Quá trình liền vết thương hở trải qua những giai đoạn nào?
Tác giả:
Tài Văn
|
Tham vấn Y Khoa
Dược sĩ Minh Dương
|
Ngày đăng
13/03/2023
|
Số lần xem:
1134
|
Khi có vết thương hở, trong cơ thể sẽ diễn ra một chuỗi các phản ứng sinh hóa phức tạp và kịp thời, đảm bảo những tổn thương được phục hồi. Đây là quá trình hồi phục vết thương tự nhiên của cơ thể.
- Mô tả quy trình liền da của vết thương hở
- Quá trình này có thể được chia thành 4 giai đoạn:
- 1. Giai đoạn cầm máu
- 2. Giai đoạn viêm
- 3. Giai đoạn tăng sinh
- 4. Giai đoạn tái cấu trúc
- Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian liền vết thương
- 1. Nguyên nhân gây ra vết thương
- 2. Mức độ, diện tích tổn thương
- 3. Quy trình xử lý vết thương
- 4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đế quá trình lành thương
- Các bước xử lý vết thương nhanh lành, tránh nhiễm trùng, không để lại sẹo
- - Bước 1 cầm máu vết thương:
- - Bước 2 rửa vết thương, lấy dị vật ra khỏi vết thương và sát trùng:
- - Bước 3 băng vết thương:
- - Bước 4 tiêm phòng:
- Lưu ý giúp thúc đẩy quá trình liền vết thương nhanh hơn
Tìm hiểu thông tin về các giai đoạn liền vết thương và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này sẽ giúp bạn có kĩ năng chăm sóc vết thương hở cho mình và người thân trong gia đình, giúp vết thương nhanh lành, tránh được tối đa nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo sau này.
Mô tả quy trình liền da của vết thương hở
Theo cấu trúc da, lớp đáy là lớp sản sinh ra các tế bào biểu bì mới, chúng bị tróc ra và thay mới liên tục nên nếu chỉ bị thương phần biểu bì, da dễ dàng lành lại. Nhưng khi vết thương sâu đến phần hạ bì, nơi có nhiều mạch máu, tuyến và dây thần kinh giúp thực hiện các chức năng của da thì cơ chế lành thương phức tạp hơn nhiều.
4 giai đoạn lành vết thương hở
Quá trình này có thể được chia thành 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn cầm máu
Khi mạch máu bị tổn thương, các yếu tố thần kinh và thể dịch dưới da ngay lập tức phản ứng để tránh lại 2 mối đe dọa trực tiếp là mất máu và hàng rào bảo vệ của lớp biểu bì bị hư hỏng. Khi đó, mạch máu co lại, giảm lưu lượng dòng chảy, hạn chế mất máu. Tiểu cầu tập trung và dính vào lớp dưới nội mạc. Tiếp đó, Fibrin gắn vào tiểu cầu, tạo các liên kết chéo trên bề mặt da giúp tạo ra cục máu đông, bao phủ vết thương, ngăn ngừa chảy máu, chống sự xâm nhập của vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh.
2. Giai đoạn viêm
Sau 3 giờ, da đỏ lên báo hiệu giai đoạn viêm. Cơ thể huy động các tế bào như bạch cầu ưa acid, đại thực bào, yếu tố tăng trưởng. Chảy máu được kiểm soát ở cuối giai đoạn viêm, và nền vết thương được làm sạch thông qua thực bào. Để kiểm soát quá trình lành vết thương, những yếu tố tăng trưởng di chuyển khắp mạch máu để đến nơi có vết thương nên mạch máu co thắt ban đầu sẽ bị giãn ra thông qua quá trình giãn mạch.
3. Giai đoạn tăng sinh
Khoảng 2-3 ngày sau khi bị thương sẽ đến giai đoạn tăng sinh. Các tế bào nội mô và các nguyên bào sợi tăng sinh, dẫn đến hình thành các mạch máu mới và chất ngoại gian bào mới.
Cơ nguyên bào sợi sản xuất ra collagen tại nơi có vết thương, tạo ra mô liên kết trên da thay thế các fibrin trước đây. Sự di chuyển của các tế bào biểu mô bắt đầu từ mép của vết thương và các phần phụ của da. Lớp biểu bì phân chia tạo mới vùng da ngoài, lớp hạ bì co lại để đóng miệng vết thương.
4. Giai đoạn tái cấu trúc
Giai đoạn tái tạo cuối cùng sẽ kéo dài trong vài tháng đến 1 năm và để lại sẹo. Collagen sẽ sắp xếp và biến đổi thành những dạng đặc biệt. Sức bền da dần dần cải thiện, mạch máu và những liên kết khác được gia cố chắc chắn. Mô mới đạt khoảng 50 - 80% chức năng ban đầu phụ thuộc sự nghiêm trọng của vết thương và vùng da đó. Nếu vùng da không được xử lý đúng cách và phục hồi sớm, sẽ hình thành sẹo và đây cũng là 1 vấn đề lớn, không chỉ liên quan đến thẩm mỹ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian liền vết thương
Quá trình liền vết thương chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quyết định đến tốc độ liền vết thương cũng như di chứng để lại tiêu biểu là sẹo hay thâm sạm vùng da bị tổn thương.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lành vết thương
1. Nguyên nhân gây ra vết thương
Có nhiều nguyên nhân gây ra vết thương hở khác nhau: Có thể chỉ là do vết xước do ngã xe, chơi thể thao; Các vết rạch, vết đâm do dẫm phải vật nhọn, do dao kéo, phẫu thuật; Vết thương hở gây ra do tai nạn giao thông, tai nạn lao động,...; hoặc vết cắn của côn trùng; vết bỏng, vết lở loét do tì đè, nằm lâu,...
Tóm lại, có rất nhiều nguyên do khiến chúng ta bị vết thương hở. Trong đó, có những nguyên nhân chỉ cần điều trị trong thời gian ngắn từ 7-14 ngày, nhưng ngược lại, cũng có những nguyên nhân cần thời gian dài hơn từ vài tháng trở lên.
2. Mức độ, diện tích tổn thương
Một vết thương lớn, sâu sẽ cần thời gian liền vết thương lâu hơn, cả ba giai đoạn diễn ra đều trong thời gian dài hơn và nguy cơ để lại sẹo. Còn các vết thương nhỏ, nông thì thường dễ lành, ít để lại sẹo hơn.
Ngoài ra, mức độ tổn thương cũng ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương. Thực tế, các vết thương bị bầm dập nhiều có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn các dạng vết thương khác. Nếu bị nhiễm trùng, mưng mủ nặng, thời gian liền vết thương sẽ bị kéo dài và khả năng để lại sẹo lớn.
3. Quy trình xử lý vết thương
Vết thương ban đầu có được xử lý, làm sạch tốt không để tránh khỏi hiện tượng nhiễm trùng vết thương và mưng mủ kéo dài rất quan trọng.
4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đế quá trình lành thương
Tốc độ liền vết thương còn phụ thuộc vào các yếu tố cơ thể và môi trường tác động như:
- Bệnh lý đi kèm: Người mắc bệnh Tiểu đường, bệnh về máu, người có hệ miễn dịch kém như ung thư, dùng thuốc miễn dịch hoặc đang trải qua quá trình điều trị bằng hóa xạ trị có tốc độ lành thương chậm hơn bình thường.
- Độ tuổi: Người cao tuổi có khả năng liền vết thương kém hơn so với người trẻ tuổi do sự suy giảm bạch cầu, tiểu cầu và các yếu tố miễn dịch.
- Chế độ ăn uống: Người ăn uống thiếu hụt Vitamin, chất đạm, kẽm và các khoáng chất thiết yếu khác...
Các bước xử lý vết thương nhanh lành, tránh nhiễm trùng, không để lại sẹo
Việc xử lý vết thương đúng cách sẽ giúp vết thương mau lành, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, hạn chế tối đa việc để lại vết sẹo.
Việc xử lý vết thương thông thường gồm 4 bước cơ bản như sau:
- Bước 1 cầm máu vết thương:
Ngay khi bị thương, nếu vết thương chảy máu, phải dùng bông y tế hoặc vải sạch để cầm máu, tránh chảy máu nhiều. Việc cầm máu đúng cách và kịp thời rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ lành thương và sức khỏe người bệnh. Nó hạn chế sự chảy máu, nhất là những vết thương lớn, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
- Bước 2 rửa vết thương, lấy dị vật ra khỏi vết thương và sát trùng:
Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, nếu có dị vật bên trong vết thương, phải nhẹ nhàng loại bỏ dị vật. Nếu không lấy được thì phải đến ngay cơ sở y tế, tránh làm tổn thương thêm.
- Bước 3 băng vết thương:
Sau khi rửa sạch vết thương, cần băng lại vết thương. Nếu vết thương hở, có thể rắc thuốc Long huyết P/H tạo màng bao sinh học phủ vết thương để bảo vệ trước, rồi dùng băng gạc sinh học để che vết thương trong 24 - 48 giờ.
- Bước 4 tiêm phòng:
Trong trường hợp bị thương do va chạm với kim loại gỉ sét hoặc vết thương khi bị dính phân động vật, rác thải thì nên đi tiêm phòng uốn ván, tránh bị bệnh.
Lưu ý giúp thúc đẩy quá trình liền vết thương nhanh hơn
Hai điều quan trọng của quá trình liền vết thương là tình trạng nhiễm trùng và để lại sẹo, vì thế chăm sóc vệ sinh vết thương trong suốt quá trình này rất quan trọng. Bất cứ loại thuốc bôi trực tiếp nào cần có hướng dẫn của bác sĩ, không nên dùng các phương pháp như kem bôi không có kiểm chứng, nguy cơ gây biến chứng và nhiễm trùng rất cao. Thay vào đó, nên sử dụng các loại thuốc uống thảo dược an toàn, đã được Bộ Y tế công nhận cấp phép là thuốc điều trị cho vết thương hở của các thương hiệu uy tín.
Một trong số đó, không thể không nhắc đến một sản phẩm có mặt trên thị trường nhiều năm nay trong lĩnh vực điều trị vết thương hở, đó là Long huyết P/H.
Long huyết P/H chứa chiết xuất từ cây huyết giác, được các võ sư và thầy thuốc nước ta sử dụng từ nghìn năm nay, dùng đặc trị các vết thương do đao kiếm, vết bầm tím, sưng đau do tập luyện.
Chia sẻ về công dụng của cây huyết giác, Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi cho biết: “ Công dụng của cây huyết giác đã được cập nhật trong cuốn những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, huyết giác được dùng để chữa các trường hợp ứ huyết, bị thương máu tím bầm không lưu thông. Dùng được cho cả nam và nữ. Với liều dùng từ 10 đến 20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc ngâm rượu và xoa”.
Y học hiện đại cũng chỉ ra, các hoạt chất có trong cao huyết giác như phenolic, flavonoid, … có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn mạnh, giảm đau, kháng khuẩn, kháng nấm mạnh.
Long huyết P/H là sự lựa chọn đầu tay của các bác sĩ trong các trường hợp bị sưng đau, bầm tím, phù nề; chấn thương do va đập, té ngã, bị đòn, tai nạn lao động, giao thông, luyện tập thể thao; vết thương hở, vết loét, vết loét do nằm lâu, liệt, ít vận động, sau phẫu thuật chấn thương. Ngoài ra, người ta còn dùng hồi phục sau phẫu thuật thẩm mỹ như: xăm môi, phun chân mày, cắt mí, nâng mũi, nâng ngực, hút mỡ, phẫu thuật toàn thân…