Với bất kỳ những vết thương hở nào dù nhỏ hay lớn đều có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Sau đây là 5 bước xử lý vết thương hở tại nhà mà mọi người có thể áp dụng dễ dàng, hãy theo dõi bài viết này để biết cách chăm sóc vết thương hở nếu gặp phải tình huống tương tự.

1. Tìm hiểu về vết thương hở

1.1 Vết thương hở là gì?

Vết thương hiện nay được phân ra thành 2 loại là vết thương kín (nơi da vẫn nguyên vẹn) hoặc vết thương hở, các vết thương có thể bị nhiễm trùng, hoặc là sẽ lành lại sau 1 thời gian.Vết thương hở được định nghĩa là một chấn thương làm mô bên ngoài cơ thể (da) bị rách. Bạn có thể tự điều trị tại nhà với các vết thương hở nhỏ,

Tùy vào mức độ nặng nhẹ thì vết thương hở nặng có thể chảy mủ nếu bị nặng, có thể là bị đâm vào các vật nhọn, do động vật gây ra vết thương (rắn cắn,...). Với những vết thương dài tư 0.5 - 1cm cần phải được may lại. Các vết thương cần phải được làm liền lại để tránh gây ra nhiễm trùng.

vet-thuong-nho-xu-li-dung-cach-nhu-the-nao

Các vết thương cần được làm lành để tránh nhiễm trùng

1.2 Các triệu chứng của vết thương hở

Các dấu hiệu và triệu chứng sau đây thường đi cùng vết thương hở đó là:

  • Phần da bị thương dập, nát, đỏ, tấy
  • Có thể bị sốt nếu nhiễm trùng
  • Chảy máu, tấy đỏ hoặc sưng xung quanh vết thương;
  • Đau hoặc khó chịu ở bề mặt da.
  • Không thể cử động hoặc di chuyển khu vực bị ảnh hưởng
  • Rò rỉ mủ và mùi hôi (chỉ ở vết thương bị nhiễm trùng)

Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Tuy nhiên nếu bạn gặp phải càng nhiều triệu chứng đáng lo ngại thì hãy nên đến các cơ sở y tế để thăm khám nhé.

1.3 Những loại vết thương hở thường gặp

  • Vết cắt: Hầu hết những vết thương này thường gây ra bởi những vật sắc nhọn, gây vết cắt, các vết rách hay các vết trầy da. Các vết cắt có thể chảy nhiều máu nếu các mạch máu nằm bên dưới bị ảnh hưởng. Một vết cắt sâu có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh, cơ, gân và thậm chí xương.
  • Vết trầy da: Khi bề mặt da bị bào đi hoặc trầy xước sẽ gây ra các vết thương, khu vực dễ bị trầy da nhất đó chính là: đầu gối, cẳng chân, mắt cá chân, khuỷu tay là nơi có khả năng dễ bị trầy xước nhất. Bạn sẽ cảm giác đau đớn khi bị trầy da bởi vì chúng gây ra tổn thương cho các điểm tận cùng, nhỏ li ti của dây thần kinh trong da.
  • Vết rách gây nên bởi chấn thương: Các vết thương này thường bờm xờm hay lởm chởm chứ không gọn hay thẳng như vết cắt.

2. Các bước xử lý vết thương hở đúng cách nhất

Mục đích của các bước xử lý vết thương hở đó chính là cầm máu, đồng thời hạn chế biến chứng xảy ra, nhất là giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. 5 bước tiến hành xử trí vết thương tại nhà theo trình tự sau:

Bước 1: Rửa tay

Bước rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh tay chuyên dụng này khá là quan trọng trong bước xử lý vết thương bởi giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Nên dùng găng tay cao su sử dụng một lần nếu có sẵn để hạn chế tiếp xúc trực tiếp lên vết thương.

Bước 2: Cầm máu

Hãy dùng một miếng vải sạch đắp lên vết thương, vừa có tác dụng cầm máu trực tiếp, vừa dễ dàng có thể băng lại. Chú ý nên nâng cao vùng bị tổn thương hơn mức của tim nhằm giảm áp lực máu tới khu vực này.

Bước 3: Làm sạch vết thương

Sử dụng nước muối hoặc dung dịch khử trùng chuyên dụng rửa vết thương 5 - 10 phút, loại bỏ những bụi bẩn và dị vật đâm vào vết thương. 

Bước 4: Thoa thuốc kháng sinh

Với những vết thương hở nhỏ bạn có thể sử dụng thuốc mỡ như eosporin, Polysporin để thoa một lớp mỏng lên vùng bị thương. 

Bước 5: Băng kín vết thương

Dùng băng gạc để băng lại cẩn thận, có thể uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.

Lưu ý: 

  • Bạn nên thay băng hàng ngày hoặc bất cứ khi nào băng bị ướt hay bẩn cho đến khi vết thương liền sẹo. 
  • Trong 2 ngày đầu sau bị thương, rửa và bôi lại thuốc kháng sinh lên vết thương mỗi lần thay băng.
  • Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng hiệu như: vết thương không lành, vùng bị thương sưng đỏ lan rộng, đau nhiều hơn, có mủ hoặc xuất hiện sốt... có thể cảnh báo nhiễm trùng.

 

5-buoc-xu-ly-vet-thuong-ho-dung-cach

5 bước xử lý vết thương đúng cách tại nhà

3. Cách chăm sóc vết thương tại nhà

  • Điều quan trọng nhất để vết thương của bạn mau lành đó là chế độ nghỉ ngơi, không vận đồng nhiều vì nó có thể làm vết thương nặng hơn, chảy máu nhiều hơn và lâu lành hơn. 
  • Khi vết thương đóng vảy bạn không nên bóc vảy vết thương dẫn đến chảy máu và để lại sẹo. Không nên sử dụng các loại thuốc không có nguồn gốc rõ ràng trên thị trường vì có thể khiến vết thương lâu lành và để lại sẹo.
  • Khi vết thương có rỉ dịch nên thay băng hằng ngày, không sử dụng oxi già hay dung dịch thuốc tím vì nó sẽ gây tổn thương những tế bào lành, làm vết thương lâu lành hơn và để lại sẹo, nên sử dụng khăn sạch và nước muối chuyên dụng.
  • Luôn giữ vết thương được khô ráo và sạch trong vòng 5 ngày, lúc tháo băng bạn có thể dùng dầu thực vật hoặc dầu ô-liu để làm lỏng các băng dính rồi bóc ra.
  • Sau khi vết thương đã lành thì bạn nên bôi nghệ hoặc kem trị sẹo để tránh để lại những vết sẹo xấu xí.
  • Không nên tự ý đắp một số loại lá hay bài thuốc dân gian vì nó có thể dẫn tới một số biến chứng như bội nhiễm, hoại tử vết thương, nhiễm trùng máu…

4. Với vết thương hở cần có chế độ ăn như thế nào?

Để tái tạo các tế bào mới, thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương tốt hơn, bạn nên có chế độ ăn hợp lí trong giai đoạn đang chăm sóc vết thương hở, cụ thể: 

  • Nên cung cấp cho cơ thể đủ chất đạm có ở thịt, cá, trứng, đậu,...
  • Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm có liên quan đến việc tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12, các loại thịt, gan, trứng, sữa cũng như các loại rau xanh… để tái tạo máu. 
  • Các loại vitamin khá quan trọng có nhiều trong rau, cam, bưởi, chanh… có vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào mới và làm vết thương mau lành, gia tăng sức đề kháng của cơ thể.

Tóm lại, một vết thương hở dù nhỏ thì bạn cũng nên chăm sóc thật cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng, hoại tử hoặc để lại sẹo. Việc phòng bệnh hơn chữa bệnh bạn có thể ngăn ngừa các vết cắt và trầy xước, hãy hạn chế các hoạt động nguy hiểm và tránh tiếp xúc với các bề mặt nhọn hay sắc bén. Mặc quần áo để bảo vệ cánh tay, chân và xương. Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn.