Khối máu tụ là gì ?

Theo thông tin được đăng tải trên trang web Healthline - trang cung cấp nội dung chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng đáng tin cậy nhất ở Hoa Kỳ cho biết, khối máu tụ chính là là phần máu bên ngoài thành mạch và được tụ lại ở dưới da, biểu hiện rõ nhất mà người bệnh có thể phân biệt được chính là những vết bầm tím. Hiện tượng này xuất hiện khi cơ thể bị va đập, chấn thương khiến các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) bị tổn thương và gây chảy máu ở các  mô.

Nhỏ thì có thể chỉ xuất hiện những những vết bầm tím,  nặng có thể gây ra tình trạng sưng tấy nghiêm trọng do khối tụ máu lớn chèn ép lên các mạch máu, cản trở dòng máu lưu thông.

Bật mí những nguyên nhân làm xuất hiện vết bầm tím

Khi bạn va vào một vật thể, cơ thể bạn thường phản ứng bằng cách hình thành các cục máu đông để cầm máu, ngăn ngừa vết bầm tím. Trong trường hợp xuất hiện những va chạm hoặc chấn thương, bầm tím có thể là không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, những vết bầm tím của bạn xuất hiện thường xuyên và dễ dàng xảy ra hơn, điều này rất có thể là dấu hiệu cảnh báo  một số bệnh lý tiềm ẩn. Bởi việc hình thành cục máu đông phụ thuộc vào dinh dưỡng, chức năng chuyển hóa của gan cũng như tủy xương có chắc khỏe hay không. Khi một trong bất kỳ các yếu tố này bị ảnh hưởng thì vết bầm tím có thể bị xảy ra. Bên cạnh đó một số điều kiện khác có thể làm cho vết bầm dễ xảy ra như:

- Hội chứng Cushing

- Suy thận giai đoạn cuối

- Thiếu yếu tố II, V, VII hoặc X ( cần thiết cho quá trình đông máu thích hợp)

- Bệnh máu khó đông A (thiếu yếu tố VIII)

- Bệnh Hemophilia B (thiếu yếu tố IX)

- Bệnh bạch cầu

_ Số lượng tiểu cầu thấp hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu

 

Những loại thuốc nào dễ gây bầm tím, máu tụ

Thông thường mọi người đều có suy nghĩ những vết máu tụ bầm tím xuất hiện trên da là do cơ thể vô tình va đập vào vị trí nào đó, hoặc do chấn thương, sau phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên đôi khi việc dùng thuốc để điều trị một số bệnh lý giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cũng có thể chính là nguyên nhân gián  tiếp gây ra các vết máu tụ đó.

  • Nhóm thuốc chống đông máu

Một trong những nhóm thuốc đầu tiên phải kể đến chính là nhóm thuốc chống đông máu. Nhóm thuốc này sẽ có xu hướng làm tăng chảy máu theo cơ chế làm giảm sự hình thành của các cục máu đông trên cơ thể. Chính yếu tố này sẽ là nguyên nhân khiến cơ thể dễ xuất hiện các vết bầm tím dễ dàng hơn. Thông thường thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lý tim mạch hay phòng chống đột quỵ bạn cũng có thể dễ gặp trong đơn thuốc của bác sĩ trong trường hợp rung tâm nhĩ, huyết khối tĩnh mạch hay đặt stent tim...Một số thuốc được kể đến như: Aspirin, Warfarin (Coumadin) Clopidogrel (Plavix), Rivaroxaban (Xarelto) hoặc Apixaban (Eliquis)...

  • Nhóm thuốc không steroid

Nhóm thuốc này vẫn được gọi là nhóm giảm đau chống viêm non steroid  với tên viết tắt là NSAID không giống như các thuốc giảm đau thông thường như Panadol, NSAID còn được biết đến với tác dụng chống viêm, giảm sưng các trường hợp do viêm và ức chế miễn dịch. Nhóm thuốc này vẫn được sử dụng trong điều trị các bệnh như viêm khớp dạng thấp, đau khớp, cứng khớp...Tuy nhiên khi sử dụng trong một thời gian dài  nhóm thuốc này cũng làm tăng nguy cơ chảy máu. Một số thuốc thuộc nhóm NSAID phổ biến như Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve) hay Celecoxib (Celebrex)...

Chú ý: Ngoài những thuốc điều trị trên, một số thuốc hay thảo dược có chứa các thành phần như nhân sâm, bạch quả, vitamin E, gừng, dầu cá thì đều cần chú  vì những thành phần này có ảnh hưởng đến khả năng đông máu của cơ thể từ đó dễ bầm tím xuất hiện những vết máu tụ.

3 cách trị tan máu tụ lâu ngày một cách nhanh nhất

Đối với các vết tụ máu nhỏ, thông thường sau một thời gian vết tụ nhỏ sẽ dần mờ đi và biến mất mà không cần các biện pháp chăm sóc. Tuy nhiên để giúp vết bầm tím hồi phục nhanh, giảm sưng và đau thì bạn có thể áp dụng một trong cách trị tan máu tụ dưới đây:

 Nâng cao vị trí có vết thương

Khi xuất hiện các vết thương, điều đầu tiên bạn cần chú ý chính là việc cố định và nâng cao vị trí tổn thương hơn. Điều này sẽ vô cùng hữu ích bởi khi nâng cao vị trí vết thương sẽ giúp cản trở dòng máu chảy xuống vùng bị bầm tím từ đó làm giảm kích thước của vết tụ. Cách thực hiện của phương pháp này vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc gối hoặc 1 chiếc chăn mềm kê cao vùng bị thương.

 Làm giãn mạch sau giai đoạn đầu của chấn thương

Một trong những hoạt động giúp ích cho việc làm tan máu tụ mà bạn có thể thực hiện như xoa bóp hay tắm mình trong bồn nước ấm. Tuy nhiên một điều cần chú ý là biện pháp này chỉ được thực hiện sau một đến 2 ngày sau chấn thương.

- Với biện pháp xoa bóp: Bạn sử dụng bàn tay xoa tròn hoặc kéo dài trên bề mặt vết thương. Việc tiếp xúc trực tiếp này có thể giúp tan nhanh các cục máu tụ trên da nhờ khả năng cải thiện dòng máu lưu thông.

- Ngâm mình trong bồn nước ấm: Đây cũng là một bật mí mà bài viết muốn chia sẻ cho việc làm giảm nhanh các tan máu tụ. Ngâm mình trong nước ấm không chỉ giúp thư giãn, mà còn làm giãn các mạch máu từ đó ngăn chặn hình thành các cục máu tụ.

 Sử dụng thuốc làm tan máu tụ

Ngoài áp dụng các phương pháp trên thì việc sử dụng thuốc điều trị được cho là hiệu quả nhanh và đang được rất nhiều các y bác sĩ sử dụng. Một trong số các thuốc phải kể đến là thuốc thảo dược Long huyết P/H với thành phần hoàn toàn từ cao cây huyết giác giúp làm tan nhanh các vết máu tụ, vết bầm , lành nhanh vết thương ngăn ngừa hình thành sẹo về sau. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất là thuốc điều trị do đó vừa đảm bảo được hiệu quả nhanh dưới tác dụng của thuốc lại an toàn, lành tính không tác dụng phụ do sử dụng từ nguồn dược liệu tự nhiên.

Ngăn ngừa máu tụ theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

Va chạm, bầm tím xuất hiện vết máu tụ là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể làm giảm sự xuất hiện các vết bầm tím khó chịu này theo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa như:

- Dành thời gian của bạn khi đi bộ

- Thực hành các bài tập giữ thăng bằng để ngăn ngừa va đập

- Loại bỏ các mối nguy trong gia đình mà bạn có thể vấp phải hoặc va vào

- Mặc đồ bảo hộ (như miếng đệm đầu gối) khi tập thể dục

- Chọn áo dài tay và quần dài để tránh những vết bầm nhỏ

- Bổ sung các nguồn thực phẩm giàu vitamin C và K như: Cam ổi, rau cải xoong, cải bó xôi, chuối, đu đủ.

Những vết máu tụ thường mất một thời gian khá lâu mới có thể trở về bình  thường. Tuy nhiên không phải là không có cách rút ngắn thời gian. Hy vọng với 3 cách trị tan máu tụ nhanh nhất mà bài viết đã chia sẻ sẽ đem đến cho bạn những giải pháp cùng lời khuyên bổ ích nhất về vấn đề này.