Những khu vực bị nhiễm trùng đó nếu không được để mắt tới hay áp dụng các biện pháp xử lý ngay sẽ mang lại thêm nhiều đau đớn cùng các biến chứng nguy hiểm. Vậy những dấu hiệu nào chứng tỏ vết thương đang bị nhiễm trùng, những phương pháp chống viêm đơn giản cùng chế độ chăm sóc như thế nào là phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Vì sao vết thương dễ bị viêm?

Khi phần da thịt bị tổn thương mạnh gây ra chảy máu, vô số loại vi khuẩn từ không khí cũng như ở trên vật dụng gây ra vết thương xâm nhập vào trong vết thương đó. Thông thường, nếu nhanh nhạy xử lý thì sẽ hạn chế ngay được số lượng lớn bụi bẩn bám thêm vào, giúp vết thương ngưng chảy máu cũng như được cố định, ngay trong chính cơ thể cũng có cơ chế tự phục hồi khiến vùng bị tác động dần lành lại. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vết thương càng ngày càng nặng hơn mà không có dấu hiệu tiến triển tích cực. Nguyên nhân khá dễ hiểu bởi vùng bị tổn thương không được chăm sóc đúng mức ví như không băng bó vết thương cẩn thận làm chúng buộc phải đón thêm vi khuẩn bên ngoài vào, không được lau rửa sạch sẽ, vết thương vẫn liên tục chịu tác động của lực hay người bị thương sử dụng các nguồn thực phẩm có chất gây hại cho cơ thể trong quá trình làm lành. Do đó khi muốn chống viêm cho vùng cơ thể vừa mới tổn thương, cần phải lưu ý và thiết lập chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi an toàn, tránh phải nhờ sự can thiệp lại từ bác sĩ.

Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng

Khi bị thương nhất định sẽ có cảm giác sưng đau, đến mức vết sưng bị nhiễm trùng thì hiện tượng tấy đỏ, nhói buốt sẽ cao hơn mức bình thường. Những dấu hiệu thể hiện sự nhiễm trùng dưới đây là những điều dễ dàng nhận thấy nhất

nhan-biet-tinh-trang-vet-thuong-de-chong-viem-hieu-qua

Nhận biết tình trạng vết thương để chống viêm hiệu quả

Tăng cảm giác đau đớn

Khi có vi khuẩn xâm nhập, bạch cầu phải chiến đấu để ngăn chặn lại tác nhân gây nhiễm trùng. Bị thương cảm giác sẽ không dễ chịu, khoảng 2 đến 3 ngày theo thông thường khi bạch cầu thực hiện xong nhiệm vụ thì vết thương đã ổn hơn rồi, nhưng ngày qua ngày vẫn cảm thấy mức độ đau tăng lên, đồng nghĩa với việc bạch cầu đang không thể chống đỡ lại được, cần phải kiểm tra lại vết thương vào thời điểm này ngay lập tức.

Sưng to, phù nề

Việc xuất hiện vùng sưng đỏ xung quanh vết thương ban đầu là cơ thể đang thực hiện cơ chế miễn dịch khi bị xâm nhập từ vi khuẩn lạ. Nhưng nếu vết thương sưng đau, phù nề kéo dài nhiều ngày sau khi bị thương thì khả năng cao đã bị nhiễm trùng

Mệt mỏi kèm sốt cao

Một trong những dấu hiệu của việc vết thương bị nhiễm trùng là sốt cao. Vi khuẩn xâm nhập  đến mức cơ thể không chống đỡ lại được, người bị thương sẽ cảm thấy mệt mỏi kéo dài, có trường hợp bị sốt lên tới 40 độ C. Tình trạng sốt cao kéo dài, vết thương bị tổn thương nặng hơn nhưng không được xử lý chống viêm, hạ sốt khiến hệ miễn dịch yếu đi và dễ gây thêm nguy hiểm cho sức khoẻ.

Có mủ, chảy dịch vàng ra từ vết thương

Nếu vết thương có nước chảy ra ngoài nhưng màu trong suốt thì là hiện tượng bình thường, chỉ vài ngày là hết. Nhưng khi vi khuẩn đã tụ lại được một thời gian dài và trong quá trình phá hoại sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng thể hiện qua bọc mủ màu vàng xuất hiện ở vết thương. Vệt mủ ấy khiến vết thương luôn ẩm ướt, ngứa ngáy, số lượng dịch chảy ra ngày càng nhiều làm tình trạng hồi phục thêm khó khăn hơn. 

Bắt đầu có mùi lạ

Nếu đã có mủ mà vẫn chưa có biện pháp xử lý chống viêm thì vết thương tiếp tục nặng hơn. Dấu hiệu hoại tử là khi vùng bị thương có mùi hôi khó chịu, tức là bắt đầu thối rữa và càng kéo dài thêm thời gian lành lại. Giai đoạn này cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế chứ không nên tự ý chữa trị tại nhà nữa. 

Nếu đến mức độ nguy hiểm, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần bị hoại tử để tránh nhiễm trùng lan rộng. Vì vậy hãy chú ý tới vết thương thường xuyên, tránh để tình trạng tệ đi mới bắt đầu chăm sóc vết thương nhé.

Cách chống viêm cho vết thương

Dù là vết thương nhẹ hay nặng miễn đang trong quá trình theo dõi điều trị đều có thể áp dụng các phương pháp, chế độ dưới đây để chống viêm

Chế độ chăm sóc vết thương

Khi xác định vết thương đã bị nhiễm trùng, cần cẩn thận quan sát xem mức độ nặng đến đâu. Đã xuất hiện mủ nhưng ít hay vết thương mới hơi sưng đau vẫn có thể chống viêm ngay bằng việc:

- Trước khi động vào vết thương phải rửa tay thật sạch, lau khô

- Dùng nước muối sinh lý để rửa vết thương. Không được dùng cồn hay oxy già vì có thể gây xót, tổn thương da thịt. Vệ sinh bằng nước muối 3 lần mỗi ngày để đảm bảo sạch sẽ

- Vết thương đã được khâu kỵ ẩm ướt, vì vậy không ngâm nước. Nếu vô tình bị đổ nước phải lau ngay.

- Thay băng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh. Sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn uống

Với một chế độ ăn uống hợp lý sẽ tránh cho vết thương nghiêm trọng hơn. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng từ những món ăn ngon, một số thực phẩm dưới đây bệnh nhân tuyệt đối nên tránh để chống viêm, tiêu sưng:

- Rau muống: Món ăn này nằm ở danh sách đứng đầu các món không nên dùng khi có vết thương sưng tấy, nhiễm trùng. Mặc dù rau muống rất ngon, có vị ngọt, nhưng loại rau này sẽ khiến vết thương thêm đau nhức và kích thích lên da non thái quá gây nên sẹo lồi. Vì thế đừng ăn rau muống trong quá trình vùng sưng bầm đang lành lại nhé

- Đồ nếp: Món ăn có tính nóng như đồ nếp (xôi, bánh chưng…) càng khiến cho vết thương mưng mủ và sưng thêm

- Thịt gà: Các món ăn được chế biến từ gà thường khá bổ dưỡng, nhưng trong khi đang trong quá trình muốn chống viêm giảm sưng cho vết thương đang bị nhiễm trùng thì tuyệt đối không nên ăn thịt gà, đặc biệt là phần da. Cũng giống như các món ăn ở trên, thịt gà sẽ khiến vết nhiễm trùng nặng nề hơn và dễ để lại sẹo

- Hải sản, đồ tanh: Hải sản là thực phẩm không rẻ, cũng nhiều dinh dưỡng nhưng với vết thương hở thì không tốt chút nào. Ăn các món đồ biển, có vị tanh có thể gây ngứa ngáy vùng bị viêm rất khó chịu

muon-chong-viem-vet-thuong-nhiem-trung-khong-nen-an-hai-san

Hải sản rất bổ dưỡng nhưng không dành cho vết thương đang nhiễm trùng

- Thịt bò: Trong quá trình điều trị vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn thịt bò vì trong các món ăn từ thịt bò sẽ khiến vùng da ở vết thương có màu sậm hơn bình thường, dễ hình thành sẹo 

- Trứng: Khi ăn trứng sẽ làm vùng da đang trong quá trình lên da non có những mảng màu bất thường đan xen, gây mất thẩm mỹ

- Thịt chó: Món thịt này cũng có tính nóng, không tốt cho vết thương cần chống viêm, trong quá trình liền lại vết thương nếu vẫn ăn sẽ gây nên sẹo lồi cứng

Dùng Long Huyết P/H chống viêm

Khi phát hiện vết thương có những dấu hiệu của nhiễm trùng, cần áp dụng ngay các phương pháp xử lý kịp thời, cũng như lưu ý về chế độ chăm sóc và dinh dưỡng. Ngoài các chỉ định cấp thiết của bác sĩ tuỳ tình hình vết thương, có thể tham khảo sử dụng thêm Long huyết P/H giảm viêm để bớt nỗi lo nhiễm trùng.

Long Huyết P/H giảm viêmcó chiết xuất từ cây huyết giác - loại thảo dược quý hiếm chỉ xuất hiện ở vùng núi đá vôi dựng đứng, cũng là dược liệu được sử dụng để chữa trị các vết thương bầm tím, tiêu sưng, chống viêm mà các võ sư hay dùng để trị nội, ngoại thương