1.Độn cằm là gì?

Độn cằm là một phương pháp thẩm mỹ chỉnh sửa dáng cằm đối với các trường hợp cằm bị khuyết điểm như cằm ngắn, cằm lẹm, cằm mỏng… theo tỷ lệ đã được định sẵn. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đưa vào khoảng trống vùng cằm một vật liệu độn phù hợp để kéo dài cằm ngắn, làm đầy cằm lẹm hoặc điều chỉnh cằm lệch trở nên cân đối và hài hòa với tổng thể khuôn mặt.

2.Chị em có nên độn cằm không?

Đây là vấn đề phụ thuộc vào quan điểm và sở thích của từng cá nhân. Nếu chị em nào muốn giữ gìn nhan sắc tự nhiên và có thể chấp nhận một chiếc cằm “không như ý” thì hoàn toàn không cần quan tâm đến việc độn cằm. Còn nếu là một người phụ nữ luôn để ý và chịu khó trong việc chăm sóc, hoàn thiện nhan sắc của bản thân nhưng lại sở hữu một chiếc cằm quá nhỏ hoặc quá bè thì phẫu thuật độn cằm là một giải pháp không tồi trong thời buổi hiện nay.

Tùy vào sở thích mỗi người mà chị em có nên độn cằm hay không

3.Một số triệu chứng có thể gặp sau phẫu thuật độn cằm

Trong bất kỳ cuộc phẫu thuật nào dù lớn hay nhỏ và đặc biệt phẫu thuật độn cằm luôn xuất hiện những triệu chứng:

Đau: Thường là cảm giác đau nhẹ và vừa kèm theo tình trạng căng giãn sau mổ do vật liệu độn mới được đặt gây ra.

Sưng và bầm tím: Thông thường, tình trạng sưng và bầm tím sau độn cằm sẽ xuất hiện trong tuần đầu tiên và trở lại hoàn toàn bình thường trong vòng từ 3 – 6 tháng tùy theo cơ địa. Với những trường hợp da mặt lão hóa, kém săn chắc, chảy xệ, tình trạng sưng nề, bầm tím thường rõ rệt và kéo dài hơn.

Khuôn mặt mất cân đối tạm thời: Do trạng thái sưng bầm khác nhau ở mỗi bên nên khuôn mặt chị em sau phẫu thuật độn cằm có thể bị mất cân đối. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời và sẽ cải thiện dần sau vài tuần.

Giảm cảm giác và tê bì vùng da mặt: Tình trạng căng giãn do vật liệu độn có thể khiến da mặt bị giảm cảm giác hoặc tê bì nhẹ trong 3 – 6 tháng sau phẫu thuật. Khi cơ thể hoàn toàn thích ứng được với vật liệu, cảm giác bình thường sẽ quay trở lại.

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như ngạt mũi, chảy nước mắt, khó há miệng… và những triệu chứng này sẽ được cải thiện dần sau vài tuần.

4.Độn cằm bao lâu thì có thể tháo băng?

Các phương pháp phẫu thuật độn cằm hiện nay sau khi thực hiện đều cần phải nẹp vít và băng ép để cố định dáng cằm. Bởi cằm mới được độn thường rất yếu, dễ bị xê dịch khi có tác động dù rất nhẹ. Tuy vậy, chị em cũng chỉ cần 1 -2 ngày là có thể tháo băng ra được và tuyệt đối không được tháo băng ra trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật.

Độn cằm sau bao lâu thì tháo băng

5.Làm gì khi bị bầm tím sau độn cằm?

Thông thường sau phẫu thuật độn cằm, các vết thương có thể bị sưng nề, bầm tím trong khoảng 3 – 7 ngày. Đây là hiện tượng bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người mà thời gian sưng bầm tím sau độn cằm có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn. Dưới đây là một số lưu ý sau khi độn cằm để tránh tình trạng bầm tím kéo dài:

-Chườm lạnh trong 2 – 3 ngày đầu để vết thương giảm sưng nhanh hơn. Nếu có bầm tím, chị em nên chườm ấm để tan vùng máu tụ - nguyên nhân gây ra vết bầm tím. Lưu ý kiểm tra nhiệt độ túi chườm, lót một lớp gạc sạch ngăn cách túi chườm với bề mặt da, tránh gây bỏng nhiệt.

-Tránh các hoạt động mạnh vùng cằm như va chạm, cười lớn, há miệng to, ăn thức ăn quá cứng…

- Không gãi, va chạm hoặc đè vào vùng mặt vì có thể gây ra hoặc làm nặng hơn tình trạng bầm tím hoặc gây chảy máu.

-Tránh các tư thế gây áp lực lên vùng cằm như cúi đầu thấp, nằm dốc đầu, các kích thích gây ảnh hưởng như nôn, rặn…

-Uống thuốc theo chỉ định nếu cần.

-Sử dụng các thảo dược hoạt huyết, thông huyết để đánh tan các vết bầm tím sau độn cằm do máu tụ sau phẫu thuật như Long Huyết PH.

6.Một số lưu ý hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật độn cằm

 6.1.Chăm sóc vết thương

- Không được tự ý tháo băng dán định hình khi không có sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ.

- Uống thuốc đều đặn theo đơn thuốc đã kê

- Vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn, thay băng thường xuyên tránh nhiễm trùng.

- Tránh va chạm, hoạt động mạnh vùng cằm, chườm lạnh/ ấm khi cần thiết.

- Chải răng nhẹ nhàng, súc miệng bằng nước muối và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi bữa ăn để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng từ thức ăn.

- Súc miệng 2 giờ/lần với dung dịch sát khuẩn như Betadine…

- Thăm khám định kỳ tại nơi phẫu thuật để được theo dõi và kiểm tra vết thương đều đặn.

- Mai đai định hình mặt sau phẫu thuật giúp hạn chế lệch tỷ lệ và giảm sưng nề hiệu quả

- Nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 7 – 10 ngày sau phẫu thuật độn cằm.

  6.2. Chăm sóc dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hồi phục vết mổ sau phẫu thuật. Do đó chị em đừng nên bỏ qua một số lưu ý nhỏ dưới đây:

- Nên lựa chọn những loại thức ăn mà cằm không cần vận động nhiều để nhai. Tốt nhất là các đồ ăn dạng lỏng như cháo, súp, nước hoa quả, bột yến mạch….

- Kiêng ăn các loại thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống; kiêng các loại dễ gây dị ứng như thịt gà, hải sản, đồ tanh, đồ nếp…; kiêng thực phẩm ảnh hưởng đến sắc tố da non như trứng, thịt bò; kiêng đồ cay nóng, chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê…)…

-Một số loại nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin C, tinh bột nghệ pha lỏng có thể giúp vết thương nhanh chóng liền miệng sau mổ hơn.

 6.3.Chế độ  sinh hoạt

-Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời bởi tia cực tím có thể gây ảnh hưởng xấu tới vết mổ.

-Không nên sử dụng các loại mỹ phẩm, hóa chất lên vùng cằm sau mổ. Nếu thực sự cần thiết, chị em nên tham khảo ý kiến các chuyên gia về chủng loại và thời điểm sử dụng hóa mỹ phẩm.

-Không đi xông hơi trong vòng 4 tuần đầu sau phẫu thuật vì có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Với những mẹo nhỏ hướng dẫn cách chăm sóc giảm bầm tím sau độn cằm trên đây hy vọng chị em sẽ tự tin chọn lựa cho mình phương pháp chăm sóc và “trùng tu” nhan sắc tốt nhất. Nếu còn có những thắc mắc, đừng ngần ngại đến ngay các cơ sở thẩm mỹ uy tín để nhận được những tư vấn cụ thể hơn.