1. Huyết giác là cây gì?

Đặc điểm thực vật, hình ảnh cây huyết giác, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, công dụng, cách sử dụng để chữa bệnh,...

1.1 Tên khoa học cây huyết giác

Huyết giác có tên khoa học là Dracaena cambodiana, Chi Dracaena, Họ Dracaenaceae (Bồng bồng), Bộ Asparaqaceae (Măng tây). 

Loài này được Pierre ex Gagnep mô tả khoa học đầu tiên năm 1934. Trong đó, cái tên Dracaena bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Drakainia, có nghĩa là một con rồng cái; còn Cambodiana có nghĩa là nguồn gốc từ Campuchia.

Chi Dracaena (hay còn gọi là chi Liliaceae), bao gồm hơn 50 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á và Châu phi, ở Việt Nam có khoảng 12 loài.

  • Tên tiếng Anh phổ biến là: Cambodian Dragon Tree Blood (tạm dịch là Cây máu Rồng).
  • Tên tiếng Việt thường gọi là: Cau rừng (Dược Liệu Việt Nam), huyết giác Nam Bộ, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái), Giác máu (Lĩnh Nam Bản Thảo),  bồng bồng, Huyết giáng ông (Nam Dược Thần Hiệu),...

1.2 Mô tả đặc điểm thực vật

     Huyết giác là một loại cây là loại cây nhỡ, cao từ 2-4m, có cây lên tới 10m.

  • Thân gỗ nhỏ, phân nhiều nhánh, cây nhỏ có đường kính chừng 1.6-2cm, cây to có đường kính 20-25cm, gốc thân thẳng. Một số thân già hoá gỗ, rỗng giữa màu đỏ nâu, nhánh có thẹo lá to, ngang. 
  • Lá hình dải, mép nguyên, có bẹ, mọc tụ thành tán ở ngọn. Trung bình dài 25-80cm, rộng 3-4cm tới 6-7cm, cứng, màu xanh tươi mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo, thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn. 
  • Hoa mọc thành chùm kép ở ngọn thân, dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ đường kính dài 7-8 mm, màu lục vàng nhạt. 
  • Quả mọng hình cầu 3 múi, khi chín có màu đỏ, đường kính chừng 1cm, có 1 hạt. Khi khô có màu đen, hình cầu đường kính 6-7cm.

Cây huyết giác là vị thuốc đông dược quý có nhiều công dụng

1.3 Phân bố, cách trồng, thu hái và chế biến cây huyết giác

1.3.1 Phân bố: 

Cây Huyết giác phân bố khá hẹp, được tìm thấy ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Vân Nam, Quảng Tây và Hải Nam Trung quốc. Năm 2001, D. cambodiana được liệt kê là một loài có nguy cơ tuyệt chủng do sự phân bố và khai thác quá mức bị hạn chế.

Ở Việt Nam cây huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá vôi từ bắc chí nam. Tìm thấy nhiều ở các tỉnh Quảng ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đối với núi đất không bao giờ thấy xuất hiện Huyết giác, cây cũng hiếm khi thấy xuất hiện ở chân hoặc sườn núi.

Gần đây huyết giác còn được nhiều gia đình trồng làm cây cảnh.

1.3.2 Cách trồng cây huyết giác:

Huyết giác là cây chịu được khô hạn và phát triển mạnh chỉ với lượng ánh sáng mặt trời ít. Vì vậy, nó có thể được trồng làm cảnh trong nhà, giúp thanh lọc không khí rất tốt, giúp loại bỏ các độc chất như formaldehyd, benzen, trichloroen và carbon dioxide.

Để trồng cây huyết giác, có thể chiết cây và trồng bằng hỗn hợp đất gồm: đất nhẹ, than bùn hoặc xơ dừa, đá, trộn thêm phân hỗn hợp. Trồng cây ở nơi có ánh sáng mặt trời vừa phải. Tưới nước 2-3 lần mỗi tuần, trồng trong chậu có lỗ thoát nước, cho đất khô giữa các lần tưới nước. Cách vài tuần, tưới phân bón lỏng hoặc rắc phân bón lên mặt đất để cây phát triển tốt.

1.3.3 Thu hái và chế biến:

Khả năng thu mua huyết giác hằng năm của ta có thể lên tới 20-30 tấn. Việc thu hái có thể tiến hành quanh năm. Chặt về phơi khô là được. Huyết giác hiện nay được thu mua để dùng trong nước và xuất sang Trung Quốc.

1.4 Bộ phận dùng, đặc điểm dược liệu

Đông y chỉ chọn sử dụng những phần gỗ màu đỏ nâu, ở thân những cây huyết giác già cỗi, bị nhiễm bệnh để làm thuốc. Đây là những lõi gỗ hình trụ rỗng ruột hoặc những mảnh gỗ hình dạng, kích thước khác nhau, chất gỗ thường cứng chắc không mùi, vị hơi chát chát.

Trong Tây y, các nhà khoa học phát hiện rằng, phần chất gỗ màu đỏ nâu ở gốc của các cây già cỗi bị nấm bệnh (lignum dracaenae) chứa các dược chất có tác dụng tương tự kháng sinh. Bởi vậy, hiện nay người ta gây bệnh nấm cho cây huyết giác để chủ động thu thập kháng sinh từ huyết giác nhân tạo này.

Vỏ cây huyết giác dùng làm thuốc trị thương

Đông y thường sử dụng vỏ cây huyết giác già cỗi, bị nhiễm bệnh để làm thuốc

2. Thành phần hóa học của cây huyết giác

Một số tài liệu cho rằng: Nhựa trong gỗ Huyết giác gồm hỗn hợp C6H5-CO-CH2-CO- OC8H9O và dracoresinotanol chiếm 57-82%, dracoalben khoảng 2,5%, dracoresen 14%, nhựa không tan 3%, phlobaphen 0,03%, tro 8,3%, tạp thực vật 10,4%. 

Thành phần trong vỏ thân cây huyết giác gồm hỗn hợp nhiều chất như phenolic, flavonoid, saponin steroid, dracaenoside A; B; C; D… 

Trong đó, flavonoid gồm Loureirin A, Loureirin B, Resveratrol, 7,4’ dihydroxyflavone, Pterostilbene được coi là những thành phần có liên quan nhiều đến tác dụng dược lý của cây huyết giác.

Cấu trúc hóa học của 5 flavonoid trong thân cây huyết giác

3. Cây huyết giác có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng cây huyết giác

Huyết giác được khai thác sử dụng trong nền văn hóa cổ truyền của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Càng tìm hiểu sâu về loài cây này, chúng ta càng ngạc nhiên khi thấy được những lợi ích không ngờ của món quà thiên nhiên, ban tặng cho sức khỏe con người.

3.1. Công dụng của huyết giác trong đông y

3.1.1 Tính vị, công dụng, quy kinh, chủ trị

Theo Đông y, huyết giác có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ, hành khí.

Chủ trị: dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, bế kinh, tê mỏi, đau lưng nhức xương, u hạch, mụn nhọt, tổn thương xuất huyết, trĩ, kiết lỵ, tiểu ra máu, nôn ra máu. 

Dùng ngoài đắp bó gãy xương. Đối với vết thương hở ngoài da có thể tán thành bột và rắc lên vết thương để mau lành.

3.1.2 Cách sử dụng, liều dùng của huyết giác trong Đông y

Người ta dùng phần Huyết giác thu được băm nhỏ và phơi khô lên để dùng dần.

Ngày dùng 8-12g sắc uống Hoặc dùng thuốc ngâm rượu uống hoặc xoa.

Huyết giác khô được bỏ ngâm với rượu có nồng độ cao để làm thuốc bóp, khoảng 0,5 kg dùng ngâm với 1,5 lít rượu trong vòng 100 ngày thì dùng làm rượu xoa bóp được. Để nhanh sử dụng hơn, cũng có thể tán nhỏ Huyết giác khô khi ngâm rượu.

3.1.3 Huyết giác - phương thuốc bí truyền của võ sư Việt Nam

Trong toa thuốc bóp chữa bong gân của mình, võ sư Từ Thiện Hồ Tường của môn phái Tân Khánh Bà Trà ở miền Nam đã dùng Huyết giác làm phần dược liệu chính cùng 5 vị thảo dược khác như Quế cành, Đại hồi, rễ Si, Ngải cứu, Gừng tươi để tán nhỏ ngâm rượu dùng cho võ sinh trong các chấn thương bởi tập luyện thi đấu.

Đối với công hiệu làm giảm đau và tan vết bầm tím của Huyết giác thì nó còn vô cùng hiệu nghiệm cho dù dùng lẻ đơn một mình. Theo kinh nghiệm sử dụng của võ phái Lam Sơn căn bản ở miền Bắc thì Huyết giác có thể được sử dụng làm thuốc ngâm xoa bóp mà chỉ cần dùng đơn độc, không cần phối hợp với các loại dược liệu khác.

 

Dược sĩ Tào Văn Chiến phân tích cách sử dụng bài thuốc Huyết giác trong đông y

3.2 Công dụng của huyết giác trong Tây y

Dựa trên những kinh nghiệm sử dụng từ lâu đời, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu hiện đại, các nhà khoa học đã khám phá ra rất nhiều tác dụng không ngờ đến của dược liệu quý huyết giác. Nổi bật là các tác dụng: Chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, phòng ung thư, tác dụng giảm đau, giảm bầm tím, nhanh lành vết thương tránh để lại sẹo,...

Phát triển từ các bài thuốc đông y, kết hợp với nghiên cứu của y học hiện đại, các sản phẩm làm từ cao huyết giác ngày nay được sử dụng trong các trường hợp sưng đau, bầm tím, bong gân, chấn thương, phẫu thuật, vết thương hở ngoài da, vết loét lâu ngày không khỏi,... 

Đặc biệt, nhiều chuyên gia sử dụng cho bệnh nhân chăm sóc sau phẫu thuật thẩm mỹ, phun xăm thẩm mỹ, rất hiệu quả để chống viêm, phù nề, nhanh lên da non, lành vết thương, tránh để lại sẹo.

Nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của cây huyết giác tại Việt Nam và trên thế giới:

3.2.1 Chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm:

Dịch chiết từ huyết giác chứa steroidal saponin có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcusaureus, Pseudomonas aeruginosa, Fusarium Oxysporum. Ngoài ra, khi thí nghiệm trên ống kính, huyết giác còn có tác dụng ức chế một số loại nấm gây ra bệnh. 

Nghiên cứu về hoạt chất Dracagenin B trong huyết giác của PGS.TS Trần Thị Hương được cấp bằng sáng chế vào tháng 9 năm 2011 là hợp chất có hoạt tính mạnh kháng trực khuẩn mủ xanh, kháng tụ cầu vàng và kháng nấm sợi.

3.2.2 Tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, tăng miễn dịch

​Theo nghiên cứu "Study on the new use of antitumor of Dracaena cambodiana" - Mei W1, Dai H, Wu J, Zhuang L, Hong.K, tháng 10 năm 2005 chứng minh rằng dịch chiết cây huyết giác trong chlorofom có tác dụng chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do, tăng cường miễn dịch, chống ung thư,...

3.2.3 Tác dụng giãn mạch, giảm đau

Sơ bộ nghiên cứu tác dụng giãn mạch trên tai thỏ, thấy chất tan trong rượu với nồng độ 1/270 có tác dụng giãn mạch (báo cáo tốt nghiệp của Đặng thị Mai An, Hà nội, 1961)

3.2.4 Tác dụng chống đông máu, chữa lành vết thương

Dịch lấy từ nước cây huyết giác có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa sự hình thành của các khối huyết. Theo thì nghiệm trên ống kính, dịch chiết ra từ huyết giác có tác dụng ức chế việc kết tập các tiểu cầu. Vì thế, dịch chiết huyết giác này có công dụng tan máu bầm rất hiệu quả.

Một số giả thiết về nguyên lí chữa lành vết thương của cây huyết giác: Hỗn hợp thành phần hóa học trong vỏ cây huyết giác kích thích sự tăng sinh và di chuyển của nguyên bào sợi, tăng sản xuất Collagen, dẫn đến tái tạo biểu mô và chữa lành vết thương.

4. Một số bài thuốc đông y từ cây huyết giác

Một số bài thuốc đông y có sử dụng huyết giác:

* Rượu xoa bóp:

Huyết giác 20g, Quế chi 20g, Thiên niên kiện 20g, Đại hồi 20g, Địa liền 20g, Gỗ vang 40g. Các vị tán nhỏ, cho vào chai với 500ml rượu 30 độ, ngâm một tuần lễ, lấy ra vắt kiệt, bỏ bã. Khi bị thương do đánh đập, té ngã, đau tức, bầm ứ huyết, dùng bông tẩm rượu thuốc xoa bóp. 

Trên thực tế, người ta thường ngâm đơn độc 100g huyết giác với 500ml rượu. Vừa uống vừa xoa bóp để giảm đau mỗi khi lao động nặng hoặc đi đường xa sưng chân, đặc biệt tốt trong trường hợp bị thương tụ máu. 

* Giảm đau nhức khi bị đòn roi, bầm tím, tụ máu

Huyết giác, Đương quy, Ngưu tất, Mạch môn, Sinh địa, mỗi vị 12g, sắc uống. Nếu có sốt, ho, tim to thì gia Chi tử, Thiên môn, Địa cốt bì, Huyền sâm, mỗi vị 12g, sắc uống.

* Bổ máu

Huyết giác 100g, Hoài sơn 100g, Hà thủ ô 100g, hạt Tơ hồng 100g, Đỗ đen sao cháy 100g, Mè đen 30g, Ngải cứu 20g, Gạo nếp rang 10g. Tất cả tán bột trộn với mật làm thành viên, ngày dùng 10-20g.

* Cầm máu

Chữa đại, tiểu tiện ra máu, ho nôn ra máu, chảy máu cam: Dùng lá huyết giác tươi 160g, long nha thảo và rễ tranh mỗi thứ 60g; sắc nước uống 2 lần uống mỗi ngày.

5. Giá cây huyết giác trên thị trường là bao nhiêu?

Giá bán vị thuốc Huyết giác chênh lệch trong khoảng 150.000 - 195.000 đồng/kg.

Tùy theo thời điểm mùa vụ giá bán có thể thay đổi.

6. Mua cây huyết giác ở đâu?

Huyết giác là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Bạn có thể tìm vị thuốc này ở hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền trên toàn quốc. 

Tuy nhiên nên chú ý chọn những địa chỉ có uy tín, có giấy phép hoạt động để mua được huyết giác chất lượng. Vì hiện nay, thực trạng dược liệu kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng đang rất phổ biến, gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và sức khỏe của bệnh nhân.

7. Long huyết PH - thuốc thảo dược phát triển từ cây huyết giác, mang tinh hoa y học cổ truyền tới hiện đại

Long huyết PH là thuốc thảo dược có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên là cao khô vỏ huyết giác tinh chế, kế thừa tinh hoa phương thuốc bí truyền của các võ sư, dùng trong đặc trị các vết thương. 

Long huyết PH là thuốc thảo dược phát triển từ cao khô huyết giác - vị thuốc bí truyền của võ sư

Long huyết PH có tác dụng giảm sưng đau; xóa tan vết bầm tím, bong gân; nhanh lành các vết thương do dao kiếm, va đập, bị đòn, té ngã, tai nạn lao động, giao thông, chơi thể thao; làm vết thương hở ngoài da mau khô, chống viêm, chống phù nề, nhanh lên da non, liền sẹo…

Ngoài ra, Long huyết PH cũng được các chuyên gia y tế khuyên dùng trong các trường hợp sau phẫu thuật thẩm mỹ, phun xăm thẩm mỹ (xăm môi, phun mày, nâng mũi, nâng ngực,...) để hết sưng đau, tan bầm tím, giảm phù nề, chống viêm, ngừa nhiễm khuẩn, nhanh lành tổn thương, không để lại sẹo.

Trải qua chặng đường dài phát triển hơn 10 năm, LONG HUYẾT PH tự hào là thuốc thảo dược số 1 Việt Nam dùng cho chấn thương, sau phẫu thuật, phẫu thuật thẩm mỹ, được các chuyên gia y tế đánh giá cao, hàng triệu bệnh nhân tin dùng và phân phối tại hàng nghìn nhà thuốc lớn trên toàn quốc.