Vết thương có khả năng chữa lành tự nhiên, nhưng người tiền sử thấy rằng có một số yếu tố và phương thuốc thảo dược sẽ giúp tăng tốc quá trình lành thương, đặc biệt là vết thương nặng.

Theo thời gian, các nền văn minh khác nhau bắt đầu tạo ra các phương pháp điều trị bằng thuốc thảo dược cho các vết thương, tùy thuộc vào loại cây nằm trong khu vực địa lý của họ.

Những phương pháp điều trị bằng thảo dược đã trở thành hình thức trị liệu vết thương lâu đời nhất, vừa an toàn lại phát huy hiệu quả nhanh chóng.

Người cổ đại làm gì để vết thương mau lành?

Ngay từ thời cổ đại, khi săn bắn, hái lượm, đối mặt với thiên tai, con người rất hay bị thương và đã phải tìm nhiều cách khác nhau để chữa trị, giúp vết thương mau lành. Từ đó, giúp tạo nên nhiều kinh nghiệm chữa thương, lưu truyền lại cho các thế hệ sau.

Năm 1862, một nhà khảo cổ Ai Cập đã tìm ra ghi chép về các loại băng vết thương của người cổ đại bao gồm: nhựa cây, mật ong, xơ vải và thịt tươi. Thuốc sát trùng được làm từ sắc tố đồng màu xanh và đá chyrsoedla dùng cho vết thương hở.

Người cổ đại đã biết dùng nhiều nguyên liệu từ thiên nhiên để băng bó vết thương

Galenus (129 – 200/217 AD) là một bác sĩ phẫu thuật chăm sóc các đấu sĩ. Ông cho rằng các vết thương cần phải bị nhiễm trùng và hình thành mủ trước thì việc lành thương mới xảy ra. Do đó, các vết thương không nhiễm trùng sẽ được cho thêm các loại chất để gây nhiễm trùng. Lý thuyết này tồn tại trong hơn một nghìn năm.

Một thầy thuốc thời Phục hưng, Ambrose Pare' đã sử dụng dầu sôi để điều trị vết thương. Trong một trận chiến lớn, ông đã hết dầu sôi dùng để chữa trị cho những người lính. Pare bắt đầu áp dụng lòng đỏ trứng, dầu hoa hồng và nhựa thông. Kết thúc trận chiến, ông nhận thấy những người lính sử dụng hỗn hợp lòng đỏ trứng có tiến bộ tốt hơn so với những người lính đã bôi dầu sôi vào vết thương của họ.

Vào thế kỉ 19, một bác sĩ sản khoa người Hungary đã khám phá ra cách rửa tay và vệ sinh nói chung trong thao tác y tế để ngăn ngừa tử vong cho người mẹ.

Bài thuốc bí truyền đặc trị vết thương của võ sư Việt Nam

Ở Việt Nam, từ xa xưa người dân cũng đã biết sử dụng những món quà mà tự nhiên ban tặng để chữa bệnh cho con người. Các võ sư đã biết sử dụng thảo dược từ một loài cây sống trên các núi đá vôi có tên là Huyết giác để giúp mau lành vết thương. Trong quá trình tập luyện, nếu bị va đập, bong gân, bầm tím, chấn thương bởi đao kiếm, các võ sư thường tán nhỏ vỏ cây huyết giác đem ngâm với rượu để uống hoặc xoa, rất nhanh khỏi.

Huyết giác là loài cây quý hiếm, chỉ mọc trên các vùng núi đá cao, có ở Việt Nam và rải rác ở một số vùng của Campuchia, Trung Quốc... Trải qua điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, cây huyết giác bị già cỗi, phong hóa, lộ ra phần lõi gỗ màu đỏ nau. Đông y chỉ chọn những phần này để làm thuốc.

Vỏ cây huyết giác dùng làm thuốc trị thương

Đông y thường sử dụng vỏ cây huyết giác già cỗi, bị nhiễm bệnh để làm thuốc

Dược liệu huyết giác giàu saponin, phenolic, flavonoid có trong huyết giác, có tác dụng lành vết thương, giảm sưng đau, tan bầm tím, phù nề, chống viêm, kháng khuẩn tương tự kháng sinh thực vật, tăng tái tạo biểu mô, lên da non, ngăn ngừa sẹo lồi...

Theo một nghiên cứu trên thế giới, các hoạt chất có tác dụng sinh học cao này trong cây huyết giác trồng ở Việt Nam có hàm lượng cao hơn nhiều so với ở Trung Quốc.

Bởi vậy, ứng dụng huyết giác trong sản xuất thuốc giúp mau lành vết thương, giảm sưng đau, phù nề,... không chỉ có giá trị to lớn cho Y học trong chăm sóc phục hồi vết thương; mà còn góp phần phát triển nghiên cứu các dược liệu quý có hoạt tính sinh học cao ở Việt Nam, mang các bài thuốc cổ phương của cha ông vươn tầm thế giới.