Tuy chỉ là những vết thương mềm gây tổn thương da nhưng nếu không có cách xử lý kịp thời thì vết bầm tím do tai nạn không những không mất đi mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy cách xử lý bầm tím do tai nạn giao thông như thế nào cho hiệu quả và nhanh chóng?

1. Hiện tượng bầm tím do tai nạn giao thông

Vết thâm tím xuất hiện trên da là “kết quả” của quá trình tụ máu do tai nạn, lúc này các mạch máu vận chuyển qua lại giữa tim, các mô và cơ quan của cơ thể bị vỡ. Mạch máu bị vỡ do tổn thương sẽ khiến hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và thoái hóa, gây nên các mảng màu bầm tím. 

Thông thường, những vết bầm tím nhẹ thì chúng đều vô hại. Chúng chỉ gây đau trong vài ngày đầu. Vì là những tổn thương nhỏ và dưới da, bầm tím không gây ra nguy cơ nhiễm trùng. 

Bầm tím do tai nạn giao thông thường sẽ biến mất trong một vài tuần, tuy nhiên sẽ tùy với mức độ nặng nhẹ của chấn thương. Nếu bạn thấy các vết bầm có dấu hiệu không khỏi, sưng, tấy đỏ, có mủ… bạn cần phải tới các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

bam-tim-do-tai-nan-giao-thong

Vết thâm tím xuất hiện trên da là “kết quả” của quá trình tụ máu

2. Dấu hiệu của các vết bầm tím

Sau một tai nạn giao thông thì các vết bầm tím sẽ có các triệu chứng nhận biết dễ dàng tùy vào từng giai đoạn, cụ thể:

- Bằng mắt thường các vết bầm tím sẽ có màu đỏ, xanh hoặc tím đậm sau đó chuyển vàng và xanh lá trước khi biến mất.

- Vết bầm tím thường nhạy cảm và thậm chí đôi khi có thể đau trong vài ngày đầu, bạn sẽ thấy khi vết bầm mờ đi thì tình trạng đau cũng biến mất theo.

- Bởi vì da không bị tổn thương chỗ vết bầm nên không có nguy cơ mắc nhiễm trùng.

3. Cách xử lý bầm tím do tai nạn

Bạn có thể xử vết bầm tím do tai nạn giao thông nhanh chóng giảm đau, giảm sưng hiệu quả bằng các cách sau:

  • Hãy chườm vết bầm tím khi tai nạn với đá lạnh trong vòng 20-30 phút. Nhưng lưu ý không để đá lạnh trực tiếp lên da, hãy bọc trong khăn. 
  • Với vết bầm ở chân, tay... cần được nâng cao càng nhiều càng tốt trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị thương.
  • Bạn có thể dùng acetaminophen để giảm đau và dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng làm chậm đông máu và có thể kéo dài thời gian chảy máu;
  • Sau khoảng 2 ngày, bạn có thể đổi chườm nóng tan vết bầm do tai nạn, tăng lưu lượng máu giúp những phân tử máu bị lọt ra da được tái hấp thụ. Lúc này, vết bầm tím sẽ nhanh chóng biến mất hơn.
  • Nếu vết bầm không biến mất trong khoản 3 - 4 tuần và kèm theo nhiều dấu hiệu đáng quan ngại khác như: sưng, đau khớp, sụt cân hay đổ mồ hôi ban đêm, thì có thể vết bầm do tai nạn đã bị viêm.

Lưu ý: Nếu bạn nghi ngờ mình bị gãy xương ở dưới vết bầm tím, đừng chần chừ mà hãy tới bệnh viện chụp X-quang. Những vết bầm do tai nạn giao thông ở trên lưng và thân người có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ rối loạn máu hơn vết bầm trên chân và tay.

xu-li-bam-tim-do-tai-nan-giao-thong

Xử lí bầm tím nhanh chóng giảm đau, giảm sưng hiệu quả

4. Các mẹo hay chữa bầm tím hiệu quả

Bạn có thể áp dụng các mẹo hay sau để chữa bầm tím do tai nạn giao thông một cách hiệu quả như:

Lăn trứng gà

Với các vết bầm tím sau tai nạn giao thông thì việc sử dụng trứng gà có tác dụng rất tốt, làm tan máu bầm hiệu quả. Bởi trên bề mặt trứng có những lỗ nhỏ li ti - là những đường ống rất nhỏ dẫn tới lòng vàng. Vì thế người ta phải luộc trứng xong mới lăn lên vết bầm tím, khi đó áp suất sẽ hút hết máu bầm vào lòng vàng. Bạn chỉ cần kiên trì thực hiện cách thức này, vết thâm tím khi tai nạn giao thông sẽ tan biến nhanh chóng.

Cây mùi tây

Được biết đến là một loại cây rất giàu vitamin và có khả năng chữa lành vết thương do bầm tím khi tai nạn giao thông. Bạn chỉ cần lấy nước của cây mùi tây đắp lên vùng da bị thâm tím sau tai nạn, bạn sẽ thấy vùng da nơi đây có sự cải thiện nhanh chóng đó.

Vitamin C

Các loại rau xanh và trái cây rất có lợi trong việc làm tan những vết bầm tím. Cho nên trong thời gian bị bầm tím do tai nạn bạn nên bổ sung loại quả họ cam quýt như cam, quýt, bưởi… và rau xanh vào trong chế độ ăn uống hàng ngày vì đây là nguồn cung cấp cho cơ thể đa dạng các loại vitamin đặc biệt là vitamin C.

Nha đam (lô hội)

Chắc hẳn ai cũng biết cây nha đam, với công dụng làm dịu và giữ ẩm cho da, thành phần chủ yếu là nước, các vitamin A, B, C và E. Bên cạnh đó nó không chỉ tăng cường miễn dịch và chữa lành vết thương mà còn chữa giúp tan các vết bầm nhanh chóng.

Bạn hãy cắt miếng nha đam để trong tủ lạnh, khi đủ lạnh lấy ra đắp lên vết bầm hoặc khối máu tụ. Bằng cách này, bạn kết hợp các đặc tính của nha đam với tác dụng làm giảm đau nhờ nhiệt độ lạnh.

Mật gấu

Từ xa xưa người ra đã dùng mật gấu để xoa bóp rất hiệu quả trong việc điều trị các vết thâm tím do tai nạn giao thông. Khi sử dụng mật giấu bạn cần pha loãng với nước bởi tính năng của mật gấu rất cao, nếu dùng trực tiếp và quá đặc sẽ gây kích ứng cho da. Tuyệt đối không được dùng mật gấu trên vết thương hở vì nó sẽ đi ngược lại mong muốn của bạn.

Sò huyết

Đây không chỉ là món ăn có hương bị hấp dẫn, có giá trị dinh dưỡng cao mà trong đông y nó còn là phương thuốc chữa nhiều loại bệnh. Sò huyết giúp trị tan bầm tím khi tai nạn giao thông, té ngã, tụ máu. Hãy sử dụng bột vỏ sò 2 lần/ngày, mỗi lần uống 1 thìa canh với nước ấm, có thể hòa ít rượu trắng uống giúp thuốc chuyển vận nhanh.

Nghệ tươi

Nghệ tươi từ lâu được coi như một thần dược vừa giúp chữa bệnh vừa giúp làm đẹp, xử lý nhiều vấn đề về da. Các vết bầm tím trên da do tai nạn giao thông có thể biến mất hoàn toàn với cách sử dụng nghệ tươi. Bạn chỉ cần lấy củ nghệ tươi giã nát cùng phèn chua để đem xoa bóp lên vết thương khi tai nạn rất hiệu quả.

Long Huyết PH

Ngoài ra bạn có thể mua thuốc trị vết bầm do tai nạn giao thông, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi rất an toàn, hiệu quả nhanh chóng.

Có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, điều trị rất hiệu quả các trường hợp bầm tím do tai nạn, bong gân, chấn thương do va đập, bị đòn, té ngã,... Thuốc Long Huyết P/H là một sản phẩm của Phúc Hưng giúp giảm đau và làm tan nhanh các vết bầm tím cũng như các vết thương hở ngoài da.

Bên cạnh đó Huyết P/H còn giúp thúc đẩy quá trình lên da non. Giúp vết loét, trầy xước, vết thương hở ngoài da mau lành, chóng "liền miệng", hạn chế để lại sẹo trên cơ thể.

long-huyet-dieu-tri-bam-tim-do-tai-nan-giao-thong

Long Huyết P/H thuốc trị bầm tím khi tai nạn giao thông

Trên đây là cách xử lý bầm tím do tai nạn giao thông đúng cách, kịp thời, hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Để được tư vấn kỹ hơn về cách điều trị bầm tím hiệu quả bạn có thể yêu cầu tư vấn, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng nhất.