầu vì mũi vừa trải qua quá trình phẫu thuật lần một và đang bị tổn thương chưa thể bình thường như ban đầu được.Thời điểm để sửa mũi hỏng hoặc mũi không vừa ý tốt nhất là từ tháng thứ năm sau khi phẫu thuật. Lúc này, phần mũi của các bạn đã phục hồi được những thương tổn trước đó và có thể phẫu thuật sửa mũi để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Giá sửa mũi do phẫu thuật hỏng có đắt không?
Việc giá sửa mũi hỏng đắt hay rẻ phụ thuộc vào mức độ, tình trạng phẫu thuật hỏng và chất liệu sụn thay thế, địa chỉ sửa mũi hỏng. Ngoài ra, mức giá sửa cũng tùy thuộc vào nguyên nhân, phương pháp sửa, trình độ của bác sĩ chuyên môn.