Tuy vậy một số người vẫn cảm thấy vô cùng lo lắng khi biết tới những trường hợp tiêm filler bị bầm tím, cũng như không biết nếu gặp phải vết tiêm bị sưng bầm thì nên làm như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp làm đẹp này cùng một số cách làm tan bầm tím ở những vết tiêm filler qua bài viết dưới đây.

Tiêm filler là làm gì?

Tiêm filler là phương pháp làm đẹp hiệu quả, không cần đụng dao kéo để phẫu thuật. Việc tiêm filler được thực hiện với mục đích cải thiện những đường nét cho cơ thể, phần trăm nhỏ sau khi tiêm có thể xảy ra tình trạng sưng tuy nhiên nếu được chăm sóc đúng cách làn da sẽ nhanh chóng phục hồi và cho kết quả như mong đợi.

Đối với những người bận rộn và không có nhiều thời gian để làm đẹp thì việc lựa chọn tiêm filler khá thích hợp. Khi thực hiện sẽ không phải chịu đau đớn hoặc sợ biến chứng. Thời gian thực hiện tiêm filler diễn ra nhanh chóng và không cần mất thời gian nghỉ dưỡng nhiều như sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. Tỉ lệ tiêm filler gần như cho kết quả như mong đợi, nâng cao sự trẻ trung và hoàn hảo hơn, nhất là sau khi điều trị đúng cách.

Để phòng tránh tiêm filler bị bầm tím nên lưu ý điều gì?

Là một phương pháp làm đẹp có tác động từ bên ngoài lên cơ thể, dù ít nhưng vẫn có một số lưu ý không nên bỏ qua. Hãy nắm chắc các thông tin dưới đây để hạn chế những tổn thương ngoài mong đợi khi quyết định tiêm filler.

luu-y-de-phong-tranh-tiem-filler-bi-bam-tim

Lưu ý để phòng tránh bị bầm tím khi tiêm filler

Khi đã lựa chọn làm đẹp nhờ vào những tác động hay bổ sung từ bên ngoài, hãy tìm kiếm một cơ sở thẩm mỹ thực sự uy tín, nơi đã được cấp phép hoạt động của Bộ Y Tế. Đừng tin vào những lời quảng cáo tràn lan hay lời hứa suông mà giao gửi gương mặt hay cơ thể của mình vào những cơ sở không minh bạch trong quá trình tư vấn hay không chứng minh được kết quả từ những người đã thực hiện tiêm filler trước đó.

Bác sĩ thực hiện tiêm filler phải chứng chỉ hành nghề, kỹ thuật tiêm chuẩn xác, có mắt thẩm mỹ tinh tế và giàu kinh nghiệm thực tế. Việc tìm hiểu về đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế, đặc biệt là người sẽ trực tiếp thực hiện tiêm filler cho mình không hề thừa thãi. Nắm rõ được quá trình công tác, trò chuyện để hiểu sâu hơn về phong cách làm việc cũng như trình độ của bác sĩ sẽ đảm bảo được kết quả sau điều trị cũng như yên tâm hơn về mặt tinh thần.

Yêu cầu cơ sở thẩm mỹ cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm filler, gồm có các đầu mục về: Nhãn hiệu, hạn sử dụng, mã sản phẩm, sản phẩm còn nguyên tem và được niêm phong bảo quản trong bao bì. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lạ nào cho thấy nguồn gốc xuất xứ của filler không đảm bảo, bao bì mờ nhoè dập lỗi hay có dấu hiệu sản phẩm đã được sử dụng thì hoàn toàn không nên tin tưởng để tiến hành tiêm filler.

Môi trường, không gian cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý người chuẩn bị thực hiện làm đẹp bằng filler. bên cạnh đó nỗi lo về vi khuẩn, bụi bẩn xuất hiện trong khi đang thực hiện tiêm cũng không nên tồn tại. Hãy chắc chắn rằng quá trình tiêm filler sẽ được thực hiện theo quy trình an toàn, trong môi trường y tế đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, tiệt trùng sạch sẽ.

Làm gì sau khii tiêm filler bị bầm tím?

Vẫn biết tiêm filler vừa đáp ứng nhu cầu làm đẹp lại vừa giảm bớt nỗi lo về rủi ro khi thực hiện, nhưng không phải tất cả trường hợp tiêm filler đều hoàn hảo ngay sau khi hoàn tất, kể cả khi đã thực hiện đầy đủ các lưu ý kể trên. Nhiều trường hợp sau khi tiêm filler sẽ xuất hiện vết bầm tím, nhưng hãy yên tâm vì đây không phải tình trạng đáng lo mà chỉ là một tác dụng phụ khi thực hiện làm đẹp bằng cách xâm lấn từ bên ngoài. Giải thích cho các vết bầm tím là làn da chưa thể làm quen với filler ngay lập tức, các mạch máu dưới da khi tiếp xúc với filler được tiêm vào sẽ có một chút bị chèn ép, gây ra hiện tượng chảy máu trong. Các mô, mạch máu và làn da đều cần cần thời gian để hồi phục cũng như phù hợp với lượng filler được tiêm vào lúc đó. Vậy nếu chẳng may vết tiêm filler bị bầm tím thì hãy tham khảo các cách đơn giản dưới đây. 

Tránh vận động mạnh

Một điều tất nhiên khi tiêm filler bị bầm tím là tạm thời không hoạt động quá nhiều. Để tránh bụi bẩn, mồ hôi bám vào vết tiêm, cũng như tránh đi sự đau đớn do va chạm thêm lên trên vết bầm. Hãy thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng, hoặc nhờ người khác làm hộ phần việc của mình, cùng với đó là dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

Kê cao đầu hơn

Nếu bạn tiêm filler vào khu vực mặt thì khi xuất hiện vết bầm tím, hãy kê cao đầu hơn bằng gối mềm. Việc làm này giúp các mạch máu giảm thiểu lưu thông, từ đó làm giảm sưng. Đây là cách làm đơn giản mà các bác sĩ phẫu thuật thường hay tư vấn với những trường hợp phẫu thuật ở vùng đầu hoặc mặt có biểu hiện bầm tím.

Chườm lạnh

Giống như những vết bầm tím sưng đâu phổ biến, khi mới xuất hiện biểu hiện hơi tấy sau khi tiêm filler, hãy dùng một chút đá lạnh để ngăn chặn cơn đau. Dùng một túi vải sạch bọc lấy viên đá nhỏ, rồi chườm vào vết tiêm khoảng 15 phút, mỗi một giờ thực hiện một lần. Nhiệt độ thấp sẽ giúp gây tê mạch máu, làm chúng thấm máu sang mô xung quanh chậm hơn, giúp giảm đau khá hiệu quả. Nếu không có đá lạnh thì cũng có thể dùng khăn sạch thấm nước mát để chườm lên vết tiêm filler bị bầm tím.

Không sử dụng rượu bia

Rượu được coi là thành phần gây giãn mạch máu một cách nhanh chóng. Kể cả với một lượng nhỏ cũng tác động đáng kể tới mạch máu, càng làm cho vết bầm tím bị nặng hơn, nhất là trong vòng 24 giờ đầu sau khi tiềm filler. Nếu cứ tiếp tục uống rượu sẽ tăng khả năng bị nhiễm trùng cũng như vết bầm tím khó có cơ hội hồi phục, vậy nên hãy tránh xa rượu bia khi đã quyết định tiêm filler nhé.

khong-uong-ruou-khi-tiem-filler-bi-bam-tim

Rượu làm vết tiêm filler bị bầm tím nặng hơn

Không tự ý dùng thuốc

Khi đã quyết định làm đẹp từ bên ngoài, bác sỹ sẽ tư vấn đầy đủ về các loại thuốc cần thiết, cũng như yêu cầu ngưng dùng các loại thuốc một thời gian trước khi tiến hành tiêm filler. Hãy thẳng thắn trao đổi với bác sỹ về tình hình sức khoẻ cũng như liệt kê đầy đủ các loại thuốc đang sử dụng để tránh các rủi ro khi muốn chữa bầm tím khi điều trị. Kể cả khi trước đó không hề dùng thuốc, nếu nhận rõ vết tiêm filler có dấu hiệu bầm tím cũng hãy liên hệ với bác sĩ để xử lý thay vì tự ý mua thuốc để uống.