1. Những điều cần biết về vết bầm tím trên da ?

Sau chấn thương hay những va đập nhẹ thường gặp trong cuộc sống. Những vết bầm tím lại dần xuất hiện khiến nhiều lo nghĩ cách làm tan máu bầm. Tuy nhiên lại có rất ít tìm hiểu những vấn đề xoay quanh vết bầm tím này 

1.1. Vết bầm tím được hình thành như thế nào

Da trên cơ thể mỗi người sẽ được tạo thành từ ba lớp. Đầu tiên là lớp biểu bì hay còn được gọi là lớp trên cùng chính là những gì bạn có thể nhìn thấy tiếp đến là lớp trung bì (nơi chứa mao mạch, tuyến mồ hôi và nang lông) và dưới cùng là lớp hạ bì (chủ yếu là chất béo, với một số mạch máu và các hỗ trợ cấu trúc khác ). Một vết bầm sẽ hình thành khi các mạch máu trong lớp trung bì hoặc lớp hạ bì bị vỡ, khiến máu rò rỉ vào các mô xung quanh gây ra sự đau đớn và đổi màu dưới da của bạn.

Đặc biệt một vết bầm tím sẽ xuất hiện sau một hoặc hai ngày sau chấn thương chứ không có ngay lập tức. Màu sắc của vết bầm sẽ phụ thuộc vào độ sâu của vết thương.

Theo bác sĩ da liễu Mayo Clinic Dawn Davis, MD cho biết "màu sắc của mỗi vết bầm  trông khác nhau điều đó hoàn toàn bình thường bởi nó còn phụ thuộc vào tùy màu da cũng như độ sâu của vết thương. Nếu trông màu sắc tối hơn rất có khả năng tổn thương đã đi sâu vào da. Một vết bầm có màu nâu hoặc đỏ thì tổn thương sẽ gần bề mặt da ngược lại nếu là màu tím hoặc thậm chí đen thì tổn thương sẽ là dưới da

1.2. Đối tượng nào sẽ dễ bị bầm tím hơn

Theo TS Jeffrey Benabio - bác sĩ da liễu tại San Diego, California đã chỉ ra rằng phụ nữ là đối tượng sẽ dễ bị bầm tím hơn, bởi bán chất da của phụ nữ sẽ có nhiều chất béo và ít các Collagen hơn so với nam giới. Lớp Collagen dày đặc ở nam giới sẽ giữ cho các mạch máu được an toàn

Theo một trang web AboutSkin, bác sĩ Joel Cohen cũng cho biết  collagen là khối xây dựng cấu trúc chính trong da. Trong lớp thượng bì, collagen tạo thành một mạng lưới các sợi giữ phần còn lại của da với nhau như một cấu trúc. Ngoài ra collagen hỗ trợ các mạch máu để chúng được bảo vệ nhiều hơn khỏi lực tác động.

1.3 Các giai đoạn và màu sắc của vết bầm

Trong suốt một giai đoạn vết bầm tím thường sẽ kéo dài từ hai đến ba tuần. Một số vết bầm tím sẽ mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Điều này sẽ phụ thuộc vào cả mức độ nghiêm trọng của chấn thương và nơi cơ thể bạn bị bầm tím. Một số bộ phận của cơ thể, đặc biệt là tứ chi như cánh tay và chân, có thể chậm lành hơn. Ở mỗi giai đoản màu sắc của vết bầm sẽ thay đổi

Hồng và đỏ

Ngay sau một cú va chạm, chẳng hạn như cánh tay của bạn bị đập vào cánh cửa, làn da bầm tím của bạn có thể trông hơi hồng hoặc đỏ. Ngoài ra khu vực xung quanh vết bầm cũng bị sưng và đau khi chạm vào.

Màu xanh và tím đậm

Trong vòng một ngày hoặc lâu hơn, vết bầm của bạn sẽ chuyển sang màu xanh hoặc tím. Điều này được gây ra khả năng cung cấp oxy từ máu và sưng tại vị trí bầm tím. Kết quả là, huyết sắc tố, thường có màu đỏ, bắt đầu thay đổi dần dần sang màu xanh. Sự tối màu này có thể kéo dài đến ngày thứ năm sau chấn thương.

Màu xanh nhạt

Vào khoảng ngày thứ sáu, vết bầm của bạn sẽ bắt đầu xuất hiện màu xanh lục. Đây là một dấu hiệu của hemoglobin bị phá vỡ. Nó cũng có nghĩa là quá trình chữa bệnh đã bắt đầu.

Vàng và nâu

Sau ngày thứ bảy kể từ thời điểm bị thương, vết bầm của bạn bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Đây là giai đoạn cuối của quá trình tái hấp thu của cơ thể. Vết bầm của bạn sẽ không thay đổi màu sắc một lần nữa. Thay vào đó, nó sẽ dần biến mất hoàn toàn.

2. Bật mí bí quyết đánh tan máu bầm tại nhà

Vết bầm xuất hiện trên cơ thể  đã không còn quá xa lạ với mỗi người. Tuy nhiên làm sao để rút ngắn thời gian làm tan máu bầm lại là một vấn đề khó. Dưới đây là những bí quyết giúp giảm ngay tình trạng máu bầm trên da.

2.1 Làm tan máu bầm bằng phương pháp bổ sung từ bên ngoài 

Mặc dù ngăn ngừa vết bầm tím không phải lúc nào cũng có thể, tuy nhiên bạn có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh tại nhà nhờ những mẹo hữu ích sau

- Sử dụng túi nước đá lạnh hoặc một chiếc khăn có chứa đá bên trong chườm lên vết thương  ngay sau khi va chạm. Độ lạnh của đá sẽ giúp các mạch máu co lại, giảm nhanh các hiện tượng xuất huyết dưới da từ đó thu nhỏ kích thước của vết bầm và hạn chế viêm.

- Nâng cao khu vực bầm tím bằng một vật đụng mềm như gối, chăn.... Bằng cách này, sẽ làm giảm trọng lực tác động lên vết bầm, ngăn chặn máu chảy xuống khu vực.

- Cố gắng nghỉ ngơi nếu bạn có thể.

- Nếu bạn đang bị đau, sử dụng thêm các thuốc giảm đau như acetaminophen sẽ rất có ích

- Dùng phối hợp với một số loại dầu xoa bóp từ cây huyết giác. Đặc biệt sử dụng huyết giác ngâm rượu sẽ giúp tan máu bầm nhanh, ngoài ra còn có tác dụng chống viêm, phù nề giảm thâm tím. 

2.2. Làm tan máu bầm bằng phương pháp bổ sung từ bên trong

Ngoài thực hiện những biện pháp bên ngoài da, bạn cũng nên thay đổi từ bên trong giúp các vết bầm tím được nhanh phục hồi từ việc bổ sung các nguồn thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng chứa nhiều Vitamin K - thành phân chống đông máu, ngăn chặn và giảm các tổn thương trên da. Bên cạnh đó vitamin C được xem là hoạt chất có tác dụng chống viêm, tăng sức bền thành mạch giúp thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Bạn có thể bổ sung thông qua một số loại hoa quả như ổi, cam, cải xoong…

Thuốc giúp trị tan vết bầm tím nhanh chóng

Trong cuộc sống sẽ khó tránh khỏi những va chạm gây nên những vết bầm tím sưng đau. Hãy chú ý lưu lại những mẹo hữu ích này giúp đánh tan máu bầm đơn giản ngay tại nhà để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu nhé. Để được tư vấn trực tiếp các vấn đề xoay quanh tình trạng bầm tím, sưng đau, va đập sau chấn thương, phẫu thuật thẩm mỹ...Liên hệ ngay đến tổng đài miễn cước 1800 54 54 35  hoặc để lại số điện thoại Dược sĩ của Longhuyetph.vn sẽ giải đáp thắc mắc một cách nhanh nhất.