1. Xương bầm tím là gì ?

Khi nghĩ về một vết bầm tím, có lẽ bạn sẽ hình dung đến một vết đen và xanh trên da. Sự đổi màu quen thuộc đó là kết quả của việc rỉ máu dưới bề mặt da sau khi bạn bị những va đập làm tổn thương mạch máu.

Hiện tượng xương bầm tím sẽ xảy ra khi bạn có một vết thương nhỏ trên bề mặt xương dẫn đến phần da bên ngoài có  những vết bầm tím đậm màu. Thông thường vết bầm tím có thể xuất hiện bất kỳ chỗ nào khi xương bị tổn thương, tuy nhiên sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn với phần xương gần trên bề mặt da. 

2. Các triệu chứng của một vết bầm tím do tổn thương xương là gì?

Sẽ thật dễ dàng để bạn có thể nhận biết  một vết bầm thường xuyên hàng ngày nếu da bạn trông đen, xanh hoặc tím. Tuy nhiên để phát hiện được những thương tích sâu hơn vào xương bạn cần quan sát một số các triệu chứng sau:

- Độ cứng tại vị trí tổn thương

- Sưng phần khớp

- Vết thương đau và kéo dài hơn một vết bầm thông thường

- Khi vận động xung quanh phần khớp xương, bạn sẽ cảm thấy khó chịu đau thậm chí là không thể cử động được

- Đối với vết bầm tím tại đầu gối có thể liên quan đến sự tích tụ chất lỏng nơi đó, đồng thời tùy thuộc vào mức độ chấn thương mà có thể ảnh hưởng đến dây chằng bên cạnh.

3. Các yếu tố nguy cơ khiến xương bầm tím

Bất kỳ ai trong đời cũng sẽ gặp ít nhất một lần xương bầm tím. Bạn có thể gặp phải ở bất kỳ phần xương nào. Thế nhưng theo đánh giá từ bác sĩ William Morrison -  Trường Y khoa Đại học Michigan ở Ann Arbor,  ông cho rằng phần xương dễ bị bầm tím nhất là xương ở đầu gối và tại gót chân. Mỗi một vết bầm sẽ là kết quả của một cú đánh trực tiếp vào xương, do tai nạn hay một sự cố xảy ra khi tham gia sự kiện thể thao…

Nếu bạn có thêm một trong các yếu tố dưới đây, tần suất xương bầm tím sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

- Bạn đang tham gia trong các môn thể thao, đặc biệt là những môn thể thao có tác động mạnh như: boxing, karatedo…

- Không mặc đồ bảo hộ thích hợp với một số công việc 

- Công việc của bạn đòi hỏi vận động về thể chất nhiều

- Bạn đang mắc viêm xương khớp: Nếu bạn bị viêm xương khớp, các bề mặt xương cọ sát vào nhau tăng tiếp xúc có thể dẫn đến các vết bầm tím bên ngoài. Với những trường hợp này việc điều trị bắt buộc có sự can thiệp tiêm corticosteroid vào khớp. 

4. Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Khi bạn bị bầm tím xương, thật khó để biết liệu nó có liên quan đến một vấn đề nghiêm trọng hơn cần điều trị hay không. Có thể những triệu chứng bạn đang gặp chỉ là những tổn thương nhỏ sau chấn thương hoặc là một vết bầm xương nghiêm trọng xảy ra khi bạn bị đứt dây chằng, thậm chí là gãy chân. Vì vậy, hãy xem xét những biểu hiện dưới đây,  nếu bạn có những vấn đề này hãy đến đến nhanh cơ sở y tế để được thăm khám và chăm sóc kịp thời từ các y bác sĩ.

- Vết sưng sẽ không giảm.

- Sưng ngày càng nặng.

- Cơn đau ngày càng tăng ngay cả khi bạn sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn

- Một phần cơ thể của bạn, chẳng hạn như ngón tay hoặc ngón chân, chuyển sang màu xanh, lạnh và tê liệt, khó cử động. 

Hãy trao đổi với bác sĩ và báo cáo các biểu hiện của bạn không biến mất với họ. Trước những vấn đề bạn đưa ra, bác sĩ sẽ khám thực thể. Nếu nghi ngờ có gãy xương, chụp X- quang hoặc MRI được xem là giải pháp giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác phát hiện ra nguyên nhân của vết bầm. 

5. Làm thế nào để điều trị vết bầm xương?

Đối với một vết bầm xương nhỏ, bác sĩ có thể khuyên bạn nên nghỉ ngơi, chườm đá, giảm đau. 

- Nếu vết bầm xương ở chân hoặc bàn chân của bạn, hãy kê chân lên cao và chườm đá trong 15 đến 20 phút một vài lần mỗi ngày. Không nên  chườm đá trực tiếp lên da mà hãy sử dụng khăn hoặc túi chườm đá biện pháp này sẽ giúp giảm vết bầm tím đáng kể

- Bạn cũng nên tránh tham gia một số hoạt động thể thao cho đến khi bạn hoàn toàn bình phục. Bầm tím xương mức độ nhỏ có thể tiến triển tốt, bình phục sớm trong vòng một vài tuần. Những người nghiêm trọng hơn có thể mất vài tháng để chữa lành.

-Sử dụng một số thuốc từ thảo dược giúp tan bầm tím, sưng đau như Long huyết PH với thành phần hoàn toàn tự cao chiết huyết giác thành phần tự nhiên lành tính, thuốc đang được rất nhiều các y bác sĩ lựa chọn.Nhờ ứng dụng bài thuốc cổ truyền, thuốc long huyết PH giúp làm tan nhanh những vết thâm tím, sưng đau đồng chống viêm giảm phù nề rất an toàn thích hợp trong các trường hợp chấn thương sau vận động.    

Với các chấn thương lớn cần dùng nẹp để cố định và nhanh lành vết thương, khi đó bạn nên tham khảo và thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ điều trị của bạn. Nếu vết thương mãi không có biểu hiện tiến triển cần tiến hành thêm các xét nghiệm chẩn đoán từ y bác sĩ.

 

Thuốc trị tan vết bầm tím xương

Thuốc trị tan vết bầm tím xương

6. Lời khuyên giúp cho xương của bạn luôn khỏe mạnh, tránh bầm tím

Những vết bầm xương không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa được. Thế những việc lựa chọn lối sống có thể giúp bạn xương của bạn luôn khỏe mạnh, tránh bầm tím  và cải thiện thời gian để chữa lành. Thực hiện theo các mẹo sau để giữ cho xương của bạn khỏe mạnh:

- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng.

- Tham gia các hoạt động thể chất tốt cho xương như đi bộ, bơi lội, yoga…

- Luôn luôn sử dụng các thiết bị bảo vệ được đề nghị khi chơi thể thao và lao động

- Xương có xu hướng suy yếu theo tuổi tác , vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ về sức khỏe xương ở thể chất hàng năm của bạn.

- Đừng hút thuốc. Nó có thể làm suy yếu xương của bạn.

- Đừng uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày. Bạn biết đấy rượu không những làm ảnh hưởng đến gan mà còn gây suy yếu xương của bạn

- Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ canxi: Hàm lượng canxi được khuyến cáo cần cho nhu cầu hàng ngày sẽ từ 1000 đến 1200 miligam (mg). Tùy theo các đối tượng đặc biệt mà hàm lượng này có thể thay đổi. Vì vậy hãy nâng cao khẩu phần ăn hàng ngày của bạn bằng những nguồn thực phẩm giàu hàm lượng Canxi như trứng, sữa, phomai các loại rau xanh như xải xoong, bông cải, súp lơ….

- Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ vitamin D: Bên cạnh việc cung cấp canxi, bạn cũng cần chú ý đến bổ sung vitamin D giúp tăng cường hấp thu lượng canxi mà bạn bổ sung. Hàm lượng cần mỗi ngày dao động từ 600 đơn vị quốc tế (IU) đến 800 IUs. Ngoài bổ sung từ thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, sữa.. thì tắm nắng thường xuyên từ ánh nắng mặt trời cũng chính là nguồn bổ sung vitamin D dồi dào.

Khép lại những vấn đề  về xương bầm tím. Chắc chắn với  những thông tin khoa học hữu ích từ  bác sĩ William Morrisonv đã giải đáp cho bạn phần nào  những thắc mắc xoay quanh tình trạng bầm tím do xương bị tổn thương. . Nếu vẫn còn bất kỳ băn khoăn nào bạn có thể liên hệ ngay đến tổng đài miễn cước 1800 54 54 35 để được tư vấn nhanh nhất từ các dược sĩ của Longhuyetph.vn