90% người không biết vết thương hở nhỏ có thể nguy hiểm tới mức nào
Tác giả:
Nguyễn Thu Trang
|
Tham vấn Y Khoa
Bs. Hà Thu Huyền
|
Ngày đăng
12/03/2022
|
Lần cập nhật cuối:
06/11/2024
|
Số lần xem:
796
|
Hầu hết chúng ta nghĩ vết thương chỉ là chuyện bình thường, không đáng nhắc tới, cơ thể có thể tự chữa lành theo thời gian. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo sự chủ quan này có thể khiến chúng ta vô tình tạo ra những hệ lụy cực kì nguy hiểm. Cần nhấn mạnh rằng vấn đề liên quan đến vết thương phải được xem xét quan tâm đặc biệt hơn cả các bệnh lý khác.
Da là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể. Nếu chẳng may bị vết thương hở, bề mặt da và lớp niêm mạc bên dưới bị bộc lộ. Bề mặt da và môi trường xung quanh lại chứa vô vàn vi khuẩn và mầm bệnh. Khi da bị rách, các vi khuẩn dễ dàng qua đó để xâm nhập vào cơ thể.
Thông thường, cơ thể vẫn còn những cơ chế khác để chống chọi với chúng. Hệ miễn dịch được khởi động, điều tiết các tế bào miễn dịch đi tới để kháng khuẩn, chống viêm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đặc biệt như số lượng vi khuẩn quá nhiều do vết thương bị nhiễm bẩn, người bệnh bị suy giảm miễn dịch… hiện tượng nhiễm khuẩn sẽ xảy ra.
Chỉ một vết thương nhỏ cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng
Nhiễm khuẩn là một tình trạng cấp tính. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Một vết thương, trầy xước dù nhẹ đến mấy cũng có đặc điểm lâu tan, sưng tấy, gây đau đớn, mang đến sự bất tiện và mất thẩm mỹ nếu ở mặt. Vết thương hở nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có khả năng nhiễm trùng; nhẹ thì lâu lành, để lại sẹo lồi, nặng thì dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng phải làm phẫu thuật cắt bỏ. Nguy hiểm hơn có thể kéo theo nhiễm khuẩn huyết.
Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh lý nhiễm khuẩn rất nặng, khả năng tử vong cao. Đây là hậu quả lớn nhất khi vết thương hở không được xử lý kịp thời. Các nghiên cứu cho thấy nếu có thể sống sót sau nhiễm trùng huyết, trong vòng 1 năm tỷ lệ tử vong vẫn đạt tới 26%. Những bệnh nhân được điều trị vượt qua tình trạng này cũng vẫn bị nhiều di chứng nặng nề. Điển hình trong đó là tình trạng suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng vận động, giảm nhận thức và kém minh mẫn.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết tăng cao ở bệnh nhân bị vết thương rộng, đâm sâu. Thông thường hay gặp khi vết thương phải tiếp xúc lâu với dị vật hoặc môi trường chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy cần xử lý vết thương càng nhanh càng tốt, tránh để lại hậu quả đáng tiếc về sau.
Cách xác định vết thương bị nhiễm khuẩn
Khi bị thương, nếu biết xử lý đúng cách thì sẽ hạn chế được tình trạng vết thương tiếp xúc với các nhân tố gây nhiễm khuẩn, vết thương nhanh liền khẩu. Ngược lại, chúng sẽ trở lên đau hơn theo thời gian. Da xung quanh vết thương đỏ và nóng lên. Sau một thời gian có thể xuất hiện một số vết sưng tấy, phù nề, ở khu vực bị ảnh hưởng bắt đầu chảy ra chất mủ màu vàng.
Để nhận biết dấu hiệu nhiễm khuẩn, cần quan sát các triệu chứng sau:
- Sốt cao quá 38,3 độ C.
- Cảm giác bất ổn đi kèm đau đầu, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi.
- Các vết mẩn đỏ do nhiễm trùng lan sang các vùng khác, thường thành từng vệt.
- Sưng và đau nhức vùng bị thương.
- Chảy mủ vết thương, có mùi.
Khi có những dấu hiệu này, bệnh nhân cần ngay lập tức đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để nhiễm khuẩn lan rộng.
Phòng nhiễm khuẩn chủ động còn hơn “cháy nhà mới lo dập lửa”
Điều quan trọng nhất khi bị thương là phải biết cách xử lý càng nhanh càng tốt. Quá trình sơ cứu ban đầu là rất quan trọng, đòi hỏi những kỹ năng và sự hiểu biết khoa học. Quy tắc xử lý vết thương qua 4 bước: Vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng; Loại bỏ dị vật và sát khuẩn vết thương; Băng bó để cầm máu, ngăn vết thương tiếp xúc với môi trường bên ngoài; Uống thuốc giúp chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm.
Tuy nhiên, một vấn đề y tế nổi cộm hiện nay được nhiều người quan tâm đó là tình trạng vi khuẩn có xu hướng kháng kháng sinh ngày càng tăng cao. Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn mà phải sử dụng theo đơn thuốc. Vậy bài toán đặt ra là: “Nếu chẳng may chỉ bị vết thương hở nhẹ, chưa cần thiết phải đi viện thì phải làm cách nào để phòng ngừa nhiễm khuẩn?”
Bên cạnh kháng sinh tổng hợp của Tây y, Đông y cũng có nhiều loại thảo dược chứa kháng sinh mạnh, có tác dụng tốt. Một giải pháp thay thế đã cho kết quả rất khả quan đó là sử dụng thảo dược có chứa kháng sinh thực vật có tên là Huyết giác. Đây là một vị thuốc quý hiếm được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền để giúp tan bầm tím, liền vết thương, bong gân, đau xương khớp...
Đi vào nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học đã tìm ra trong huyết giác chứa nhiều thành phần như Flavonoid, saponin steroid, phenolic, homoisoflavonoid,... Sau khi phân lập và đem thử nghiệm bằng phương pháp nuôi cấy, kết quả cho thấy các hoạt chất này có thể ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus, trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa,...; các loại nấm như nấm sợi (Aspergillus niger, Pseudomonas aeruginosa), nấm Candida Albicans,... Phát hiện này có ý nghĩa rất to lớn, không chỉ giúp giảm nhẹ gánh nặng cho ngành y tế mà còn giải quyết một phần nỗi lo lắng cho chúng ta khi chẳng may bị thương – vấn đề mà bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng có thể gặp phải.
Trong thực tế hơn 10 năm đưa vào ứng dụng trong cuộc sống hiện đại, những người sử dụng thuốc thảo dược LONG HUYẾT P/H (có thành phần chính từ vị thuốc quý Huyết giác) ngay sau khi bị thương đã cho thấy hiệu quả cao, giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn, chống viêm, giảm sưng đau, phù nề, tan bầm tím. Bên cạnh đó, sau khi ghi nhận từ phản hồi của người bệnh, dùng huyết giác còn giúp vết thương khép miệng, nhanh lên da non nhanh hơn. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên mỗi chúng ta nên dự phòng thuốc này trong tủ thuốc thiết yếu của gia đình để kịp thời sử dụng mỗi khi bị thương.
Huyết giác là thảo dược có đặc tính an toàn nên có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người già, tuy nhiên không nên sử dụng cho phụ nữ có thai vì có tính hoạt huyết mạnh.