Bản chất của bóng đá khiến cầu thủ phải vận động thể lực rất nhiều. Cho dù là khi tập luyện hay khi trận đấu diễn ra sôi động, áp lực của sự thay đổi liên tục về trọng lượng, vặn mình và xoay người có thể gây chấn thương.

Chơi bóng đá có thể gặp rất nhiều chấn thương cần chú ý

Điểm danh 6 loại chấn thương thường gặp khi chơi bóng đá

1. Rách da

Rách da rất hay xảy ra khi chơi bóng do bị ngã xoạc, da bị ma sát với sân bóng, nhưng những vết thương này hầu như không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu đó là những vết cắt rất sâu do gầm giày của đối phương gây nên thì cần đặc biệt lưu ý.

Khi phát hiện rách da, các cầu thủ cần được sơ cứu ngay nhằm tránh bị mất máu cũng như giữ vệ sinh tránh nhiễm trùng.

2. Căng cơ

Căng cơ xảy ra khi một thớ cơ nào đó bị kéo quá xa về một phía, hoặc khi cơ bị ép phải vận động lúc nó vẫn ở trạng thái chưa sẵn sàng, các thớ cơ bị cứng, chưa được khởi động làm ấm cơ. Các nhóm cơ đùi, cơ háng, cơ bắp chân thường là những bộ phận hay bị căng cơ nhất.

Làm mềm cơ trước khi thi đấu là màn khởi động bắt buộc đối với mọi cầu thủ trước khi ra sân để tránh chấn thương đáng tiếc. Quá trình khởi động sẽ làm các nhóm cơ ấm lên, máu được lưu thông mang theo nhiều oxy đến các nhóm cơ, giúp cơ trẻ nên khỏe và dẻo dai hơn.

Đôi khi, việc lựa chọn những đôi giày đá bóng có đế phù hợp với từng loại mặt sân cũng làm giảm khả năng bị căng cơ. Khi dính chấn thương này, cầu thủ cần nghỉ ngơi, massage, chườm đá và băng bó chỗ đau.

3. Gãy xương

Đây là một trong những chấn thương rất nghiêm trọng trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng. Gãy xương có thể xảy ra khi các cầu thủ va chạm với nhau trên sân bóng hoặc khi cầu thủ tiếp đất mạnh không đúng tư thế.

Gãy xương bàn chân, ống quyển, xương sườn, xương bàn tay là những chấn thương phổ biến trong bóng đá.

Bị gãy xương trong lúc tập luyện hay thi đấu là một thử thách thật sự của các cầu thủ. Hầu hết các trường hợp bị gãy xương không thể phục hồi như ban đầu nếu không được phẫu thuật. Để xương bị gãy nhanh phục hồi, các bác sĩ thường phải phẫu thuật nẹp vít để cố định xương và thường xuyên chụp X-ray để theo dõi tiến trình phục hồi xương cũng như kết hợp với vật lý trị liệu và các bài tập bổ trợ.

4. Bong gân

Bong gân thường xảy ra kahi cầu thủ thực hiện những pha chạy đổi hướng đột ngột hoặc những pha xoay người nhằm đổi hướng bóng. Hoặc có khi do té ngã gây lật bàn chân. Một ca bong gân nhẹ có thể khiến cầu thủ dưỡng thương vài ngày, nếu nặng hơn thì phải tạm xa bóng đá khoảng 4 đến 6 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và giữ gìn đúng cách, bong gân mắt cá chân rất dễ bị tái phát, ngay cả khi chấn thương rất nhẹ.

Rất may là bác sĩ thường không chỉ định phẫu thuật trong phần lớn các trường hợp bong gân. Cách điều trị còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Nếu chỉ là bong gân nhẹ, bạn sẽ nhận được một vài chỉ dẫn để chăm sóc chấn thương tại nhà. Bạn nên thực hiện theo những chỉ dẫn dưới đây càng sớm càng tốt sau khi bạn bị bong gân mắt cá chân, bao gồm:

  • Để mắt cá chân được nghỉ ngơi. Bạn có thể sẽ cần nạng để tránh tác động nặng lên vùng chấn thương trong vòng 48 giờ.
  • Hãy chườm đá ngay lập tức để giảm sưng. Chườm khoảng 20 đến 30 phút và chườm nhiều lần trong 48 giờ đầu tiên;
  • Băng bó, băng thun sẽ giúp cố định và hỗ trợ mắt cá chân bị chấn thương;
  • Nằm kê chân cao hơn ngực thường xuyên trong 48 giờ đầu.

Bên cạnh đó, người bị bong gân có thể áp dụng những bài tập vật lý trị liệu để có thể trở lại thi đấu sớm hơn.

5. Chấn thương vùng đầu

Chấn thương vùng đầu xảy ra khi các cầu thủ gặp phải những pha va đập mạnh, như va đập với đầu của đối thủ, đập đầu vào cột dọc, bị thủ môn đấm vào đầu hay tiếp đất bằng đầu.

Những chấn thương như rách mí mắt, gãy sống mũi, rách da đầu cũng được liệt vào chấn thương đầu. Hầu hết các pha chấn thương đầu đều rất nguy hiểm vì tiềm ẩn nguy cơ cầu thủ bị co giật, bất tỉnh, mất trí nhớ tạm thời và thậm chí có thể dẫn đến tử vong ngay trên sân bóng.

6. Giãn hoặc đứt dây chằng đầu gối

Đầu gối có nhiều loại dây chằng khác nhau như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên… Dấu hiệu của việc đứt hoặc giãn dây chằng là đau, sau đó khi đã hết đau thì cảm giác khớp gối lỏng lẻo, khiến bạn đi lại, vận động khó khăn.

Khi bị chấn thương về dây chằng, tuyệt đối không nên dùng các loại cao chườm nóng, bởi cao chườm nóng chỉ có tác dụng tốt với các chấn thương về co cơ. Nếu bong gân, căng cơ mà dùng cao chườm nóng sẽ chỉ làm vết thương sưng hơn.

Một trong các thuốc thảo dược thường được dùng hiện nay, nhất là những chấn thương trong bóng đá là Thuốc Long huyết P/H, giúp tan bầm tím, giảm sưng đau, phù nề, bong gân, mau lành vết thương.